494. ☀ Tương quan cổ vật thời kỳ đồ đồng trong vùng Đông Á

Cộng đồng tộc Việt là một cộng đồng có địa bàn sinh sống trong vùng nam Đông Á và miền Bắc Việt Nam. Họ là một cộng đồng lớn, có nguồn gốc và tiến trình phát triển văn minh lâu dài, đã xây dựng nên những di sản lớn trong vùng Đông Á. Trong cổ sử Trung Hoa, cộng đồng này được ghi lại dưới cái tên “Bách Việt”, có ý kiến cho rằng đây chỉ là một cộng đồng phân lập, không có tính gắn kết, hay có ý kiến còn cho rằng đây chỉ là một cách gọi chung những sắc dân phía Nam đất Hoa Hạ ở phía Nam Trung Hoa, nhưng các nghiên cứu di truyền, khảo cổ đã làm sáng tỏ nguồn gốc và sự phát triển, cũng như sự liên hệ của cộng đồng này trong lịch sử.

Cộng đồng tộc Việt qua những khảo cứu di truyền, là hậu duệ của cư dân văn hóa Đông Á cổ, văn hóa Đông Á cổ vốn có nguồn gốc từ cư dân di cư lên từ Đông Nam Á, có tiến trình phát triển trong hàng chục nghìn năm, có trình độ văn minh cao. Các nền văn hóa của tộc Việt và tiền thân tộc Việt bắt nguồn từ thời kỳ đồ đá cũ, họ phát triển liên tục tới thời kỳ đồ đá tại vùng Động Đình và hạ lưu Dương Tử, sau đó do tác động của nạn hạn hán tại vùng Dương Tử, cư dân tộc Việt đã phân tán ra khắp Đông Nam Á, nhưng bộ phận chính vẫn tiếp tục phát triển trong vùng Dương Tử, Lĩnh Nam và miền Bắc Việt Nam, hình thành nên nền văn hóa trống đồng, với cốt lõi là văn hóa thờ Trời.

Hiện tại chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để so sánh các cổ vật các vùng tộc Việt trong giai đoạn đồ đồng, chúng tôi qua quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tại các bảo tàng Trung Quốc, đã tích lũy được một lượng lớn các cổ vật có phong cách tộc Việt tại các bảo tàng, đây là cơ sở để chúng tôi tiến hành một bài khảo cứu nhỏ, so sánh các cổ vật tại các vùng tộc Việt, để từ đó góp phần nhận diện sự liên hệ và tính thống nhất của nền văn hóa tộc Việt trong vùng nam Đông Á và miền Bắc Việt Nam.

I. Các quan điểm về vùng phân bố của văn hóa Đông Sơn:

Đã có nhiều quan điểm đã được đề ra bởi nhiều nhà nghiên cứu khác nhau về sự phân bố đặc trưng của nền văn hóa Đông Sơn, quan điểm của các nhà nghiên cứu có phần khác biệt nhau, phân tích các quan điểm sẽ giúp chúng ta nhận định về sự phân bố đặc trưng của nền văn hóa Đông Sơn.

1. Quan điểm của Heine Geldern:

Heine Geldern là một nhà khảo cổ người Áo, ông là người đã đặt tên cho nền văn hóa thời kỳ đồng thau được tìm thấy tại miền Bắc Việt Nam là văn hóa Đông Sơn. Nhận định về nguồn gốc của văn hóa Đông Sơn của ông là khá thiên kiến và thiếu cơ sở, nhưng nhận định thuật ngữ “văn hóa Đông Sơn” của ông cũng đã phần nào thể hiện thực tế phân bố của văn hóa Đông Sơn trong vùng nam Đông Á và Đông Nam Á.

“Tôi đề nghị hiểu dưới thuật ngữ văn hóa Đông Sơn tất cả các văn hóa thời đại đồng thau đã biết ở Vân Nam, Đông Dương và Indonesia, dầu biết rằng những nghiên cứu tương lai có thể cho chúng ta nhận ra giữa những nhóm văn hóa đó những nhóm địa phương khác biệt, những trật tự và niên đại khác nhau.” (Heine Geldern 1937: 186)

2. Quan điểm của nhà khảo cổ Phạm Huy Thông: 

Gs. Phạm Huy Thông (1990:272), người đứng đầu Viện Khảo cổ học Việt Nam những năm 1967-1988, ông là một nhà nghiên cứu tâm huyết và tài năng, đóng góp lớn cho sự hình thành và phát triển của ngành khảo cổ học Việt Nam. Theo quan điểm của ông, thì văn hóa Đông Sơn có phạm vi rất rộng: “với vùng trung du sông Hồng là trung tâm, phía Nam tới tận xứ Quảng, phía Bắc không xa hồ Động Đình gồm Vân Nam và Lưỡng Quảng của Trung Hoa”. [1]

Quan điểm của ông bổ sung cho quan điểm của Heine Geldern, quan điểm của Heine Geldern tập trung hơn về các di chỉ đồng thau tại vùng Đông Nam Á, nhưng Gs. Phạm Huy Thông đã đề cập tới văn hóa Đông Sơn phân bố trong vùng nam Đông Á và miền Bắc Việt Nam. Quan điểm này của Gs. Phạm Huy Thông có sự khác biệt rõ rệt với quan điểm của các nhà khảo cổ học Việt Nam đề ra trong giai đoạn sau.

3. Quan điểm của các nhà khảo cổ Việt Nam:

Các nhà khảo cổ Việt Nam trong giai đoạn sau này đã khám phá những di chỉ tiền Đông Sơn, là cơ sở để họ khẳng định văn hóa Đông Sơn là một văn hóa có nguồn gốc bản địa, phát triển lên từ các văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu cho tới Gò Mun, đây là thành tựu đáng kể của ngành khảo cổ học Việt Nam, tuy nhiên về đặc trưng cổ vật Đông Sơn, các nhà khảo cổ Việt Nam thường nhấn mạnh về “bản sắc”, “đặc trưng riêng” về một số loại hình cổ vật.

Tuy nhiên đặc trưng văn hóa Đông Sơn, như các nhà nghiên cứu Phạm Huy Thông và Heine Geldern đã đề xuất, không chỉ tồn tại ở miền Bắc Việt Nam, mà còn xuất hiện trên một vùng rất rộng trong vùng Đông Á và Đông Nam Á. Đối với vùng nam Đông Á, cổ vật không chỉ có “phong cách” Đông Sơn như vùng Đông Nam Á mà thể hiện rất rõ tính thống nhất của văn hóa tộc Việt trên nhiều loại hình cổ vật.

II. So sánh cổ vật tại các vùng tộc Việt theo từng loại hình: 

Qua quá trình tìm kiếm và nghiên cứu cổ vật các vùng tộc Việt, chúng tôi đã tìm thấy một lượng lớn các cổ vật của văn hóa Đông Sơn trong các bảo tàng và các bộ sưu tập cá nhân có uy tín, dựa trên cơ sở này, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh các dạng cổ vật của văn hóa Đông Sơn tại miền Bắc Việt Nam với các cổ vật của các vùng tộc Việt khác, với các cổ vật Đông Sơn có tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và các bộ sưu tập cá nhân đã được xác nhận, bên cạnh đó là các cổ vật các vùng tộc Việt được trưng bày trong các bảo tàng tỉnh của phía Nam Trung Quốc ngày nay. Chúng tôi sẽ so sánh dựa trên các loại hình cổ vật, để từ đó thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa các cư dân của các vùng tộc Việt.

1. Những chiếc trống đồng – biểu trưng của văn hóa tộc Việt:

Trống đồng là biểu trưng quan trọng nhất của nền văn hóa tộc Việt, và cả nền văn hóa thời kỳ đồ đồng trong vùng nam Đông Á và Đông Nam Á còn được gọi là “nền văn hóa trống đồng”. Trống đồng xuất hiện trong một địa bàn rất rộng, nhưng về mặt sở hữu, trống thuộc sở hữu của các cư dân tộc Việt trong vùng nam Đông Á và miền Bắc Việt Nam. Về chức năng, trống đồng không được tạo ra ngẫu nhiên, mà là vật thờ Trời, đại diện cho tôn giáo thờ Trời của cộng đồng Việt, bên cạnh đó, nó còn là vật có tính biểu trưng quyền lực chính thống. [2][3]

Trung tâm của thời kỳ này là ở miền Bắc Việt Nam, tại đây cũng tìm thấy nhiều trống lớn và đẹp nhất, đây có thể là trống của các vị vua Hùng, trống tại các vùng khác thường nhỏ hơn, tượng trưng cho quyền lực thấp hơn.

1. Trống đồng Sông Đà, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Guimet, Pháp. [dẫn]; 2. Trống đồng Khai Hóa, hiện đang trưng bài tại Bảo tàng Dân tộc học Vienna, Áo. [dẫn]; 3, 4. Trống đồng Hoàng Hạ và trống đồng Ngọc Lũ, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam. 

Vị trí của người sở hữu được thể hiện rất rõ trên những chiếc trống, tất cả các trống đồng trong giai đoạn sớm đều có chung một motif hoa văn trang trí. Trống đồng có một vai trò quan trọng, đại diện cho tôn giáo chung của cộng đồng tộc Việt, chúng không chỉ được đúc ở Việt Nam, mà còn có thể được đúc tại nhiều vùng nam Đông Á khác.

◊ Quảng Tây: 

Những chiếc trống đồng tìm thấy tại tỉnh Quảng Tây. [Nguồn: Bảo tàng Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, đường dẫn: 123]

◊ Vân Nam: 

s5a77eefc67533

Trống đồng tìm thấy tại tỉnh Vân Nam. [Nguồn: Bảo tàng tỉnh Vân Nam, dẫn]

◊ Quý Châu: 

W020170908604087566548 (1)

Trống đồng tìm thấy tại Quý Châu. [Nguồn: Bảo tàng tỉnh Quý Châu, dẫn]

2. Thạp đồng: 

Thạp đồng từng được các nhà khảo cổ Việt Nam cho là loại hình bản sắc của văn hóa Đông Sơn, nhưng thực tế thạp đồng cũng được tìm thấy phổ biến ở các vùng tộc Việt khác, đây cũng là một vật được sử dụng để thể hiện tính quyền lực của người sở hữu chúng.

Thạp đồng Đông Sơn. [Nguồn: Bảo tàng Barbier-Mueller, dẫn]

◊ Quảng Tây: 

Các thạp đồng tìm thấy tại tỉnh Quảng Tây. [Nguồn: Bảo tàng Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, dẫn: 123]

◊ Quảng Đông: 

Thạp đồng tìm thấy tại tỉnh Quảng Đông. [Nguồn: 1. Bảo tàng tỉnh Quảng Đông, dẫn. 2. Bảo tàng Nanshan, Thâm Quyến, dẫn.]

◊ Vân Nam: 

thạp điền việt

Nguồn: Trình Năng Chung, 2015, tr. 325, Mối Quan Hệ Văn Hoá Đông Sơn Và Các Văn Hoá Kim Khí Ở Miền Nam Trung Quốc

3. Những chiếc qua đồng Đông Sơn và Hồ Nam: 

Những chiếc qua đồng Đông Sơn và qua đồng tại Hồ Nam có khắc chữ, được tìm thấy trong các mộ Sở và thời Chiến Quốc, đã gợi ý cho tác giả Hà Văn Tấn viết bài viết “Dấu vết một hệ thống chữ viết trước Hán và khác Hán ở Việt Nam và Nam Trung Quốc”, đăng trên tờ Khảo cổ, số 1 năm 1982. Đây là dấu tích rất quan trọng, thể hiện cho chúng ta thấy được hai điều:

– Những chiếc qua đồng có khắc chữ thể hiện một hệ thống chữ viết, với hai địa điểm ở hai đầu đất nước Văn Lang: Hồ Nam (phía Nam hồ Động Đình), và Thanh Hóa, đây có thể là một hệ thống chữ viết của cộng đồng tộc Việt, tồn tại trước khi chữ Hán được truyền bá và thay thế hệ thống chữ viết này.

– Sự liên hệ của hệ thống chữ viết trên các qua đồng cũng cho chúng ta thấy được tính kết nối cổ vật tại các vùng tộc Việt, sự thống nhất qua đây được thể hiện khá rõ ràng.

Các qua đồng Đông Sơn và Hồ Nam [Nguồn: Hà Văn Tấn, Dấu vết một hệ thống chữ viết trước Hán và khác Hán ở Việt Nam và Nam Trung Quốc ,1982, Khảo cổ học số 1]

4. Các loại hình rìu: 

Rìu đồng có nguồn gốc xa xưa từ những chiếc rìu đá, sau đó được kế thừa ở loại hình rìu ngọc vào thời văn hóa Lương Chử, Thạch Gia Hà, chữ Việt của người Việt cũng được tạo nên từ hình tượng thủ lĩnh cầm rìu. Đây là một biểu tượng lễ khí và quyền lực quan trọng của cộng đồng tộc Việt, chúng được sử dụng như một vật lễ khí, đồng thời thể hiện quyền lực của người sở hữu chúng, các cổ vật có hoa văn trang trí thường được sử dụng cho bậc quý tộc. Các loại hình rìu đồng của Việt Nam và vùng Nam Đông Á là rất tương đồng với nhau trên một diện rộng.

a. Rìu cân xòe:

94.1998##S.jpg.505x565_q85

Rìu cân xòe Đông Sơn. [Nguồn: The Art Gallery of New South Wales, dẫn]

◊ Chiết Giang: 

f43b173062eb11e8994800163e024754 (2)

Chiếc rìu đồng cân xòe với hoa văn đặc trưng của tộc Việt được tìm thấy tại tỉnh Chiết Giang. [Nguồn: Bảo tàng tỉnh Chiết Giang, dẫn]

◊ Hồ Nam: 

Rìu đồng tìm thấy tại Hồ Nam. [Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hồ Nam, China Institute, dẫn.]

rìu cân xòe Hồ Nam.

Bên cạnh đó tại Hồ Nam cũng tìm thấy rất nhiều rìu cân xòe. [Nguồn: Trình Năng Chung, 2015, Mối Quan Hệ Văn Hoá Đông Sơn Và Các Văn Hoá Kim Khí Ở Miền Nam Trung Quốc]

◊ Quảng Tây: 

Rìu cân xòe tìm thấy tại tỉnh Quảng Tây. [Nguồn: Wei Weiyan, Shiung Chung‐Ching, Viet Khe Burial 2: Identifying the Exotic Bronze Wares and Assessing Cultural Contact between the Dong Son and Yue Cultures]

Rìu đồng tìm thấy tại tỉnh Quảng Tây. [Nguồn: Bảo tàng Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, dẫn: 12]

◊ Quảng Đông: 

15170432464287

Rìu cân xòe tại bảo tàng Nanshan, Thâm Quyến. [Nguồn: Bảo tàng Nanshan, dẫn]

◊ Hồ Bắc: 

Tại tỉnh Hồ Bắc, phía Bắc hồ Động Đình, đã thuộc về người Hoa Hạ vào thời nhà Thương vào thời điểm cách đây khoảng 3000 năm, tuy nhiên rìu đồng tại đây vẫn thể hiện đặc trưng chung của văn hóa tộc Việt.

20160313025040KEKC0G

Rìu đồng cân xòe tìm thấy tại tỉnh Hồ Bắc. [Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc, dẫn]

b. Rìu xéo gót vuông: 

Các dạng rìu lưỡi xéo Đông Sơn. [Nguồn: Martin Doustar, 2014, Art of Bronze Age in Southeast Asia]

◊ Quảng Đông: 

Các loại hình rìu lưỡi xéo Quảng Đông, hiện đang trưng bày tại bảo tàng Nanshan, Thâm Quyến. [Nguồn: Bảo tàng Nanshan, Thâm Quyến, dẫn]

◊ Hồ Nam: 

3c5fba0d486d40bc974d661a438c301a

Rìu lưỡi xéo Hồ Nam hiện đang trưng bày tại bảo tàng Hồ Nam. [Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hồ Nam, dẫn]

c. Rìu xéo gót tròn: 

Bên cạnh loại hình rìu xéo gót vuông, còn là loại hình rìu xéo gót tròn, cũng đồng dạng với loại gót vuông, nhưng có lưỡi được vuốt tròn hơn tựa như một lưỡi hái.

dong son 2 (71)

Rìu lưỡi xéo Đông Sơn. [Nguồn: Bảo tàng lịch sử quốc gia, Hà Nội]

Rìu lưỡi xéo gót tròn Đông Sơn. [Nguồn: Bảo tàng Barbier-Mueller, dẫn; Martin Doustar, 2014, Art of Bronze Age in Southeast Asia]

◊ Quảng Tây: 

P020181218749826454526

Rìu lưỡi xéo Quảng Tây. [Nguồn: Bảo tàng quốc gia Trung Quốc, dẫn]

◊ Vân Nam: 

019bd4412866f95e1b1223ceecd7b623

Rìu lưỡi xéo Vân Nam, trưng bày tại bảo tàng Ngọc Khê (Yuxi), Vân Nam.

◊ Quảng Đông: 

Rìu lưỡi xéo tìm thấy tại tỉnh Quảng Đông. [Nguồn: Bảo tàng Nanshan, Thâm Quyến, đường dẫn: 12]

d. Loại hình rìu xéo ngắn: 

Các loại hình rìu lưỡi xéo Đông Sơn, Quảng Tây, Quảng Đông. [Nguồn: 1. James B. Brown, Bronzes of the Dong Son Culture of Vietnam. 2. Bảo tàng Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, dẫn. 3. Bảo tàng Nanshan, Thâm Quyến.]

e. Rìu hình chiếc lá: 

Loại hình rìu hình chiếc lá là một loại hình rất đặc sắc của văn hóa Đông Sơn, nó cũng xuất hiện tại vùng Nam Đông Á, với một chiếc rìu tương đồng được tìm thấy tại tỉnh Quảng Đông, hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Nanshan.

Rìu hình chiếc lá Đông Sơn và Quảng Đông. [Nguồn: 1. Kiều Quang Chẩn, 2018, Vang vọng từ trống Đông Sơn, 2. Bảo tàng Nanshan, Thâm Quyến]

5. Các loại hình dao găm: 

a. Dao găm hình người:

 Đông Sơn và Hồ Nam: 

Cán dao găm hình người là loại hình cán dao găm đặc trưng của văn hóa Đông Sơn, được tìm thấy rất nhiều trong các di chỉ văn hóa Đông Sơn tại miền Bắc Việt Nam, loại hình này bao gồm dao găm hình nam giới và dao găm hình nữ giới. Tuy nhiên loại hình này không chỉ có ở Việt Nam, mà còn xuất hiện tại một số vùng tộc Việt khác.

Dao găm hình người Đông Sơn và Dao găm hình người Hồ Nam. [Nguồn: 1. Bảo tàng lịch sử quốc gia Hà Nội, dẫn;2. Bảo tàng tỉnh Hồ Nam, dẫn]

◊ Đông Sơn và Quảng Đông:

Cán dao găm hình nữ Đông Sơn và cán dao găm tại bảo tàng Nanshan, Thâm Quyến. [Nguồn: 1. bộ sưu tập Eskenasy collection, Paris được đăng trong sách A passage through Asia của tác giả Martin Doustar; 2. Bảo tàng Nanshan, Thâm Quyến]

b. Dao găm cán tròn:

Dao găm Đông Sơn, nằm trong bộ sưu tập Kiều Quang Chẩn và dao găm Quảng Đông, hiện đang trưng bày tại bảo tàng Nanshan. [Nguồn: 1. Kiều Quang Chẩn, 2018, Vang vọng từ trống Đông Sơn; 2. Bảo tàng Nanshan, dẫn]

c. Dao găm chữ T: 

Dạng dao găm hình chữ T cân xứng này là một dạng dao găm được tìm thấy trong khắp các vùng có sự xuất hiện của cư dân tộc Việt.

Dao găm Đông Sơn, nằm trong bộ sưu tập Kiều Quang Chẩn. [Nguồn: Kiều Quang Chẩn, 2018, Vang vọng từ trống Đông Sơn]

◊ Quý Châu: 

W020170908605605895901

Dao găm đồng tìm thấy tại tỉnh Quý Châu. [Nguồn: Bảo tàng tỉnh Quý Châu, dẫn]

◊ Quảng Tây: 

Dao găm đồng tìm thấy tại Quảng Tây. [Nguồn: 1. Bảo tàng Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, dẫn; 2. Bảo tàng Châu Giang, dẫn]

◊ Quảng Đông: 

Các dao găm đồng tìm thấy tại Quảng Đông, hiện đang trưng bày tại bảo tàng Nanshan, Quảng Châu. [Nguồn: Bảo tàng Nanshan, dẫn: 12]

◊ Vân Nam:

Các dao găm được tìm thấy tại tỉnh Vân Nam. [Nguồn: Bảo tàng tỉnh Côn Minh, chụp bởi Gary Todd, dẫn]

d. Dao găm cán thủng Việt Nam và Quảng Đông: 

Dao găm cán thủng Đông Sơn và Quảng Đông. [Nguồn: Bộ sưu tập Phạm Lan Hương, dẫn; Bảo tàng Nanshan, Thâm Quyến, Quảng Đông.]

6. Chuông tai dê: 

Chuông là một loại hình đặc trưng của văn hóa tộc Việt, có vai trò quan trọng trong các hoạt động tâm linh của người Việt, chuông được tìm thấy với nhiều loại hình khác nhau, trong đó phổ biến nhất là loại hình chuông với lỗ vuông cùng hai chiếc tai như tai dê, xuất hiện trên khắp các vùng tộc Việt.

Các loại hình chuông tai dê Đông Sơn. [Nguồn: Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam, dẫn; báo ĐCS, dẫn]

kieuquangchan-182

Chuông tai dê Đông Sơn nằm trong bộ sưu tập của Kiều Quang Chẩn. [Nguồn: Kiều Quang Chẩn, 2018, Vang vọng từ trống Đông Sơn]

Chuông tai dê Đông Sơn tại bảo tàng Barbier-Mueller và bộ sưu tập Phạm Lan Hương. [Nguồn: Bảo tàng Barbier-Mueller, dẫn; Bộ sưu tập Phạm Lan Hương, dẫn]

Theo tài liệu khảo cổ của Trung Quốc, thì chuông tai dê xuất hiện tại hầu hết các vùng tộc Việt: “Chuông đồng tai dê là một nhạc cụ dân gian cổ xưa và rất địa phương. Theo chúng tôi biết, nhạc cụ này chỉ được tìm thấy ở Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây, Quảng Đông, miền Nam Hồ Nam và miền Bắc Việt Nam”. [4]

◊ Hồ Nam:

Tại Hồ Nam, phía Nam của hồ Động Đình, một trung tâm của tộc Việt trong nhiều giai đoạn cũng tìm thấy rất nhiều chuông tai dê.

Chuông tai dê tìm thấy tại thành phố Trường Sa, Hồ Nam. [Nguồn: Gary Todd, Bảo tàng thành phố Trường Sa, dẫn]

◊ Vân Nam: 

Chuông đồng tai dê tìm thấy tại tỉnh Vân Nam. [Nguồn: Gary Todd, Bảo tàng tỉnh Vân Nam, dẫn]

◊ Quảng Tây: 

Chuông tai dê tìm thấy tại tỉnh Quảng Tây. [Nguồn: Bảo tàng Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, dẫn: 12]

◊ Quý Châu: 

20190404130509_86796

Chuông đồng tìm thấy tại huyện An Long, tỉnh Quý Châu. [Nguồn: Bảo tàng tỉnh Quý Châu, được dẫn lại trong nghiên cứu của bảo tàng Quảng Tây [dẫn]

◊ Quảng Đông: 

Fo3E6

Chuông đồng Quảng Đông, hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Nanshan, Thâm Quyến. [Nguồn: Bảo tàng Nanshan, dẫn]

7. Kiếm dài Đông Sơn và kiếm dài Khả Lạc (Quý Châu): 

Kiếm đồng lưỡi sắt Đông Sơn, và kiếm đồng lưỡi sắt Quý Châu. [Nguồn: 1. Kiếm đồng Đông Sơn thuộc bộ sưu tập Eskenasy collection, Paris được đăng trong sách A passage through Asia của tác giả Martin Doustar 2. Guizhou Provincial Institute of Antiquity and Archaeology, dẫn]

8. Qua dáng thẳng: 

◊ Đông Sơn: 

Cổ vật văn hoá Đông Sơn_2242

Qua đồng Đông Sơn. [Nguồn: Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia (2015). Văn hóa Đông Sơn – Sưu tập hiện vật Bảo tàng Lịch sử quốc gia. NXB Văn hóa dân tộc.

◊ Quảng Đông: 

15170406420317 (1)

Qua đồng dáng thẳng. [Nguồn: Bảo tàng Nanshan, dẫn]

◊ Quý Châu:

W020170908608680462387

Qua dáng thẳng tại Quý Châu. [Nguồn: Bảo tàng tỉnh Quý Châu, dẫn]

◊ Vân Nam: 

9965006706_1c1d1042d0_k

Qua dáng thẳng của văn hóa Điền Việt. [Nguồn: bảo tàng thành phố Côn Minh, Vân Nam, dẫn]

9. Lưỡi cày đồng: 

Lưỡi cày đồng hình trái tim cũng là một loại hình dụng cụ lao động bằng đồng thể hiện sự tương đồng giữa các vùng tộc Việt.

Lưỡi cày đồng Việt Nam, Quảng Đông, Quảng Tây. [Nguồn: 1. Bảo tàng lịch sử Việt Nam, dẫn; 2. Bảo tàng Nanshan, dẫn; Bảo tàng tỉnh Quảng Tây, dẫn]

10. Vũ khí hình tim Việt Nam và Vân Nam: 

image027

Vũ khí hình tim với nguyên trạng cùng cán gỗ sơn then tại nghĩa trang Yangfutou, tỉnh Vân Nam và vũ khí hình tim của văn hóa Đông Sơn trong bộ sưu tập Kiều Quang Chẩn.

11. Muôi đồng:

Muôi đồng tìm thấy tại thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam và muôi đồng Đông Sơn trong BST Kiều Quang Chẩn. [Nguồn: 1. Bảo tàng thành phố Trường Sa, Hồ Nam, chụp bởi Gary Todd, dẫn; 2. Kiều Quang Chẩn, Vang vọng từ trống Đông Sơn]

12. Khuyên tai bốn mấu:

Khuyên tai bốn mấu ngọc Quý Châu có niên đại vào thời đồ đồng và khuyên tai bốn mấu đồng Đông Sơn. [Nguồn: 1. Gary Todd, chụp tại bảo tàng lịch sử Việt Nam; 2. Guizhou Provincial Institute of Antiquity and Archaeology, dẫn]

III. So sánh các cổ vật theo các bản vẽ: 

1. Các loại hình rìu: 

a. Rìu cân xòe và đuôi cá: 

f

Rìu cân xòe tại các vùng tộc Việt: 1,2,3,8: Vân Nam-Quý Châu; 4,5,7: Lĩnh Nam, 6: Chiết Giang; 9,10,11,12,13,14: Việt Nam. [Văn hóa thời đại đồ đồng Đông Nam Á và mối quan hệ của nó với Trung Quốc (东南亚青铜时代文化及其与中国的) tr. 352]

rìu cân xòe

Rìu đuôi cá 1. Vân Nam, 2. Tứ Xuyên, 3,4. Lĩnh Nam, 5, Việt Nam. [Văn hóa thời đại đồ đồng Đông Nam Á và mối quan hệ của nó với Trung Quốc (东南亚青铜时代文化及其与中国的) tr. 350]

b. Rìu chân vuông: 

rìu

Rìu chân vuông: 1,2: Vân Nam, 3: Lĩnh Nam, 4, Việt Nam. [Văn hóa thời đại đồ đồng Đông Nam Á và mối quan hệ của nó với Trung Quốc (东南亚青铜时代文化及其与中国的) tr. 351]

c. Rìu chữ V: 

rìu quý châu việt nam

Rìu chữ V: 1,2,3: Quý Châu; 4: Việt Nam (Đông Sơn). [Văn hóa thời đại đồ đồng Đông Nam Á và mối quan hệ của nó với Trung Quốc (东南亚青铜时代文化及其与中国的) tr. 353.]

d. Rìu lưỡi xiên gót tròn:

rìu xéo

Rìu lưỡi xiên gót tròn: 1,2,8: Vân – Quý; 6,7: Quảng Tây; 3,4,5: Việt Nam. [Văn hóa thời đại đồ đồng Đông Nam Á và mối quan hệ của nó với Trung Quốc (东南亚青铜时代文化及其与中国的) tr. 354.]

e. Rìu xéo:

rìu lưỡi hài

Rìu xéo: 1,2,6-12: Vân Nam; 13,14: Lĩnh Nam; 3,4,5: Việt Nam. [Văn hóa thời đại đồ đồng Đông Nam Á và mối quan hệ của nó với Trung Quốc (东南亚青铜时代文化及其与中国的) tr.355.]

f. Rìu lưỡi liềm không đối xứng: 

rìu lưỡi liềm

Rìu lưỡi liềm: 1,2: Vân Nam; 3: Lĩnh Nam; 4: Ba Thục. [Văn hóa thời đại đồ đồng Đông Nam Á và mối quan hệ của nó với Trung Quốc (东南亚青铜时代文化及其与中国的) tr. ]

2. Chuông đồng: 

Chuông tai voi 1

Chuông tai dê: 1,2,3: Vân Nam, 4: Quảng Tây, 5: Việt Nam [Văn hóa thời đại đồ đồng Đông Nam Á và mối quan hệ của nó với Trung Quốc (东南亚青铜时代文化及其与中国的) tr. 343]

vân nam việt nam

Chuông tai dê trang trí động vật: 1. Việt Nam; 2,3,4. Vân Nam [Văn hóa thời đại đồ đồng Đông Nam Á và mối quan hệ của nó với Trung Quốc (东南亚青铜时代文化及其与中国的) tr. 344]

vân nam quảng tây

Chuông đồng khắc mặt người 1. Vân Nam, 2. Quảng Tây. [Văn hóa thời đại đồ đồng Đông Nam Á và mối quan hệ của nó với Trung Quốc (东南亚青铜时代文化及其与中国的) tr. 344]

3. Các loại hình qua đồng: 

a. Qua chữ T: 

vav

1.2. Vân Nam; 3. Vân Nam; 4. Vân Nam; 5.6. Việt Nam, 7. Việt Nam; 8. Việt Nam; 9. Việt Nam, 10. Miền Nam Việt Nam, 11. Việt Nam, 12 .Quảng Đông; 13. Quảng Tây; 14. Quảng Đông; 15 Quảng Đông; 16. Quảng Tây; 17. Tứ Xuyên; 18. Quảng Tây, 19. Quảng Đông, 20. Quảng Đông, 21. Việt Nam; 22. Việt Nam. [Văn hóa thời đại đồ đồng Đông Nam Á và mối quan hệ của nó với Trung Quốc (东南亚青铜时代文化及其与中国的) tr. 367]

b. Qua dáng thẳng: 

fva

1. Hồ Bắc. 2, 3. Vân Nam. 4. Tứ Xuyên. 5. Vân Nam. 7,9,21,33,34. Vân Nam. 8-9-12-13-16,17, 27, 23, 32.Vân Nam. 14. Quảng Đông. 16,17,27: Vân Nam. 8,24,25,36:Vân Nam. 19,28: Quảng Tây. 26. Hồ Nam. 29. Quý Châu. 30. Hòa Bình Việt Nam. 31. Sơn Tây Việt Nam. 32. Vân Nam. 33. Vân Nam. 35,37,38 Vân Nam. [Văn hóa thời đại đồ đồng Đông Nam Á và mối quan hệ của nó với Trung Quốc (东南亚青铜时代文化及其与中国的) tr. 365, 366]

qua dáng thẳng

Qua dáng thẳng: 1-5,12-15: Vân Nam,  7,9: Quảng Đông, 8: Quảng Tây, 6: Việt Nam (Đông Sơn). [Văn hóa thời đại đồ đồng Đông Nam Á và mối quan hệ của nó với Trung Quốc (东南亚青铜时代文化及其与中国的) tr. 364]

4. Các loại hình dao găm: 

va

1-14: Vân Nam; 15-17 Hồ Nam; 18.Giang Tô; 19. Hồ Nam 20. Hồ Nam; 21. Quảng Tây; 22,23. Giang Tây

vã

1. 3-6. Vân Nam; 2,7. Vân Nam; 8. Vân Nam; 9. Giang Tây; 10. Vân Nam; 11. Vân Nam; 12. Quảng Đông; 13. Việt Nam; 14. Quảng Tây. [Văn hóa thời đại đồ đồng Đông Nam Á và mối quan hệ của nó với Trung Quốc (东南亚青铜时代文化及其与中国的) tr. 373]

dao găm đs

Dao găm: 1,2,3,4,5: Đông Sơn (Việt Nam); 6: Lantau, Hongkong. [Văn hóa thời đại đồ đồng Đông Nam Á và mối quan hệ của nó với Trung Quốc (东南亚青铜时代文化及其与中国的) tr. 374]

5. Lưỡi cày đồng: 

lưỡi cày

Lưỡi cày đồng: 1,2,3,7: Đông Sơn; 4,5,6: Vân Nam. [Văn hóa thời đại đồ đồng Đông Nam Á và mối quan hệ của nó với Trung Quốc (东南亚青铜时代文化及其与中国的) tr. 405]

IV. Các loại hình cổ vật đặc trưng Hoa Hạ:

1. Địa bàn sinh sống của người Hoa Hạ: 

Người Hoa Hạ có định bàn sinh sống và hoạt động cho tới thời nhà Tần cơ bản là ở vùng phía bắc sông Dương Tử. Những di sản phía Nam vùng Đông Á trước thời điểm nhà Tần xâm lược trong các thời đồ đồng đồ sắt đều là di sản của cộng đồng tộc Việt.

zhou-dynasty (1)

Bản đồ nhà Chu 1000 năm trước Tây Lịch của tác giả Ian Kiu dựa trên nghiên cứu của Albert Herrmann (1935). “The Chou Dynasty, 11th-9th Centuries B.C”. Historical and commercial atlas of China. Harvard University Press.

2. Cổ vật đặc trưng vùng Hoa Bắc: 

Cổ vật của cộng đồng Hoa Hạ có đặc trưng riêng và khác biệt rất rõ rệt với cổ vật tộc Việt tại vùng nam Đông Á.

Vào các thời Thương – Chu, người Hoa Bắc cũng có rìu lễ khí sử dụng trong các dịp lễ tế, nhưng loại hình về cơ bản là khác biệt với rìu đồng của tộc Việt được kế thừa từ các văn hóa Lương Chử, Thạch Gia Hà cho tới Phùng Nguyên.

Các loại hình cổ vật Hoa Bắc đồng loại với cổ vật của tộc Việt tại Nam Đông Á và Việt Nam trong các giai đoạn Thương, Chu. Có thể thấy được sự khác biệt là rất rõ ràng. [Nguồn ảnh: Bảo tàng tỉnh Hà Nam, Bảo tàng quốc gia Trung Quốc, Bảo tàng tỉnh Hồ Nam, đường dẫn: 1. Rìu thời Thương, dẫn; 2. Qua thời Xuân Thu, dẫn; 3. Chuông đồng thời Xuân Thu, dẫn; 4. Qua thời Thương, dẫn; 5. Kiếm thời Xuân Thu, dẫn; 6. Gương đồng thời Chiến Quốc, dẫn.]

Tộc Việt có trống đồng là vật lễ khí quan trọng nhất, được sử dụng để tế trời, hoạt động này của tộc Việt được dành cho toàn dân, còn người Hoa Bắc lại có những chiếc đỉnh là vật lễ khí quan trọng nhất, cũng được sử dụng để tế trời, nhưng chỉ dành cho vua và quý tộc. Sự khác biệt trong văn hóa Hoa Bắc và văn hóa Việt qua đây là rất rõ.

20200526163550579

Đỉnh đồng thời Tây Chu. [Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hà Nam, dẫn]

VI. Kết luận: 

Qua sự so sánh diện rộng các cổ vật của văn hóa Đông Sơn tại miền Bắc Việt Nam và cổ vật tại các vùng của tộc Việt, đã cho thấy sự liên hệ và thống nhất trên nhiều loại hình cổ vật đồng tại các vùng tộc Việt. Cùng với sự thống nhất và liên hệ được thể hiện thông qua các nghiên cứu di truyền, khảo cổ và văn hóa, thì sự thống nhất thông qua các loại hình cũng cổ vật cũng đã được thể hiện rõ ràng. Các cư dân tộc Việt có sự gắn bó và liên hệ chặt chẽ trong một cộng đồng chung.

Lang Linh


Tài liệu tham khảo: 

[1] Phạm Huy Thông, Phạm Minh Huyền, Lại Văn Tới. Dong Son Drums in Viet Nam. Ha Noi: Viet Nam Social Sciences Publishing House. 1990, page.272.

[2] Loofs-Wissowa H (1991). Dongson drums: instruments of Shamanism or regalia?. Arts asiatiques, p.39-49. Doi: 10.3406/arasi.1991.1300

[3] Higham C (2014). Early mainland Southeast Asia: from first humans to Angkor. River Books, p.200

[4] Jiang Tingyu, 夜郎句町比较研究, Bảo tàng tỉnh Quảng Tây.
http://www.gxmuseum.cn/a/science/31/2013/3070.html

1 bình luận về “494. ☀ Tương quan cổ vật thời kỳ đồ đồng trong vùng Đông Á

  1. Chương IV của bài viết (đưa ra so sánh về văn hoá của khu vực Nam Đông Á với văn hoá Hoa Hạ ở phía Bắc) thực sự là một chủ đề rất thú vị, và rất cần được phát triển để đi được chi tiết hơn. Nó giúp chúng ta hình dung được quy mô của từng nền văn hoá, có tương đương nhau không, và xa hơn, so với các nền năng hoá cùng thời khác ở trên thế giới thì sẽ như thế nào.

    Đã thích bởi 1 người

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.