603. ☀ Thần thoại người Việt: từ thuở hồng hoang tới thời Hồng Bàng

Chúng tôi đã viết và giới thiệu một số bài khảo cứu về thần thoại của người Việt, ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu thêm những thần thoại được tường thuật trong sách: “Lược Khảo Về Thần Thoại Việt Nam” của Nguyễn Đổng Chi, xuất bản năm 1956 bởi Ban Nghiên Cứu Văn Sử Địa.

Các thần thoại trong sách này đầy đủ kể từ thuở hồng hoang cho tới thời Hồng Bàng, tác giả có chú rõ các nguồn truyện kể, các sách mà mình dùng để tham khảo, viết lại những câu chuyện về thần thoại của người Việt.

Trong sách này, có lẽ do thiếu tư liệu, tác giả có cái nhìn hơi hạn hẹp về nguồn gốc Thần Nông và vấn đề nguồn gốc của người Việt, Thần Nông là tổ trực tiếp của người Việt, thời kỳ Hồng Bàng bối cảnh rõ ràng là diễn ra ở vùng hồ Động Đình ngày nay, phải tới thời Hùng Vương, 50 người con cùng Mẹ Âu Cơ mới về Việt Nam để lập nên nước Văn Lang.

Dù có những hạn chế nhất định, nhưng sách đã cung cấp một bức tranh toàn diện nhất mà chúng ta có thể có được về thần thoại của dân tộc Việt, từ khởi nguyên cho tới thời Hồng Bàng.

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về họ Hồng Bàng và thần thoại của người Việt trong các bài viết sau của chúng tôi.

Họ Hồng Bàng:

https://luocsutocviet.com/2021/10/11/555-cac-phien-ban-truyen-ho-hong-bang/

https://luocsutocviet.com/2022/01/18/589-than-nong-trong-van-hoa-viet-va-van-hoa-hoa-ha/

https://luocsutocviet.com/2021/10/14/560-hong-bang-thi-co-phai-truyen-thong-duoc-kien-tao-khong/

Thần thoại của người Việt:

https://luocsutocviet.com/2021/03/05/508-he-thong-than-thoai-ve-nguon-goc-cua-nguoi-viet/

https://luocsutocviet.com/2021/03/30/518-than-thoai-viet-nam-va-than-thoai-hy-lap/

https://luocsutocviet.com/2021/03/30/518-than-thoai-viet-nam-va-than-thoai-hy-lap/

https://luocsutocviet.com/2021/03/28/516-nhung-bieu-tuong-quyen-luc-trong-than-thoai-cua-nguoi-viet/


BUỔI KHAI MẠC CỦA VŨ TRỤ

Thần Trụ Trời – Thần Tát biển – Hai thần Đực Cái – Mười hai Bà mụ – Rắn già rắn lột, người già người chui tuột vào săng – Thần Nam tào và Bắc đẩu – Nữ thần Mặt trời và Mặt trăng – Cuộc tu bổ lại các giống vật – Truyện chế tạo ra lúa và bông – Truyện nàng Bân – Truyện ả Chức chàng Ngưu – Sự tích thằng Cuội cung trăng.

THẦN TRỤ TRỜI

Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo, Lúc đó tự nhiên có một ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước cứ như bây giờ từ tính này qua tỉnh nọ hay là từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia.

Thần ở trong đám mờ mịt hỗn độn đó không biết đã từ bao lâu, có một khi bỗng đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đảo đất, đá; đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Cột càng được thần đắp cao lên chừng nào thì trời, tựa như một tấm màn lớn được nâng cao lên chừng nấy. Thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót với càng đẩy trời lên mãi.

Từ đó trời đất phân ra làm hai, Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên như cái bát úp, chỉ giáp giới giữa trời và đất gọi là chân trời.

Khi trời đã cao vừa ý và đã khô cứng rồi, không hiểu sao thần lại phá cột đá đi. Thần ném vung đá và đất đi khắp nơi mọi chỗ. Mỗi hòn đá văng ra bấy giờ thành một hòn núi hay một hòn đảo. Đất tung tóe mọi nơi thành cồn đồi, thành cao nguyên. Vì thế mà bây giờ mặt đất chỗ cao, chỗ thấp không được bằng phẳng. Chỗ thần đào lên để lấy đất đá đắp cột bây giờ là biển cả (1).

Cột đó bây giờ không còn. Sau này người hạ giới vẫn cho núi Thạch-môn cứ như bây giờ là thuộc về Sơn-tây là đi tích của cột đó; người ta gọi nó là Cột-chống-trời (Kình-thiên-trụ) (2) cũng có người gọi là núi Không-lộ (đường lên trời) hay gọi là núi Khổng-lồ.

Không hiểu sau đó rồi vị thần ấy chết hay sống, hay là trở nên Ngọc-Hoàng. Việc đó không thấy dân gian kể đến. Nhưng chắc rằng cũng cách khoảng thời gian ấy không lâu có một vị thần có tên là Ngọc-Hoàng hay ông Trời quản lãnh tất cả mọi việc trên trời dưới đất.

Sau thần Trụ trời phân khai trời đất thì có một số thần khác được phân công hoặc lên trời hoặc xuống đất để tiếp tục công việc kiến thiết ra thế giới. Nào thần làm sao, nào thần đào sông, nào thần tát biển, thần nghiền cát nghiền sỏi, thần trồng cây, v.v..

Vì thế mà trong nhân dân ta vẫn có câu hát hiện còn lưu hành:

Nhất ông đếm cát,
Nhì ông tát bể (biển),
Ba ông kể sao,
Bốn ông đào sông,
Năm ông trồng cây,
Sáu ông xây rú,
Bảy ông trụ trời… (3)

Câu hát ấy chỉ là để so sánh qua tài năng của các thần nhưng cũng cho ta biết một phần nào công việc hồi khai thiên lập địa.

(1) Theo truyện kể của dân Bắc bộ. (2) Trương Quốc-Dụng: Thổi thực ký văn. (3) Trong Hát dặm Nghệ Tĩnh.

THẦN BIỂN

Trong số các thần đó thì có thần Tát biền cũng như thần Kể sao, công việc cụ thể của họ chúng ta chưa rõ thể nào cả: tất nước vào biển hay là tát nước ra? Vì sao mà tát? Nhưng đại khái có một câu chuyện nhắc lại rằng: hồi xưa có một vị thần đội lốt một con rùa. Thân hình của thần rất to lớn, to lớn không thể nào ước lượng được. Thần nằm yên lặng một nơi ở ngoài biển Đông rất xa xôi, không ăn uống, không làm lụng, không ngủ. Có thể nói thần không to lớn thêm mà cũng không chết. Thần chỉ có mỗi một công việc là hô hấp đề sống. Mỗi lần hút vào thì nước biển tuôn vào bụng, mỗi lần thở ra thì khối lượng nước đó lại ụa ra hết. Thần thở khi nhẹ khi mạnh nhưng rất đều. Cứ mỗi lần họ hấp như thế thì biển có hiện tượng thủy triều dâng lên rút xuống như ngày nay ta vẫn thường thấy. Trên kia có nói thần nằm yên lặng nhưng cũng có một đôi khi mỏi mệt phải cựa quậy. Mà mỗi lần thần vùng vẫy là có gió to bão lớn nước dàng tràn ngập mọi nơi, người trên mặt đất vẫn gọi là sóng của thần hay sóng thần, (1)

(1) Theo truyện kể của dân miền biển vùng Thanh hóa.

HAI THẦN ĐỰC CÁI

Hồi đó có nam thần Tứ-Tượng (hay Khổng-Lồ) và nữ thần Nữ-Oa (hay Giác-Hải). Lai lịch của hai thần này cũng mơ hồ, không hiểu đây có phải là thần Xây rú nói trong câu hát kể trên hay cũng chính là thần Trụ trời. Chỉ biết rằng cả hai thầu đều có thân thể to lớn vô cùng. Cứ đọc câu: L… bà Nữ-Oa, bằng ba mẫu ruộng, B… ông Tứ-Tượng: mười bốn con sào. thì có thể hình dung được toàn bộ cơ thể của họ thật là vĩ đại. Do đó, sức khỏe của họ phi thường, riêng Nữ-Oa lại cao cường hơn Tứ-Tượng một bậc.

Một hôm Tứ-Tượng muốn cầu thân với Nữ-Oa nhưng Nữ-Oa ra một điều kiện cho Tứ-Tượng là phải thi tài với mình: trong ba ngày mỗi người xây một hòn núi cho thật cao, có thể đứng trên đấy nhìn được suốt cả mặt đất. Nếu núi của Tứ Tượng cao hơn thì Nữ-Oa sẽ bằng lòng.

Tứ-Tượng tự tin ở tài mình, đắc ý nhận lời, Hai thần ở ra hai nơi cách biệt: Tứ-Tượng ở bắc, Nữ-Oa ở nam. Họ đua nhau làm việc rất ráo riết. Thần Tứ-Tượng có một đôi quang gánh rất vĩ đại, mỗi bên sào có thể chứa đến hàng cồn đất. Đã có một chuyến trong lúc thần đang gánh, bỗng quang đứt đất rơi thành 9 cái đồi lớn.

Sau khi làm xong, hai thần trèo lên núi của nhau để xem núi nào cao hơn. Đứng trên núi của Tứ-Tượng thấy được ra ngoài biển Đông, sang các nước lân cận. Nhưng đến khi lên đỉnh núi của nữ thần thì nhìn thấy rõ được cả bốn chân trời. Thể là Tứ-Tượng thua cuộc. Nữ-Oa bèn đạp đổ núi của Tứ-Tượng xuống và bảo hãy làm lại núi khác. Không rõ núi của Tứ-Tượng bây giờ ở đâu nhưng núi của Nữ-Oa tương truyền bây giờ là núi Nam-giới ở Hà-tĩnh.

Thần Tứ-Tượng không nản lòng lại cất công xây đắp nhiều núi khác cho vừa ý người bạn gái. Thần đắp rất nhiều núi từ bắc chí nam. Ngày nay người hạ giới vẫn cho những dấu chân lớn còn lưu lại trên đá ở một vài núi ở Bắc-bộ và ở Trung-bộ là những dấu chân của thần đó. Họ còn gọi là dấu chân của thần Khổng-Lồ.

Nữ-Oa thấy Tứ-Tượng chí tình, bèn hẹn ngày cho Tứ-Tượng đưa người đến để làm lễ kết hôn, Tứ-Tượng chọn một trăm người mang lễ vật đi cưới. Nhưng lúc đoàn người sắp đến nơi thì đã tối mịt lại cách chỗ Nữ-Oa ở một con sông. Tứ Tượng trù tính một cách tiện lợi đề đưa đoàn người của mình sang sông bằng cách bắc sinh thực khí của mình giáp bên kia bờ làm cầu cho họ đi qua trước rồi mình sẽ bước sang sau. Nhưng không may, lúc họ đang đi nửa chừng chỉ vì một ông cụ già đánh rơi tàn hương xuống cầu nên có 50 người chưa lên đất kịp bị lăn tòm xuống nước.

Ở bên này bờ, Nữ-Oa thấy họ nhà trai đến bèn kéo áo lên, nhờ đó mà trời lại sáng như ban ngày. Thấy họ nhà trai rơi xuống sông, nữ thần bèn thò tay xuống nước vớt họ lên. Bấy giờ trời rét, mọi người run lên cầm cập. Nhưng nhờ có Nữ-Oa cho họ sưởi sức nóng của mình nên ai nấy đều dễ chịu. (1)

Những chi tiết về cuộc kết hôn này không rõ về sau thế nào nhưng chuyến ấy Nữ Oa lấy làm bực mình vì Tứ-Tượng không chu đáo để đến nỗi cuộc lễ không được trọng thể. (2)

(1) Theo truyện kể của người Bắc bộ. Đoạn này ông Lăng-đơ (sách đã dẫn) kể có khác hơn. Do đấy, ta có thể thấy người ta đã cải tiến đi cho đỡ tục.

(2) Thần thoại của người Bana có thần Bờ-lan (Bok Plal hay ơi Blol) có những hành động gần giống Nữ-Oa Tứ – Tượng.

MƯỜI HAI BÀ MỤ

Lại nói chuyện mặt đất lúc mới phân khai còn ẩm ướt lại đen tối mù mịt. Lúc đó có hai nữ thần Mặt-trời và Mặt-trăng được lệnh của Ngọc Hoàng, bắt đầu xuất hiện dễ vừa chiếu cho sáng khắp mọi nơi vừa hun nóng cho khô ráo mặt đất.

Sự tích hai nữ thầu ấy sẽ kể ở một đoạn sau. Đây nói chuyện Ngọc-Hoàng, từ lúc mọi công việc kiến thiết vũ trụ đã xong mới bắt đầu nghĩ đến chuyện sáng tạo ra vạn vật. Không hiểu Ngọc-Hoàng làm như thế nào nhưng chỉ nghe nói rằng ông ta trước hết dùng những chất cặn còn sót lại trong trời đất, nặn ra đủ mọi giống vật từ những con to lớn như voi, tê ngưu, cọp đến những vật bé tí như sâu, kiến, bọ, trùng, v.v… Sau đó, Ngọc-Hoàng mới gạn lấy chất trong, chất tinh túy rồi nặn ra một giống vật khác một cách công phu hơn. Đó là loài người. Và cũng vì thế mà người ta khôn hơn vạn vật.

Riêng về việc nặn ra giống người, Ngọc-Hoàng khoán trắng cho 12 nữ thần khéo tay mà sau này chúng ta thường gọi là mười hai Bà mụ. Sự tích của 12 vị nữ thần ấy hiện nay chúng ta chỉ còn biết một cách lờ mờ. Có thuyết nói đó là những thần giúp việc cho Ngọc-Hoàng, từ lúc ông ta mới có ý định sáng tạo ra loài người. Nhưng cũng có thuyết lại cho đó là những thần được Ngọc-Hoàng giao phó cho trách nhiệm sau khi ông ta đã sáng tạo ra đủ số lượng người và vật ở hạ giới.

Về chỗ này cũng cần phải nói thêm cho rõ. Số là những người theo thuyết này thì cho là trong vũ trụ từ lúc kiến thiết xây dựng xong số lượng thần người và vật cũng như số lượng đất, nước, hơi v v… đều có hạn không thêm vào mà cũng không bớt đi một mảy may nào. Người đến khi chết có thể thành người lại, nhưng cũng có thể thành vật hoặc thành thần. Thần và vật cũng thế. Họ cũng có thể có lúc thành người sau khi chết nếu được Ngọc – Hoàng hay bộ hạ của Ngọc Hoàng phụ trách công việc đó đồng ý. Mười hai Bà mụ chỉ là những vị thần có nhiệm vụ nắn lại cơ thể cho một người nào đó khi được lệnh đầu thai làm người.

Lại có người cho 12 nữ thần đó mỗi người giữ một công việc riêng: người nắn về tai, người nắn về mắt, người về tứ chi, người về sinh thực khi, người dạy nói cười, v.v… Nhưng cũng có nhiều người thì lại cho rằng công việc của 12 nữ thần không phân biệt. Họ làm việc tập thể mà không phân công.

Việc đó chúng ta cũng không rõ chi tiết, chỉ biết rằng mỗi một người ra đời ở cõi trần đều phải qua tay 12 nữ thần chăm nom nặn mặt mũi tay chân, dạy cho nói cười khi còn đỏ hỏn. Các nữ thần đỏ không có trách nhiệm gì về thọ yêu của người mà mình chế tạo. Mỗi một khuyết điểm đều do cả 12 nữ thần chịu chung. Cho nên trước đây từng có một thi sĩ trách cả 12 nữ thần bằng hai câu thơ:

Mười hai Bà mụ ghét chỉ nhau, Đem cái xuân tình vứt bỏ đâu…

về sự đã chế tạo ra một con người mà quên mất không có sinh thực khí.

Đại khái quên và nhầm lẫn là một bệnh mà các thần cũng hay mắc phải, có đọc những truyện về sau này chúng ta sẽ thấy rõ hơn.

RẮN GIÀ LỘT, NGƯỜI GIÀ NGƯỜI CHUI TUỘT VÀO SĂNG

Đây kề chuyện trở lại lúc mới bắt đầu sáng tạo ra loài người, Ngọc Hoàng đã có ý định dành đặc biệt cho họ không phải qua cái vòng sinh tử, nghĩa là cái vòng luân hồi như trên kia đã nói. Lúc ấy, Ngọc-Hoàng đã định cho yêu một nơi loài người hễ ai quá tuổi già thì năm trong một thời gian rồi tự nhiên cái vỏ ngoài long dần ra, người hồi tỉnh lại, trút lốt già đi mà hóa thành trẻ.

Đối với những con vật khác thì không nghe nói thế nào nhưng đối với rắn tính tình độc ác thì Ngọc-Hoàng nhất định bắt loại ấy phải chết hẳn. Một Thiên thần được phái xuống hạ giới để thi hành mệnh lệnh đó. Không ngờ thần vừa chân ướt chân ráo xuống đất lại vào lầm phải chỗ rắn ở. Mà cũng không hiểu tại sao Thiên thần lại đề cho lũ rắn biết được công việc của mình. Thế là chúng nó lập tức tập hợp nhau lại hàng ngàn hàng vạn con, vây lấy sứ giả của Ngọc Hoàng và bảo rằng:

– Nếu thần không tuyên bố ngược lại là “rắn già rắn lột, người già người chui tuột vào săng” thì chúng tôi sẽ quyết một sống một chết với thần. Thiên thần kinh hoảng khi trong thấy lũ rắn có vẻ liều lĩnh, con nào con nấy ngóc cổ chực xông lên quấn chết mình, đành phải nghe lời.

Thế là từ đó loài người khi tuổi già đành phải chết, chỉ có loài rắn là được lột xác sống mãi trên trần thế.

Giận vì Thiên thần làm sai mất ý định của mình, Ngọc-Hoàng nổi giận lôi đình, cho gọi Thiên thần đến mắng cho một trận nên thân. Truyện kể rằng thần bị Ngọc-Hoàng quát to đến nỗi ngã ngất lăn từ trên trời xuống đất (1). Cũng có thuyết nói Thiên thần bị Ngọc-Hoàng đày xuống trần hóa kiếp bọ hung suốt đời chui rúc trong phân (2).

(1) Theo Nguyễn Văn Tổ: báo Trị Tân. (2) Lăng-đờ: sách đã dẫn.

THẦN NAM TÀO VÀ BẮC-ĐẨU

Nhưng loài người tuy phải chết mà vẫn có hy vọng đầu thai trở lại làm người. Công việc đầu thai là một công việc phức tạp và mệt nhất của Thiên đình. Ai sống lâu, ai chết non, ai được đầu thai ai không, ai làm người, ai làm vật, ai có tội phải làm quỷ, ai có công được làm thần, đều là những công việc đòi hỏi những người phụ trách phải rất thông minh và cần mẫn. Công việc linh tinh phải giải quyết hàng giờ hàng phút đó, Ngọc Hoàng giao hẳn cho hai thần Nam-Tào và Bắc-Đẩu.

Nam-Tào, Bắc-Đẩu nguyên là hai anh em ruột sinh đôi. Bà mẹ của họ hồi xưa tuổi già lọm khọm mới bắt đầu có mang mà thời gian có mang lại quá lâu đến những 69 tháng. Lúc sinh ra thì thấy hai cục thịt lớn dính máu không đầu, không có tay chân. Bà đã định tâm mang đi vứt cho mất tích nhưng sau không biết nghĩ thế nào lại thôi, mang về cất ở một xó. Một trăm ngày sau, tự nhiên hóa ra hai chàng thanh niên mạnh khỏe, đặc biệt là thông minh rất mực, ký ức thì thật là phi thường có thể nhớ hết những chuyện vụn vặt xảy ra ở khắp cả thế gian.

Ngọc-Hoàng thấy vậy bèn cho giữ chức vụ trọng yếu đó. Nam-Tào giữ số sinh, Bắc-Đầu giữ sổ tử. Ngọc – Hoàng còn bắt họ phải luôn luôn ở bên cạnh mình. Nam-lào ở bên tả tức là phương nam, Bắc-Đẩu ở bên hữu tức là phương bắc (1). Ngày nay, người hạ giới vẫn cho hai ngôi sao mang tên Nam-Tào, Bắc-Đẩu chính là chỗ ở nhất định của hai thần. Có người lại còn nói thêm rằng hai cái đồi ở Phả-lại tục gọi là đối Nam-Tào và đối Bắc-Đẩu chính là nơi mà bà mẹ của họ sau khi đẻ ra hai khối thịt đã đặt ở đây toan vứt xuống sông.

(1) Theo Đuy-mu-chê: Sự thờ cúng của người An-Nam.

NỮ THẦN MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG

Hai chị em Mặt-trời và Mặt-trăng hình như là con gái của Ngọc-Hoàng. Nhiệm vụ của hai cô hàng ngày phải đi xem xét dân sự một vòng, luận phiên nhau. Cô chị Mặt-trời được ngồi kiệu có bốn người khiêng đi. Trong số những người khiêng kiệu đó có hai bọn: một bọn già và một bọn trẻ thay đổi nhau. Bản tính bọn trẻ hay la cà dọc đường cho nên những khi đến lượt bọn họ khiêng kiệu có Mặt-trời thường về chậm, ngày ở dưới hạ giới hóa dài ra. Trái lại đến lượt các cụ già khiêng kiệu thì lo làm tròn phận sự, mà không nghĩ gì đến những điều khác, nên nữ thần đi được nhanh chóng, ngày ngắn lại.

Cô Mặt-trăng nguyên xưa kia nghe nói tính tình nóng nảy có phần hơn cả cô chị. Có không biết rằng nhân dân ở mặt đất khổ sở về tính tình gay gắt của cô. Việc ấy về sau đến tại Ngọc Hoàng. Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt. Từ đó tính tình của cô trở nên dịu dàng hiền lành, ở hạ giới ai cũng ưa thích. Người ta nói mỗi lần có ngoảnh mặt nhìn xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm; cỏ ngoảnh lưng lại tức là ba mươi, mồng một; cổ ngoảnh sang phải sang trái tức là thời kỳ trăng thượng huyền hay hạ huyền. Những lúc trăng có quầng là lúc tro trái mặt ngày trước hiện bụi ra.

Về chuyện cô Mặt trăng có thuyết kể lại hơi khác. Như ta đã biết cô Mặt-trăng nóng ghê nóng gớm đã làm hại người cũng như muôn vật rất nhiều. Nhưng cô vẫn chủ quan, chỉ thích sà xuống nhân gian để xem dân sự làm ăn. Cô có biết dấu mỗi lần mình sà xuống gần chừng nào thì dân sự kinh hãi chừng nấy. Họ rủa cô không ngót chỉ mong làm sao có che mặt lại và đi xa ra cho họ dỡ khốn khổ. Bấy giờ trong nhân dân có thằng Quải, thân thể to lớn, sức khỏe tuyệt trần. Anh ta quyết tâm trị cho có Mặt-trăng một mẻ. Anh ta bèn trèo lên một ngọn núi cao, đứng chực tại đó.

Hôm ấy có Mặt-trăng cứ quen thói cũ sà xuống nhìn muôn vật. Thẳng Quải chờ lúc cỏ đến gần nắm cát vụt túi bụi vào mặt cô. Anh ta ném mãi đến nỗi trời đang nóng gay gắt bỗng tự nhiên dịu lại. Nhân dân ở dưới núi hò reo vui mừng khôn xiết. Về phần cô Mặt trăng bất ngờ bị ném tối tăm cả mặt mũi, vội lảng xa ra và từ đấy cô không dám sà xuống gần hạ giới nữa. Mặt cô từ đây bị cát giắt vào nên cũng không còn sáng như trước (1),

Chồng của hai nữ thần Mặt trời và Mặt trăng là một con Gấu. Không hiểu Gấu từ đâu mà ra và lấy vợ từ bao giờ. Người ta chỉ biết thỉnh thoảng Gấu ta lại theo dõi một trong hai vợ để mà đòi hỏi giải quyết sinh lý. Lúc đó là lúc ở hạ giới gọi là nhật thực hay nguyệt thực. Cứ mỗi lần như thế mọi người phải đánh chiêng trống, gỗ vào cối giã gạo, v.v… để cho Gấu sợ mà lui mau, vì Gấu làm như thể sẽ có hại cho mùa màng, cũng là để cho cô chị hoặc cô em đừng nhãng quên phận sự. (2)

(1) Theo lời kể của dân Bắc bộ.

(2) Người Ba-na cũng có một thần thoại tương tự, nhưng thay vào Gấu là cá Bơ. Khi kể đoạn chuyện này, Kem lanh có nói: người Ba-na bảo là không phải cá Bơ ăn Mặt trời mà chính là hãm hiếp Mặt trời. Sở dĩ nói tránh đi như thế để khỏi tục, nhất là đối với trẻ em. Truyện Gấu ăn mặt trời của ta chắc cũng do sự nói tránh đại loại như thế.

CUỘC TU BỔ LẠI CÁC GIỐNG VẬT

Trên kia có nói chuyện Ngọc-Hoàng trước khi sáng tạo ra con người đã nặn ra vạn vật. Nhưng lúc sơ khởi, một phần vì thiếu vật liệu, một phần cũng vì vội vàng muốn có một thế giới ngay trong một sớm một chiều cho nên có một số động vật cơ thể cấu tạo chưa được đầy đủ: có con thiếu cánh, có con thiếu chân, v.v…

Vì thế sau đó, có một hôm Ngọc – Hoàng phải ba vị Thiên thần mang vật liệu xuống núi để làm công việc tu bỏ, bù đắp cho những con vật nào mà cơ thể còn chưa được đầy đủ. Tin ấy ban bố ra, mọi giống vật đều tranh nhau tìm đến địa điểm tạm trú của Thiên thần để xin những thứ mà mình cần thiết. Thiên thần cố lo làm tròn nhiệm vụ trong những ngày lưu lại ở hạ giới. Mọi giống vật khi ra về đều lấy làm thỏa mãn.

Khi phân phát mọi vật liệu cho các giống vật vừa hết thì có con vịt và con chó cùng đến một lần xin cho mình mỗi con một cẳng thiếu vì chó chỉ mới có ba cẳng mà vịt thì mới có một. Thấy họ đến, Thiên thần từ chối lấy cớ là các vật liệu đều đã hết nhẵn.

Nhưng sau thấy hai con vật nài nỉ dữ quả, Thiên thần thương tình bên tạm bẻ chân ghế chắp cho một chân con vịt và một chân sau con chó bị thiếu. Thiên thần dặn vịt và chó rằng:

– Khi nào ngủ chớ để cẳng này xuống đất sợ nó dây phải bùn nước lâu ngày mục đi chăng. Vậy cần phải giơ lên cho nó khô ráo.

Vịt và chó đều nhất nhất vâng lời. Vì thế mà sau này hai giống vật ấy lúc nào ngủ đều co một cẳng lên trên không.

Sau khi vịt và chó ra về, cả ba Thiên thần soạn sửa lên trời thì bỗng lại có mấy loại chim khác cùng đến một lúc như chiền chiến, đỏ nách và ốc cau, v.v… Bọn chúng vì lúc mới được sáng tạo, Ngọc-Hoàng làm vội nên con nào cũng thiếu cả hai cháu Thấy Thiên thần khoát tay từ chối, bọn chúng lấy cớ là vì nghe tin quá chậm lại vì không có chân nên không đi được nhanh mà cổ vật nài Thiên thần giúp cho mình. Một trong số ba Thiên thần thấy chúng khẩn cầu mãi mới bẻ một nắm chân hương, tháp cho chúng mỗi con một đôi làm chân. Khi thấy chân mình quá yếu ớt, bọn chim kia kêu lên:

– Chết nỗi. Chân như thế này thì đậu thế nào cho vững được.

Thiên thần trả lời:

– Hãy chịu khó giữ gìn một chút là dược. Bao giờ muốn dùng nó thì hãy đặt nhớm chân xuống đất xem có vũng không đã rồi hãy đậu. Sau này nếu có gẫy chúng ta lại sẽ thay thứ khác.

Vì thế mà từ đó dòng dõi các loại chim ấy còn giữ thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu (1).

(1) Theo Lăng-đờ: sách đã dẫn.

TRUYỆN CHẾ TẠO BA LÚA VÀ BÔNG

Khi đã có muôn vật, Ngọc-Hoàng mới nghĩ việc chế tạo ra lúa và bông để cho thế gian ăn và mặc. Về việc này thiên đình cần biết ý kiến của muôn vật đề chế tạo làm sao cho khỏi lãng phí. Một cuộc hội nghị được mở ra để cho ai nấy đều được tự do bàn cãi. Tất cả các giống vật đều có mặt. Cuộc thảo luận rất sôi nồi.

Về lúa, cuối cùng đại hội có hai ý kiến khác nhau. Một ý kiến ngả về phe voi là đề nghị Ngọc Hoàng chế tạo cho mỗi hạt lúa to bằng chót đuôi của nó. Trái lại, ý kiến ngủ về phe con thằn lằn thì mỗi hạt lúa chỉ cần to bằng đầu chót đuôi nó mà thôi.

Về bông cũng tương tự như thế. Con voi muốn rằng mỗi trái bông to bằng đầu của nó, trái lại con thằn lằn chỉ muốn to bằng đầu của mình là đủ.

Hội nghị rút cục thành hai phe: cọp, gấu, béo, tê ngưu, v.v… đều thuộc về phe voi, còn đa số những vật nhỏ khác ủng hộ ý kiến của thằn lằn. Để bênh vực cho ý kiến của mình, con voi nói:

Phải làm lúa và bông to như đuôi và đầu của tôi thì tôi mới đủ ăn đủ mặc được. Nhưng bên thằn lằn bảo:

– Làm như thế phí quả! Chúng tôi chỉ cần ăn vừa đủ dạ dày mà dạ dày của chúng tôi không to quá đuôi chúng tôi. Mặc cũng thế. Voi nếu cần, có thể dùng cho nhiều lúa nhiều bông là được. Còn đối với chúng tôi nếu lúa và bông lo quá chỉ tổ phí của Trời đi thôi.

Hai bên còn tranh cãi nhiều nữa. Ngọc Hoàng thấy ý kiến của thằn lằn có lý hơn, nên cuối cùng đồng ý với đề nghị của thằn lằn là làm lúa và bông chỉ to bằng đầu và đuôi nó mà thôi.

Thấy Ngọc-Hoàng tán thành ý kiến của đối phương, từ đó voi không dám khinh nhờn những loài vật bẻ nhỏ như thằn lằn, kiến, mối… Mỗi lần đi đâu, ăn vật gì cũng không dám động đến (1).

Tuy nhiên cũng có thuyết nói rằng hạt lúa ngày xưa to bằng cái bát. Để giúp cho loài người đỡ phải làm việc mệt nhọc, Ngọc-Hoàng còn làm cho lúa tự nhiên mọc, tự nhiên tìm về nhà người không phải cày cấy, phải gặt gì cả. Đến mùa có lúa, người ta cứ giăng một sợi giây từ đồng đến nhà, lúa sẽ theo giây đi men về như kiến bò.

Nhờ đó, loài người lúc mới xuất hiện sống một đời sống rất sung sưởng. Thế nhưng, cái sung sướng ở trên đời mỗi ngày một mất dần. Số là có một nhà nọ có chị đàn bà, đến mùa lúa chín đáng lý phải quét dọn nhà của sạch sẽ để đợi lúa về thì chị chàng lại để cho nhà ngập rác bản. Vừa khi chị chàng đang bận vào công việc khác thì lúa đã ầm ầm xô cửa tiến vào. Đã chẳng biết lỗi thì chớ, chị chàng lại dùng cán chổi vụt vào lúa túi bụi làm cho lúa vỡ tan ra từng mảnh và rủa rằng:

Bao giờ có với tre lưỡi sắt cắt cổ hãy về nhà!

Thế là từ đấy hạt lúa không còn to và cũng không tự động về nhà như trước. (2) Cũng vào lúc sáng tạo ra lúa, Ngọc-Hoàng phái một Thiên thần trần, giao cho một số hạt giống lúa và một số hạt giống cỏ vãi ra khắp thế gian để nuôi người và vật. Thoạt đầu, thần gieo tất cả số hạt giống cỏ dựng trong bàn tay bên trái. Cỏ mọc rất nhanh chóng đến chỉ trong một đêm đã lan tràn khắp mặt đất. Lúc Thiên thần gieo hết một nửa số hạt giống lúa ở bàn tay phải thì không còn có một khoảng hở nào để gieo nữa. Bất đắc dĩ, Thiên thần phải cầm nửa số hạt giống lúa còn lại mang về trời. Vì thế mà ở hạ giới cỏ đã nhiều lại mọc khỏe còn lúa thì ít lại yếu ớt, mọc rất khó khăn. Nếu không chăm bón làm cỏ hết sức thì sẽ bị cỏ át mất.

Khi biết rõ cơ sự, Ngọc-Hoàng nổi giận liền phạt Thiên thần đó hóa làm kiếp trâu. Một mặt bắt phải ăn cỏ mãi hết đời này qua đời khác, một mặt bắt kéo cày cho loài người để cho người trồng lúa. (3)

(1) Theo truyện kể của dân Trung Bộ. (2) Nguyễn văn Tố: báo Tri tân. (3) Nguyễn văn-Tố: báo Tri tân, Lăng-đờ: Sách đã dẫn.

TRUYỆN NÀNG BÂN

Trong số những người con gái của Ngọc-Hoàng có một cô gọi là nàng Bân hoặc Mân. Nàng bản tính vụng về chậm chạp nhất trong xã hội nhà trời. Tuy nhiên nàng vẫn được cha mẹ yêu chiều. Hai ông bà Ngọc-Hoàng thương con thua em kém chị nhưng không biết làm thế nào được.

Rời đó nàng Bản lấy chồng, và rất yêu chồng. Thấy trời rét đến, nàng Bân định tâm may cho chồng một cái áo mặc ngự hàn. Nhưng nàng đã không chịu chuẩn bị từ trước. Hơn nữa, nghề may và của nàng còn kém cỏi mà nàng thì muốn đẹp lòng người yêu. Cho nên từ khi bắt đầu rét, nàng loay hoay thế nào mà trời sắp sang xuân mới may trọn cổ tay (1). Nàng may mãi, qua tháng giêng hết tháng hai mới xong thì lúc ấy trời đã hết rét rồi.

Nàng mới xin cha mình cho rét trở lại để cho chồng mặc thử áo của mình may. Thương con, Ngọc-Hoàng cũng chiều nên làm rét lại mấy hôm. Thấy chồng mặc áo vừa vặn, nàng Bân lấy làm sung sướng. Do đó mà ở hạ giới vào khoảng tháng ba tuy đã nóng bức nhưng tự nhiên lại rét mấy hôm, cái rét đó gọi là rét nàng Bân.

Tục ngữ có câu: “Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân” là thế. (2)

(1) Tục ngữ có câu: “Nàng Bân may áo cho chồng May ba tháng rồng mới trọn cổ tay” (2) Theo Thực nghiệp dân báo.

TRUYỆN Ả CHỨC CHÀNG NGƯU

Ả Chức hình như cũng là con của Ngọc-Hoàng. Trái với nàng Bân, ả Chức là cô gái khéo tay nhất. Nghề chuyên môn của nàng là dệt. Quanh năm nàng xe tơ dệt biết bao nhiêu gấm đẹp dùng vào việc may áo cho mọi người ở thượng giới. Những áng mây năm sắc mà chúng ta thường thấy là gấm mà nàng đã dệt xong, tung ra phơi phóng. Ả Chức còn thạo về nghề và may, nghề làm bánh trải nữa. Vì thế nàng được Ngọc – Hoàng giao cho việc trông nom về nữ công ở hạ giới. Nàng làm việc luôn canh không biết mỏi.

Chồng ả Chức là chàng Ngưu. Lịch sử tình duyên của hai người có nhiều nỗi éo le. Hồi đó ả Chức cùng với hai cô bạn xuống tắm ở giếng Tiên. Giếng Tiên bây giờ không rõ địch xác là nơi nào nhưng nghe nói đó là một nơi mà người hạ giới chưa từng ai đặt chân đến. Vì thế mà thỉnh thoảng các mỹ nhân ở thiên đình vẫn xuống đấy vùng vẫy. Ngày hôm ấy, không ngờ lại có một chàng trai người hạ giới lên rừng đốn củi đi lạc đến đó. Người ấy là chàng Ngưu. Chàng đứng khuất ở một bụi cây thấy ba cô tự trên trời xuống cùng cởi ảo đề lên bờ xuống tắm, bèn trộm lấy một bộ rồi nấp ở một xó.

Khi ba nàng tắm xong lên bờ thì mới biết mất trộm áo. Hai cỏ kia thấy động bóng người trần vội vã mặc áo vào và bay lên trời. Còn một mình ả Chức ở lại. Chàng Ngưu ra khỏi chỗ nấp, ngỏ lời cầu thân, Ả Chức cổ xin lại áo để về trời nhưng chàng Ngưu nhất định không nghe. Cuối cùng đành phải theo chàng trai lạ kia về nhà và làm vợ chàng từ đấy.

Hai vợ chồng ăn ở với nhau được ít lâu sinh được một lúa con trai. Một hôm chàng Ngưu có việc phải đi vắng lâu ngày. Ở nhà trong lúc đồ thóc ra phơi, ả Chức tìm thấy bộ áo cũ của mình chồng giấu dưới cót. Nàng mặc áo vào và tập bay thử. Đứa bé thấy mẹ bay lên bay xuống giữa sân không biết là mẹ mình sắp lên trời, cười như nắc nẻ. Đến ngày ly biệt, nàng giã gạo làm nhiều bánh, dặn con mỗi ngày lấy một chiếc mà ăn. Đoạn, nàng cỏi trâm gài lên cổ áo của con gửi lại cho chồng rồi bay lên trời.

Chàng Ngưu trở về thấy mất vợ. Tìm áo cũ của vợ thì áo đã mất lại thấy trâm vợ cài vào áo con, chàng biết là vợ mình đã trốn về trời. Từ đấy chàng buồn rầu không thiết làm ăn gì nữa. Sau cùng chàng quyết định lên trời tìm vợ Chàng lại bồng con tìm đến giếng Tiên, hy vọng sẽ gặp vợ xuống tắm ở đấy.

Hai cha con chực mãi mấy ngày chả thấy bóng một người nào lai vãng. Đến ngày thứ ba mới gặp một cô gái tự trên trời xuống múc nước. Chàng giả làm người khát nước lại lân la chuyện trò và kể nông nỗi của mình. Cô gái nhà trời hứa với chàng sẽ về nói chuyện cho ả Chức biết. Chàng đưa chiếc trâm của vợ cho có gái cầm về cho vợ tin. Chẳng bao lâu cô gái nó được lệnh của ả Chức đưa mọi phương tiện xuống cho hai cha con lên trời.

Vợ chồng mẹ con gặp nhau, cảnh vui mừng kể sao cho xiết. Nhưng chỉ được một ngày của con đã phải trở về vì cõi thượng giới đâu phải là chỗ cho người trần trú ngụ. Phép luật của Ngọc-Hoàng rất nghiêm ngặt. Ban đầu chàng Ngưu định liều ở lại nhưng ả Chức khuyên chàng hãy về một ít lâu rồi nàng sẽ lần hồi xin với Ngọc-Hoàng sau. Rồi đó nàng bảo thị tì giòng giây cho cha con xuống. Nàng lưu ý gói cơm cho cha con ăn đường và giao cho chồng một cái trống dặn hễ đến đất thì đánh lên ít tiếng để trên này biết mà cắt giây.

Hai cha con xuống được nửa đường. Thấy con khóc đói, chàng Ngưu bèn dùng lại đặt trống làm mâm rồi giỏ cơm gói ra cho con ăn. Đứa bé làm vương vãi cơm trên mặt trống. Một bầy quạ thấy vậy bèn sà xuống mổ lấy mổ để. Khi nghe tiếng trống, ở thiên đình tưởng là cha con đã về đến nơi, vội cắt giày. Giây dứt, chàng Ngưu cùng con rơi xuống biển. Bầy quạ thấy mình gây nên cơ sự như thế vội vã bay lên trời kêu váng cả lên.

Ngọc-Hoàng khi biết rõ đầu đuôi, cảm vì tình yêu của chàng Ngưu và ả Chức bèn cho phép hai người được kết duyên nhưng bắt đôi vợ chồng phải ở riêng biệt ra hai bên bờ sông Ngân hà. Mỗi năm hai người chỉ được phép gặp nhau có một lần vào đêm mồng bảy tháng bảy của hạ giới. Đàn quạ có lỗi thì Ngọc-Hoàng bắt chúng đêm ấy phải đội đá đắp cầu cho hai vợ chồng qua sông. (1)

Vì thế mà đêm ấy người hạ giới thấy hai ngôi sao Chức nữ và Khiên-ngưu đi khít lại với nhau ở hai bên sống Ngân-hà. Và cũng vì thế mà họ còn thấy những con quạ trong khoảng tháng bảy vì đội đá nên đầu rụng hết lông thành ra đầu sói. Buồn vì lệ luật nghiêm ngặt của cha làm cho vợ chồng gặp nhau ngắn ngủi nên đã có lúc ả Chức ngồi trước khung cửi, giật dứt những giây to quẳng đi. Cũng vì thể mà tự trung tuần tháng bảy người hạ giới thấy tự trên trời rơi xuống từng sợi tơ bay ngang dọc trên mặt đất (2).

(1) Theo Lăng-đờ, Sách đã dẫn. (2) Báo Trắng an

SỰ TÍCH THẲNG CUỘI CUNG TRĂNG

Cuội không biết lên ở cung trăng từ lúc nào. Chàng ngồi dưới bóng một cây đa luôn luôn xanh tốt. Cây đa đó là cây báu mà Cuội không bao giờ rời. Lá của cây ấy có phép mầu nhiệm cải tử hoàn sinh. Vì ngồi gốc đa nên người ta gọi chàng là thằng Cội sau gọi trại ra là Cuội. Sự tích của Cuội cung trăng chúng ta sẽ kể ra sau đây:

Thuở ấy ở hạ giới có thằng Cuội làm nghề đốn củi. Một hôm vào rừng gặp một ở bốn con cọp con. Sẵn rìu trong tay, chàng bổ cho bốn con bốn nhát chết tươi. Nhưng vừa lúc đó nghe có tiếng gầm ở đằng xa, chàng biết là cọp mẹ đã về. Cuội sợ quá, vội leo tót lên ngọn cây gần đó nhìn xuống thì thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con đã chết. Nhưng sau đó một chốc, Cuội bỗng thấy cọp mẹ lẳng lặng bỏ đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ấn đớp một ít là mang về hang nhai mớm cho từng con một. Chỉ một lát bốn con vật đều sống lại. Sau đó, cọp mẹ tha con đi nơi khác.

Biết đây là một thứ cây có phép mầu nhiệm có thể làm cho người chết sống lại, Cuội mừng lắm, chờ cọp đi xong mới tụt xuống đào lấy cây ấy đem về trồng ở sau vườn. Từ đó chàng làm thuốc cứu chữa thiên hạ. Hễ có người nào nhắm mắt tắt hơi, Cuội chỉ nhai một ít lá cây đó mớm cho là y như sống lại (1).

Một hôm. Cuội lội qua sống thấy có một thây chó chết trôi. Theo thói thường, Cuội giở lá trong người ra cứu chữa cho chó sống lại. Con chó rất khôn, từ đó quẩn quýt theo người tỏ lòng biết ơn.

Lại một hôm khác, Cuội cứu sống một cô gái và sau đó cô gái ấy thuận làm vợ chàng. Tiếng tăm của Cuội đồn đại mỗi ngày một rộng.

Ngày nọ, có một bọn giặc đi qua nhà Cuội. Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh nên chúng nó quyết tâm chơi ác. Chúng nó bèn giết vợ Cuội để cho Cuội về mất công cứu chữa. Nhưng có một đứa khác bàn thêm là vứt bỏ bộ ruột để xem Cuội làm cách thế nào cho sống lại. Chúng bàn thể nào thì thực hành ngay như thế ấy.

Cuội trở về thấy thấy vợ mất cả ruột không biết tính thế nào đành chỉ ngồi mà khóc. Chó thấy thế bèn lại gần bàn với chủ tình nguyện cho chủ lấy bộ ruột của mình cho chủ dùng để cứu sống vợ. Cuội chưa từng chữa như thế bao giờ, nhưng sau cũng thực hành theo ý kiến chó, mượn ruột chó thử cứu cho vợ. Quả nhiên người vợ sống lại. Cuội bèn nặn một bộ ruột bảng đất thay vào cho ruột chó, chó cũng sống lại như trước.

Nhưng từ đấy tính nết của vợ Cuội không được như trước nữa. Đặc biệt là nói đâu quên đó làm cho Cuội lắm lúc bực mình. Đối với cây quý, thường ngày Cuội vẫn dặn vợ: “Có đái thì dái bên tây, chớ đái bên đông cây giống lên trời.” Dặn đi dặn lại mãi những người vợ chả nhớ gì cả.

Một hôm, Cuội đi rừng vắng, vợ Cuội ra vườn sau quên mất lời dặn cứ nhằm vào gốc cây quý mà đái. Không ngờ vừa đái xong, cây tự nhiên đảo mạnh, long gốc rồi lừng lũng bay lên trời. Vừa khi Cuội ở rừng về thấy cây đã lên quá đầu người hốt hoảng không biết tính sao chỉ kịp lấy rìu móc vào rễ cây định tâm kéo cây xuống đất, nhưng cây vẫn một mực bay lên, không sức nào cản nổi. Cuội nhất định không chịu buông thành thử cây kéo cả Cuội lên đến cung trăng.

Từ đấy Cuội ở luôn tại cung trăng với cả cây đa của mình. Mỗi năm cây đa chỉ rụng có mỗi một lá của nó xuống biển. Bọn cá heo đã chực sẵn khi lá xuống đến mặt nước là tranh nhau đớp lấy lá đó coi như món thuốc quý để về cứu chữa cho tộc loại (2).

(1) Nghiêm Toán: Việt nam văn học sử trích yếu. (1) Theo Lăng đờ: sách đã dẫn.


GIA PHẢ CỦA HỌ NHÀ THẦN (1)

Thần Sét – Thần Gió – Thần Mưa – Thần Lửa – Thần Bếp – Thần đất – Thần Núi – Thần Nước – Diêm – Vương Lúa – Nữ thần về nghề mộc.

(1) Trong mục này chúng tôi có đưa vào một số truyền thuyết có liên quan đến các nhân vật thần thoại mục đích là để bạn đọc biết thêm một ít về sự tích của các thần.

THẦN SÉT

Trong đám tướng tả của Ngọc-Hoàng trước tiên phải kẻ thần Sét. Thần Sét hoặc có danh hiệu là Thiên-Lôi, cũng có khi gọi là ông Sấm. Thần mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội. Thần chuyên một việc thi hành luật pháp ở trần gian. Hành động của thần phản ánh sự thịnh nộ của Ngọc Hoàng. Thần có một lưỡi búa đá. Khi xử án kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bỏ lên đầu, chứ không chém vào cổ. Có khi thần không mang lưỡi búa lên theo mà quẳng luôn tại đó. Thần thường ngủ về mùa đông, vào khoảng tháng hai tháng ba mới lại dậy làm việc.

Tính thần Sét rất nóng nảy: hễ Ngọc-Hoàng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền cho nên cũng có lúc làm cho người, vật chết oan. Vì thế mà thần Sét đã có lúc bị Ngọc Hoàng phạt vì đánh lầm giết hại kẻ vô tội. Người ta kể chuyện có lần thần bị bắt nằm im một nơi không cựa quậy ở trong một đám rừng ở Thiên đình. Con gà thần của Ngọc Hoàng được lệnh thỉnh thoảng lại mổ một cái làm cho thần đau nhói cả người nhưng không biết làm thể nào được. Khi được Ngọc-Hoàng tha, thần có thói quen là hễ thấy hoặc nghe tiếng gà là giật mình. Mỗi lần có chớp rạch, biết thần Sét sắp xuống, người hạ giới thường bắt chước tiếng gọi gà để dọa thần có lẽ cũng vì cớ đó. (1)

Thần Sét kể ra thì cực oai, cực dữ, nhưng không ai có thể tưởng tượng được rằng thần bị thua Cường-Bạo đại vương. Mặc dầu ông Cường Bạo sau rồi cũng bị thần Sét đánh chết nhưng câu chuyện này đã một dạo làm cho xấu hổ cả thiên đình.

(1) Đuy-mu-chê: sách đã dẫn.

TRUYỆN CƯỜNG-BẠO ĐẠI VƯƠNG

Sổ là bấy giờ ở vùng sông Bối (Bối-xuyên) cử như bây giờ là thuộc về Nam-định có một anh chàng tự xưng là Cường-Bạo đại vương. Mẹ ông chết từ thuở ông còn trẻ. Ông chả cần ai cưu mang, không lưồn lụy một người nào tự nuôi sống bằng nghề mò tôm bắt cá. Quanh năm, Cường Bạo bận một manh khổ tải, chui rúc trong mộ túp lều ở ven sông vẫn vui vẻ ca hát. Nhưng ông bẩm tính ngang tàng: Từ thần đến người không sợ một ai, Cường-Bạo đại vương nhất sinh chỉ làm quen có thần Bếp. Lúc bắt được con tôm cái lớp gì cũng nướng lên rồi mời thầu Bếp cùng ăn. Hai bèn chơi thân với nhau vô cùng. Những khi sắp xảy ra hiện tượng gì khác như mưa to gió bão, thần Bếp thường ghé tai mách trước cho Cường. Bạo biết. Vì thể mà Cường-Bạo ngày càng khinh thị cả thần Sét và Ngọc-Hoàng, có thể nói ông coi trời chỉ bằng cái vung.

Lại nói chuyện bà mẹ. Cường-Bạo một hôm hiện ông ta với Ngọc-Hoàng. Không rõ bà ta tức con vì có gì chỉ biết rằng từ thời lọt lòng cho đến khi mẹ chết, Cường Bạo đã nhiều lần ngỗ nghịch với mẹ mình. Bà mẹ ông giận ông lắm, một hôm lên Thiên đình kẻ lể nông nỗi và cầu xin Ngọc-Hoàng trị tội đứa con bội bạc. Ngọc-Hoàng tức giận đã sẵn liền sai thần Sét xuống đánh chết Cường-Bạo. Thần Bếp được tin, ngầm mách cho Cường-Bạo biết là tối hôm ấy sẽ có thần Sét xuống đánh. Cường-Bạo hỏi kế. Thần Bếp rỉ tại bảo:

– Tối nay đừng đi đâu cả cứ ở trong lều này. Thiên-Lôi xuống tất phải đứng lên nóc lều; nếu nóc lều có một chất gì trơn nhày thì Thiên Lôi sẽ trượt ngã mà đã ngã thì không thể làm gì được.

Cường Bạo nghe lời liền nghĩ cách để trị lại Thiên Lôi, Ông bèn lấy rau mùng tơi gĩa ra lấy nước rồi hòa với dầu vừng thành thứ nước nhờn như mỡ. Đoạn ông dùng nước ấy lưới dịu mái lều, lại quét vào là chuỗi, gác lên nóc lều. Xong mọi việc ông nấp trong xó tối chờ thần Sét xuống.

Quả nhiên đêm hôm ấy mưa gió kéo tới ầm ầm. Thần Sét từ trên nhảy xuống. Vừa đặt chân lên nóc lều, thần Sét vô tình dẫm phải thứ nước trên, trượt chân ngân lên oạch xuống đất. Thể là Cường-Bạo xô ra cầm gây vui lấy vụt để. Thần Sét sa cơ biết không thể địch nổi vội lồm cồm dậy chạy vụt lên trời, bỏ quên cả búa. Cường-Bạo mừng lắm, nhặt làm vũ khí tùy thân, đi đâu người rằng ta đã đánh được lấy búa Thiên-Lôi cũng khoe với mọi người rằng ta đã đánh được Thiên-Lôi rồi.

Lại nói chuyện thần Sét bị một chuyến đau rèm cả người, chạy về kể hết đầu đuôi cho Ngọc Hoàng nghe. Ngọc-Hoàng hầm hầm nổi giận mắng thần Sét rằng:

Ngươi là thần nhà Trời đi trị một đứa thường dân, vậy mà để đến nỗi thua nó, bị nó đánh cho phải cắp đít chạy về; như vậy còn thể thống gì nữa. Nếu ngươi không giết được nó thì ta sẽ cách chức Thiên-Lôi đi!

Nói rồi Ngọc-Hoàng lại sai thần Nước đi giết Cường-Bạo. Được tin, thần Bếp lại lén mách cho Cường-Bạo biết. Cường-Bạo vấn kế. Thần Bếp bảo:

Thủy – Tế chỉ chuyên môn có nghề dâng nước mà thôi. Hãy chuẩn bị làm bè cho chắc chắn, như thế dù Thủy thần có dâng nước cao đến đâu, cũng không chết đuối. Nhưng cũng nên đề phòng có cả thần Sét phối hợp xuống đánh nữa đấy.

Cường Bạo nhất nhất tuân theo. Lúc thần Nước bắt dầu dâng nước lên thì ông đã dẫn chuỗi kết thành một cái bè. Trên bè có làm rạp bằng lá chuối quét sẵn thứ nước trơn hôm nọ. Ngoài ra ông còn cắm mỗi góc một lá cờ và đặt trước chỗ mình ngồi một chiếc trống.

Qua ngày hôm sau, nước sông to mênh mông như biển, ngập cả nóc lều của Cường-Bạo. Nhưng Cường-Bạo đã ung dung ngồi trên bè, phất cờ đánh trống ầm ĩ. Lại đứng dậy múa lưỡi búa mà nói rằng:

– Phen này ta quyết lên phá Trời một chuyến chơi!

Lúc ấy, Ngọc Hoàng đang cùng với các thần hội họp, chợt nghe tiếng trống vang lừng và tiếng người hò hét dữ dội bèn phái một thần xuống thử xem là tiếng gì. Thiên thần xuống nghe ngóng một lúc lâu rồi trở về tâu là Cường – Bạo đang chống cự với Thủy thầu và còn toan nhân dịp này lên phá cả Trời. Ngọc Hoàng bèn phán rằng:

Thôi, kíp sai Thủy thần rút nước ngay đi kẻo vạ lây cả sinh linh. Thắng Cường – Bạo quả thật là bạo thiên nghịch địa đến thần Sét, thần Nước cũng phải chịu; dành để vậy chờ dịp khác.

Vì thế lần đó Cường-Bạo cũng thoát nạn. Ông lại càng chơi thân với thần Bếp và đãi thần rất hậu. Nhưng từ đó trở đi, tin chắc là có thần Bếp ủng hộ nên Cường Bạo không đề phòng và lại càng tung hoành hơn trước, không còn coi ai ra gì nữa. Cho đến một hôm Cường-Bạo một mình lửng thửng đi ra đồng. Hôm đó trời quang tạnh. Thần Sét từ dạo ấy vẫn căm thủ Cường Bạo luôn luôn để ý rình mò và nhè lúc Cường-Bạo không phòng bị, thình lình nhảy xuống đánh chết (1).

(1) Theo Vũ Nguyên-Hanh: Đại-nam kỳ nhân liệt truyện.

THẦN GIÓ

Thần Gió có một hình dạng kỳ quặc. Thần không có đầu. Bảo bối của thần là một thứ quạt màu nhiệm. Thần sẽ làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh Ngọc Hoàng. Những lúc thần Gió phối hợp với thần Mưa có khi cả thần Sét nữa cùng hoạt động là những lúc đáng sợ nhất. Thỉnh thoảng thần xuống hạ giới đi chơi vào những buổi tốt trời. Đó là lúc giữa đồng bằng tự nhiên nổi lên trận gió xoáy, dân gian thường gọi là thần Cụt đầu. (1)

Thần có một đứa con còn nhỏ hay nghịch ngợm. Người ta kể chuyện có một hôm gặp khi thần đi vắng, người con ở nhà giở quạt của cha làm gió thổi chơi. Lúc ấy ở hạ giới có một người vì mất mùa đói khổ, cái ăn tìm không ra. Hôm đó trong nhà lại có vợ đau nặng, ông ta phải cất công đi rất xa hơn một ngày dường mới xin được một bắt gạo đề về nấu cháo cho vợ. Khi về gần đến nhà, ông dưa gạo xuống ao để vo. Lúc đó trời quang mây tạnh. Bất đồ trận gió do con thần Gió quạt lên từ tung làm cho bát gạo của người kia đựng trong rá văng xuống ao bùn.

Người nọ khóc lóc thảm thiết không biết bắt đền ai căm tức thần Gió vô hạn, quyết tâm hiện lên Thiên đình. Ngọc-Hoàng nghe rõ câu chuyện mới đòi thần Gió đến quở trách. Thần Gió thú thật là có đứa con ở nhà nghịch bậy. Ngọc-Hoàng cho đó là tội không thể tha thứ được mới đày con thần Gió xuống trần bắt đi chăn trâu cho người mất gạo kia. Sau đó được ít lâu. Ngọc-Hoàng lại bắt con thần Gió hóa làm cây ngãi, tức là cây mà người hạ giới thường gọi là cây ngãi gió cây ngãi tướng quân, để báo tin gió cho thiên hạ. Mỗi lần cây ngãi gió cuốn bóng cuốn lá lại, người hạ giới bảo là trời sắp nổi gió nổi mưa. Lại mỗi lần trâu bị cảm gió, người ta thường lấy lá cây ngãi chữa, vì cho nó có kinh nghiệm về bệnh của trâu trong thời gian giữ trâu cho người mất gạo. (2)

(1) Người Nghệ-Tĩnh gọi là ma Cụt-trốc; người Nam bộ gọi là ông Cụt. (2) Theo Nguyễn Văn Ngọc: Truyện cổ nước Nam.

THẦN MƯA

Đến việc làm ra mưa thì Ngọc-Hoàng ủy thác cho thần Mưa. Người thần hình rồng, có tài lên trời xuống nước bất kỳ lúc nào cũng được. Thần có phép thu hình lại bằng một con cá nhưng có thể dẫn người ra dài hàng ngàn trượng. Ở đây ta cũng nên phân biệt thần Mưa với thần Nước. Cả hai thần đều cùng mình rồng, cùng một tộc loại nhưng nhiệm vụ mỗi bên mỗi khác. Thần Mưa thường xuống hạ giới hút nước sông nước biểu vào bụng nó cũng rồi bay đi, có thể rất xa, phun nước ra cho thế gian ăn uống cày cấy và cho cây cỏ mạnh khỏe. Chúng ta cũng nên biết là công việc của thần Mưa cũng như công việc của thần Gió là công việc hữu ích cho muôn loài ở hạ giới. Thế nhưng cũng có nhiều khi các thần đó phân phối không đều nên gây ra tai hại. Nhất là thần Mưa có nhiều lúc nhầm lẫn: sông biển không hút lại nhè đồng điền hoặc nhà cửa mà hút làm hư hỏng rất nhiều của thiên hạ. Có nhiều lúc, thần Mưa chỉ lo đi tưới nước cho những vùng hẻo lánh cách xa đại dương hàng vạn dặm mà quên bằng cả những vùng ở sát ngay bờ biển. Đó là những cái quên “chết người” đã gây ra những vụ kiện tại thiên đình như câu chuyện kể dưới này là một.

TRUYỆN CÓC KIỆN TRỜI

Ngày ấy, thần Mưa vắng mặt lâu ngày. Người ta không hiểu thần còn bận những công việc gì ở đâu, đến nỗi luôn trong ba năm nước không nhỏ xuống được một giọt. Ngày ngày cô Trời, cô Trăng nung nấu thiên hạ, cây cỏ lúa má chảy khô, đất đai nứt nẻ. Thú vật và người chết dần chết mòn. Tất cả đều nguy khốn đến nơi.

Lúc đó muốn vật còn sống sót đều tập trung ở vùng nước cuối cùng đã cạn trợt. Ngày cũng như đêm nào voi, cọp, trâu, ngựa, tề ngưu, lợn, thỏ, chồn, cáo, gấu, mèo, bươu, nai, cóc, nhái, v,v… chen nhau giải khát ở vắng bùn đó. Hôm ấy, sau khi giải khát xong, đa số giống vật bèn quay ra thảo luận tìm cách đối phó trước tình thể hiện tại. Cuộc hội họp mỗi lúc một đông và một sôi nổi. Cuối cùng các giống vật đều đồng ý cử một đại biểu lên trời đòi Ngọc-Hoàng phải ra lệnh cho thần Mưa trở về nhiệm vụ gấp gấp. Hội nghị ban đầu cử Thỏ là kẻ có trí khôn để lên tùy cơ ứng biển. Nhưng Thỏ chối từ và nói:

– Tôi đi không bằng Cóc. Cóc là kẻ có mưu trí lại vừa gan góc hơn tôi nhiều lắm.

Hội nghị đồng ý cử Cóc đi. Cóc quả quyết nhận lời nhưng đề nghị phải có Cáo, Gấu và Cọp cùng đi với mình mới hòng đấu tranh được thắng.

Về ý kiến của Cóc được hội nghị đưa ra hỏi Cáo, Gấu và Cọp thì Cáo và Gấu đều ưng thuận. Duy chỉ có Cọp khi nghe tin mình phải ở dưới quyền của Cóc thì tỏ ý không bằng lòng. Cọp nói:

– Thứ gì một con các bé nhỏ lại đứng đầu phái bộ thì kiện Ngọc-Hoàng thế nào được. Nếu Cóc muốn ta đi theo thì trước hết hãy thi với ta nhảy qua nhảy lại cái vũng này hai lần. Các có nhảy sang trước là thì ta mới chịu.

Cóc đồng ý. Cọp bèn nhún mình nhảy qua bờ bên kia. Khi sang đến nơi lên tiếng hỏi Cóc thì đã nghe tiếng Cóc trả lời: “Sang rồi”. Cọp lại quay mình lấy đà quất đuôi nhảy về. Khi đến nơi thì đã thấy Cóc vụt sang trước mình một đoạn xa và đã cười lớn trước sự hoan hô của mọi con vật. Sự thực thì Cóc đã khôn ngoan cấu vào đuôi Cọp cả hai lần nhảy. Cho nên khi Cọp vừa đến nơi quất đuôi một cái thì Cóc đã văng xa và trước Cọp một đoạn.

Tuy nhiên Cọp vẫn ngờ vực, chưa chịu thua. Cọp bảo:

– Ta cai quản mọi thú vật ở rừng. Mọi thú vật đều phải nộp mình cho ta ăn thịt, không lý nào ta lại thua ngươi.

Nói rồi Cọp mửa cho Cóc thấy lòng của hươu, nai, cầy, cáo, v.v… Nhưng Cóc không nói gì, cũng mửa ra một bãi bên cạnh, trong đó có một nhúm lỏng Cọp mà Cóc cắn ở đuôi Cọp trong cuộc thi nhảy vừa rồi. Cọp giật mình không ngờ Các lại có bản lĩnh cao cường như thế. Bấy giờ Cọp đành theo Cóc, không còn thắc mắc gì nữa.

Bốn con vật lên đến Thiên đình thấy trước của có đặt một cái trống. Theo thủ tục của nhà trời thì ai có việc gì oan khốc muốn gặp Ngọc Hoàng mới sẽ đánh trống đó lên. Cóc bảo các bạn hãy náu hình ở sau bụi rậm chờ đó, còn mình bước vào nhảy lên trống đánh inh ỏi. Ngọc-Hoàng nghe tiếng bèn sai một Thiên thần ra xem. Thiên thần bước ra nhìn ngược nhìn xuôi không thấy gì cả, mãi về sau mới nhận ra Cóc ngồi nép bên cạnh trống. Thần tỏ ý khinh thị hỏi Cóc đi đâu.

Cóc giương đôi mắt lên trả lời vắn tắt là đi kiện Trời. Thiên thần bĩu môi hỏi kiện việc gì. Các không đáp chỉ trả lời cộc lốc là cần phải gặp mặt Ngọc Hoàng mới bày tỏ được.

Khi nghe Thiên thần báo cáo thái độ xấc xược của con vật tý hon, Ngọc-Hoàng tức giận bèn sai một bầy gà ra mổ cho Cóc sợ hãi phải lui sớm. Nhưng không ngờ gà vừa ló khỏi cửa Thiên đình thì Cóc ra hiệu cho Cáo ở ngoài bụi xông vào vồ lấy gà ăn thịt tuốt. Cóc lại nhảy lên đánh trống ầm ĩ. Biết bầy gà thần bị hại. Ngọc-Hoàng cả giận sai chó ra giết Cáo, nhưng chó vừa ra đến nơi sủa lên mấy tiếng đã bị Gấu vô chết trơi. Ngọc Hoàng lại sai một toán linh ra trị Gấu. Lần này, Cọp xông ra quật chết toán lính không sót một mống nào.

Ngọc-Hoàng thấy mình mấy lần bị thua thiệt, không ngờ con vật tuy nhỏ bé nhưng lại khó trị được nó mới đổi giận làm lo. Bèn lại sai Thiên thần ra mời Cóc vào tiếp đãi tử tế rồi hỏi − “Cậu” lên đây có việc gì?

Cóc nhảy tót lên ghế ngồi. Cóc trách Ngọc Hoàng không lưu ý đến hạ giới. Rồi kể chuyện hạn hán ở trần gian: nỗi khốn khổ của muốn vật, tranh nhau một vũng nước bùn; nỗi nguy ngập của nòi giống mình, không có nước để đẻ con, v.v… Đoạn Cóc yêu cầu Ngọc-Hoàng phải làm mưa xuống gấp.

Ngọc-Hoàng xét lại sự đó mới hay thần Mưa bấy lâu nhãng bỏ công việc đắp chiếu nằm khoèo.

Lập tức, Ngọc Hoàng giục thần Mưa và bộ hạ bay về hạ giới hút nước để phun khắp mọi vùng cấp cứu muôn vật.

Trước khi Cóc ra về, Ngọc-Hoàng còn dặn từ rày về sau hễ khi nào cần mưa thì Cóc cứ kêu lên ít tiếng tự khắc Ngọc-Hoàng biết mà bảo làm mưa ngày không phải lên trời làm gì. Thấy Cóc đấu tranh thắng lợi lại thấy ông Trời gọi tên Cóc bằng “Cậu” nên mọi giống vật đều kiêng nể không dám động đến nó. Tục ngữ có câu:

Con cóc là cậu ông Trời,
Hễ ai đánh nó thì trời đánh cho.

là cũng do câu chuyện đó. (1)

(1) Theo Tạp chí Đông dương.

TRUYỆN CÁ GÁY HÓA RỒNG

Thần Mưa và bộ hạ của thần đều thuộc về loại rồng cho nên số lượng chỉ có hạn không thể làm xuể được công việc phân phối nước cho khắp mặt đất là một công việc tương đối nặng nề nhất của Thiên đình. Vì thế Ngọc-Hoàng quyết định mở một cuộc thi đua để chọn những giống vật nào có tài, huấn luyện cho trở thành rồng hút nước phun mưa giúp sức với thần Mưa. Cuộc thi đó gọi là cuộc thi hóa rồng.

Về địa điểm, Ngọc-Hoàng chọn nhiều nơi, đặc biệt chú ý nhất là địa điểm của Vũ (Vũ-môn) cứ như bây giờ là thuộc về Hà tĩnh. Một địa điểm khác là của Rồng (Long-môn) cứ như bây giờ thuộc về Hưng-hóa. Lại một địa điểm nữa cũng gọi là của Rồng (Long môn) cứ như bây giờ thuộc về Triết-giang ở Trung quốc. (1)

không hiểu Ngọc-Hoàng cho chọn những địa điểm ấy có dụng ý gì nhưng lấy một địa điểm thứ nhất của Vũ mà nói thì ở đó Ngọc-Hoàng đã cho dọn sẵn thành một cái khe từ trên núi cao chảy xuống, trải qua ba đợt thác không cao quá mà cũng không thấp quá. Ở xa trông lên như một tấm vải giăng ra nên người hạ giới vẫn gọi là khe Bộc-bố.

Cuộc thi đua cũng vì thế gồm có 3 đợt, mỗi đợt kẻ dự đua cần phải vượt qua một cái thác nước. Những ai có đủ bản lĩnh vượt qua đủ ba đợt thác đó mới được hóa rồng. Qua đợt thứ nhất được chấm một điểm. Qua đợt thứ hai đã được biến hóa một ít nhiều cho đến khi qua đợt thứ ba mời biến hóa hẳn. Việc đó Ngọc-Hoàng ủy cho một Thiên thần chấm đua. Ngày thi mở vào cuối mùa xuân nhằm vào mồng bốn tháng tư âm lịch của hạ giới. Đó là ngày nhất định cho mọi địa điểm.

Khi lệnh của Ngọc-Hoàng truyền xuống, mọi giống vật ở sông suối ao hồ đều nô nức chuẩn bi đề tới dự thi. Không kể những bọn cá sấu, ba ba người nặng nề chậm chạp không làm gì được, còn thì con nào con nấy đều cố công ra sức tập dượt. Nhưng đến ngày vào thi phần nhiều đều bị loại ngay từ đợt dầu. Những bọn Trâu, Hẻn, Mề, Trắm, Sộp. v.v… mạnh khỏe nhanh nhẹn là thế mà cũng đành chịu, chả thấy có anh nào có thể vượt lên khỏi cái thác nước thứ nhất. Chỉ có Rô là kẻ đầu tiên lấy đà làm một phóng vượt lên được đợt một. Thiên thần chấm cho Rô được một điểm. Cả trường đua hoan hô chúc mừng Rô. Họ hát khuyến khích:

Năm nay mưa giỏ dồi dào,
Cà Rô rạch ngược lên đầu Vũ-môn. (hay non cao) (2)

Nhưng sức Rô chỉ có thể. Đến thác thứ hai thì nó đành chịu, vừa nhìn lên đã ngợp không dám thử. Thế là trượt. Tuy nhiên Rô vẫn mang chút vinh dự được vào lọt kỳ thứ nhất. Bởi vậy bây giờ chúng ta thấy cá rô con nào con nấy cũng có một vết chấm ở trên mũi.

Đến lượt của Tôm. Tôm vốn có tài nhảy hơn Rô. Chỉ một phóng, Tôm vượt lên được đợt một. Đợt thứ hai, Tôm cũng lấy đà vượt qua. Tiếng hoan hỗ reo dậy. Mọi vật đều chắc chắn là Tôm sẽ thành công bởi vì từ đầu râu, vây vảy cho đến chân đuôi đã được Thiên thần biến hóa cho gần giống với rồng cả rồi. Nhưng đến đợt thứ ba sức lực Tôm kiệt quệ nên vừa lấy đà phóng lên cao đã bị ngã nhào lộn cổ đến nỗi co rúm cả người lại, lưng còng xuống, ruột già lộn lên đằng đầu. Tôm như thế lại là trượt nốt.

Bây giờ đến lượt Gáy. Trước hết chúng ta cũng nên biết tộc loại nhà Gáy trong cuộc thi này đã chuẩn bị khá đầy đủ. Trước kỳ thi một ngày bọn chúng có một cuộc hội nghị lớn ở sông. Trong cuộc hội nghị đó cả bọn đều quyết tâm thao luyện để nắm chắc phần thắng. Một con đưa ra kinh nghiệm là nuốt thứ hoa cây ngãi tiên thì tinh thần sẽ khỏe khoắn, cơ thể sẽ nhanh nhẹn bội phần. Mà cây ngãi tiên mọc ở dọc bờ sông chả thiếu gì, hàng năm đến cuối mùa xuân hoa nở, hoa rụng trôi sông không biết bao nhiêu mà kể (3). Cả bọn đều nghe theo. Đến ngày thi, quả nhiên Gáy trội hẳn hơn mọi loài khác. Chỉ một loáng, Gáy lần lượt nhảy qua ba thác nước không nghỉ lâu ở một thác nào. Sức của Gáy có thừa đến nỗi khi vượt qua mỗi thác, Gáy nhảy quá cao, đầu va vào đá chan chát. Tiếng hoan hô cùng với tiếng trống vang trời dậy đất. Thế là Gáy thắng. Thiên thần đã cái biển cho Gáy từ đầu râu cho đến vậy đuôi đều được hóa hẳn theo rồng. Lại truyền cho phép thuật nuốt nước phun mưa, lên trời xuống biển, khi ẩn khi hiện rất mầu nhiệm. (4)

Ngọc-Hoàng mừng rỡ vì thấy công việc của mình có kết quả. Gáy rất sung sướng được đảm đương nhiệm vụ mới. Do câu chuyện này mà có câu tục ngữ:

Mồng ba cá đi ăn thề,
Mồng bốn cá về cá vượt Vũ-môn.

Hàng năm những người đánh cả ở gần Vũ môn thường kiêng không thả lưới trong những ngày ấy. Bọn nhà Nho sau này thì lại cho đó là một cuộc thi giống như khoa cử của triều đình phong kiến đặt ra. Một câu trong bài phủ Thúc ước của Lê Hồng Hàn là:

Văn ba tầng cửa Vũ giương vậy…

chính là đem việc thi cá mà so sánh với việc thi người vậy.

Cũng nên nói thêm là trong cuộc thi này có xảy ra một chuyện thủ vị. Số là Cóc nghe tin, cũng đến xin thì với các loài cá để mong mình được hóa rồng. Nhưng lúc sắp vào dự cuộc, Thiên thần ngắm mãi hình thù Cóc bảo Cóc không phải là loài cá không cho Cóc thi. Các loài cá cũng không muốn cho Cóc dự vì đã biết Cóc vốn có tài nhảy. Nhưng Cóc cố tự biện luận cho mình là một loài xưa nay đã từng ở nước không khác gì cả. Thiên thần không biết tính sao đành phải lấy cớ là Cóc xấu xí đuổi Cóc ra. Nhưng bị đuổi mấy lần, Cóc vẫn lại cứ cố chen vào trong hội trường đồng nghìn nghịt. Sau đó Thiên thần phải vạch vào đầu Cóc một vệt vôi để cho dễ nhận nếu Cóc lại lần vào nữa. Vì thế mà có câu tục ngữ:

May ra thì rồng gặp vận, Chẳng may thì Cóc bởi vôi. (5)

(1) Trương Quốc Dụng: Sách đã dẫn. (1) Nguyễn Văn-Ngọc: Sách đã dẫn. (3)Trương Quốc Dụng: Sách đã dẫn, (4) Theo Xit-bờ rông: Cô tích và truyền thuyết ở nước An-nam. (5) Theo Nguyễn văn-Minh: Văn liệu từ điền.

THẦN LỬA

Thần Lửa là một bà già mặt mũi rất hung dữ. Người ta thường gọi là bà Hỏa. Thần chuyên giữ một thử lửa rất mầu nhiệm có thể đặt nồi không mà nấu ra đủ những thức ăn rất ngon lành. Nhưng thủ lửa ấy không phải là để cho hạ giới dùng.

Người ta kể chuyện ngày xưa có một ông lão đi vào trong rừng sâu bỗng bắt gặp một bếp lửa của bà Thần lúc đó đang đi đâu vắng. Ông ta mừng quýnh bèn chặt một ống nứa không đặt lên bếp lửa. Chỉ trong một chốc, ống nứa tự nhiên thấy đầy cơm chín lại có cá cả thịt nữa. Ông bèn đổ ra lá ăn một bụng no nê rồi ngủ luôn tại đó. Chẳng dè trong khi ông lão ngủ say thì bà Thần bất chợt trở về. Thấy có người lạ khám phá ngọn lửa mầu nhiệm của mình, bà Thần bèn rút bầu nước mang theo người ra tưới tắt bếp lửa rồi đi mất. Chừng ông lão tỉnh dậy thấy tắt mất bếp biết là thần Lửa không muốn cho mình hưởng, nhưng ông cụ cũng cố bươi đống tro tàn ra xem thì may thay hãy còn một tí than đỏ. Ông lão mừng rỡ vội bỏ vào khố bọc lại mang về nhà nhen nhóm nó lên.

Từ đó ngày nào cơm thịt cũng ê hề, gia đình ông lão sống rất sung túc. Và cũng từ đó, ông lão luôn luôn gìn giữ ngọn lửa không bao giờ dám để tắt.

Nhưng một hôm lúc ông cụ đi vắng, người dâu của ông vừa đi ra suối múc nước về bỗng thấy lửa bén vào vách mà nhà vắng không có ai cả, bà ta lật đật mang cả và nước xối vào khắp cả mọi nơi. Đến chừng ông lão trở về thì không còn một chút tiếc thay lửa đã tắt ngấm không còn một chút than đỏ nào nữa.

Từ đó cha con mất hết thứ bảo vật của thần. (1)

Thần Lửa cũng có nhiều lúc hung dữ cho bộ hạ đi tàn phá nhân dân, cây cối. Người ta thường phân biệt lửa của thần trong khi đốt nhà là một thử lửa màu xanh xanh liếm từ trên nóc liếm xuống. Trong số bộ hạ thần Lửa có thằng Bợ hung ác quen thói. Nó ở với thần Lửa lâu năm, một hôm ăn cắp lửa của thần rồi trốn đi. Nó là kẻ thù của loài người (2). Hình như về sau nó bị thần bắt được và đày xuống địa ngục.

(1) Theo lời kể của dân Trung bộ. Người Bana cũng có sâu chuyện tương tự như thế. (2) Theo Lăng đơ: Sách đã dẫn.

THẦN BẾP

Ngoài thần Lửa còn có thần Bếp hoặc gọi là thần Táo hay Núc, trông nom củi lửa bếp núc cho trần thế. Có lẽ thần Bếp xuất hiện không xưa lắm. Có một điều là giữa thần Bếp với thần Đất công việc và trách nhiệm mỗi bên một khác, nhưng trong nhân dân vẫn coi hai thần gần như là một. Họ gọi thần Bếp là Thổ công. Trái với thần Lửa, thần Bếp rất hiền lành dễ tính. Truyện kể rằng thần Bếp gồm có một bộ ba: một người đàn bà với hai ông chồng.

Nguyên ngày xưa có hai vợ chồng tên là Trọng-Cao và Thị-Nhi. Hai người lấy nhau đã lâu mà không có con. Thị-Nhi rất yêu chồng. Nhưng chán về nỗi tính tình của chồng ngày một bạo ngược, hay gây chuyện đánh vợ, nàng nhân một hôm nọ chồng vác cây đánh mình, bèn bỏ đi biệt.

Đến một xứ khác, Thị-Nhi lấy một người chồng khác tên là Phạm-Lang. Cuộc ái ân lần này rất đằm thắm, chồng yêu vợ rất mực. Hai vợ chồng chăm lo sản xuất ở đồng ruộng. Tuy nhiên Thị-Nhi vẫn không quên chồng cũ.

Lại nói chuyện Trọng-Cao từ khi vợ bỏ đi, ra buồn bực và hối hận bèn cũng bỏ nhà đi tìm vợ. Chàng cứ lần mò đi mãi đến đâu xin ăn đó. Một hôm tình cờ đến gõ của nhà Phạm-Lang. Lúc đó Phạm-Lang đi vắng chỉ có một minh Thị-Nhi ở nhà. Thị-Nhi vừa nhìn mặt biết là chồng cũ. Nhưng Trọng-Cao thì trái lại không nhận ra vợ của mình.

Đói khát lâu ngày không ngờ lại được Thị Nhi đãi cơm rượu, Trọng-Cao ăn uống mặc sức. Ăn xong, say quá nằm lăn ra ngủ. Thị-Nhi không muốn cho chồng mới biết chuyện, bèn vực Trọng Cao giấu vào đống rơm ở góc vườn rồi phủ rơm lại cho ngủ yên.

Chiều hôm ấy, Phạm-Lang trở về. Trước khi đi ngủ, chàng đốt đống ra ở góc vườn để ngày mai bón ruộng. Ngọn lửa gieo vào nơi có Trọng Cao đang ngủ say. Đến chừng Thị-Nhi biết thì Trọng-Cao đã bị chết cháy. Thương chồng hóa ra giết chồng, hàng đau đớn quá, cái đau đớn không thể thổ lộ được, bèn nhảy ngay vào đống lửa đang bốc ngùn ngụt. Phạm Lang thương vợ, cuối cùng thất chí cũng gieo mình chết luôn bên cạnh Thị-Nhi.

Ngọc-Hoàng cảm vì tình yêu của ba người bèn cho làm thần Bếp cử đi trông nom thời nấu ăn uống cho nhân gian, luôn thể xem xét từng gia đình trong một năm có những hành động tốt xấu thế nào để đến ngày 23 tháng chạp sẽ lên báo cáo cho mình biết. (1)

Thần Bếp có hai bộ hạ: bộ hạ thứ nhất là cả Chép giúp thần trong việc đi về từ hạ giới lên Thiên đình. Bộ hạ thứ hai là Nhện giúp thần báo tin cho người. Việc Nhện làm bộ hạ thần Bếp cũng có lai lịch.

(1) Theo Đuy-mu-chê: Sách đã dẫn.

TRUYỆN NHỆN LÀM BỘ HẠ THẦN BẾP

Thuở mới sinh ra muôn vật, Ngọc-Hoàng phân phối cho Nhện giăng lưới ở trong nhà của loài người để kiếm ăn. Nhưng nó tốn biết bao nhiều công sức, thì giờ, nhả biết bao nhiều tơ lòng mới làm xong được một cái lưới hòng kiếm miếng mồi thì con người cầm chổi qua một lượt, lưới đã đứt tung.

Nhện rất đau lòng nhưng cũng rất kiên nhẫn. Mỗi lần bị người phá hại công lao bồ hôi nước mắt, Nhện lại nhả tơ làm lại lưới khác. Nhưng Nhện cảng làm bao nhiêu, người càng phá bấy nhiêu. Bực mình, Nhện bèn phân trần với thần Bếp. Thần Bếp bảo:

– Ngươi ở nhờ trong nhà của người đã không giúp ích gì cho người mà hàng ngày làm những chuyện rác bẩn bảo người không phá lưới của ngươi đi sao được. Chỉ có cách là người đi chỗ khác mà giăng lưới vậy.

Nhện đáp:

– Tôi cũng muốn giúp ích cho người nhưng biết làm thể nào được. Có cách gì bảo hộ tôi với. Thần Bếp suy nghĩ một lúc rồi bảo:

– Sức ngươi không làm được nghề ngỗng gì giúp ích cho người được cả. Thôi thì nhân thể ta đang cần một kẻ báo tin. Nếu người bằng lòng thì bắt đầu từ nay mỗi khi có tin gì mới là sẽ mượn người đến báo cho người biết.

Nhện vui lòng nhận lời.

Vì thế từ đó loài người đối đãi với Nhện có phần tốt hơn trước. Khi bỗng dưng có Nhện sa trước mặt, người ta tin là Nhện đến báo trước nắng mưa (1) hay có tin gì mới (2). Những lúc đó người ta bảo nhau:

Chẳng mai thì mốt có tin,
Nhện sa trước mặt bạn nhìn mà coi.

(1) Tục ngữ có câu: “Nhện đen thì nắng, nhện trắng thì mưa”. (2) Theo Xét-bờ-rồng: sách đã dẫn

THẦN ĐẤT

Thần Đất có khi là mình rồng cho nên cũng có tên là Thổ địa Long thần. Thần thường hiện ra với hình dạng một cụ già. Thần sinh hoạt ở dưới mặt đất nhưng cũng biết hết các việc ở trên trần thể. Như trên đã nói, có nhiều người thường lộn lẫn thần Bếp với thần Đất. Việc ấy chắc cũng có duyên cớ mà ngày nay ta không rõ. Họ nói trong 7 ngày cuối năm, thần Đất vắng mặt ở hạ giới lên châu Ngọc-Hoàng, mặt đất đều ngừng hoạt động, vạn vật cũng ngừng sống trong một tuần đó. Đến 30, thần mới xuống trần, mặt đất và muôn vật ở trên mặt đất như bừng tỉnh dậy sau một giấc ngủ. Trong những ngày đó người ta không dám động đến đất của thần. Chẳng những họ không cày bừa mà còn không dám đào bới gì vào đất. Mãi đến mồng 2, sau khi làm lễ “động thổ” nghĩa là sau khi được phép của thần Đất người ta mới lại dụng chạm đến đất. (1) Oai quyền của thần rất lớn. Đối với kẻ nào phạm vào việc thay đổi đất đai thuộc khu vực của mình mà không xin phép, thần nhất định trừng trị. Thần có phép dời cát, thay núi chỉ trong nháy mắt.

Người ta kể chuyện có lần có một Thiên thần lên Ngọc Hoàng xuống định xây một bức thành trong một đêm. Địa điểm xây thành, Thiên thần đã chọn ở bờ một con sông nhỏ, cứ như bây giờ là sông Kỳ-cùng thuộc về Lạng-sơn. Thiên thần vừa bắt tay vào việc thì gặp thần Đất hỏi làm gì? Thiên thần đáp:

Ta đắp giúp cho người một bức thành. Không được, đất ở đây thuộc nhiệm vụ ta canh quản. Tại sao người đào bới đất mà không báo trước cho ta biết. Ta bảo cho biết là ta không cho phép người đắp thành.

Không cho ta cũng cứ đắp.

Thiên thần nhất định không chịu thua thần Đất và quyết xây xong trước gà gáy sáng. Thần Đất cũng nhất định cản trở không cho thần kia xây.

Thoạt đầu, Thiên thần chọn địa điểm ở bên hữu ngạn. Thần làm việc rất hăng hái định xảy xong trước thời gian đã định. Nhưng thần Đất thình lình bốc một hòn núi đá Phía-vệ đến đặt sát một bên thành để ngăn cản. Hai lần Thiên thần nắm núi đá quẳng ra xa thì hai lần thần Đất lại nhặt đặt vào chỗ cũ, Thiên thần túc mình sẵn cung tên lắp bắn một phát vào núi. Thần Đất cổ giữ không cho nó chuyển và nhỏ mũi tên vứt đi.

Thiên thần tức mình bên bỏ dở công việc ở hữu ngạn sang xây dựng bên tả ngạn. Thần xây rất gấp để bù những thì giờ đã mất. Thần đã xây xong của Tây và cửa Nam. Lần này thần không thấy bàn tay của Thổ thần phá hoại. Nhưng đang lúc làm việc tất lực thì bỗng nhiên có tiếng gà gáy sáng. Thời thể là hỏng vì nếu sáng rõ thì Ngọc-Hoàng sẽ biết và sẽ trị về tội ban đêm bỏ đi chơi.

Thiên thần vội vàng bốc một hòn Thổ-sơn từ nơi xa về lấp kín công việc đang dở dạng rồi trở về Thiên đình. Nhưng khi về đến Thiên đình thần ngồi chờ mãi vẫn không thấy sáng. Té ra sau mới biết là thần Đất chơi ác giục gà gáy sớm đề cản trở công việc xây thành của mình.

Vì thế mà ngày nay người ta còn thấy ở Lạng-sơn bên khu Đông-kinh có dấu vết một thành cô có hòn núi đá Phia-vệ bên dưới có hang, trên có một lỗ thủng xuyên qua rất lớn. Bên khu Chi-lăng có núi đất Thổ-sơn ở góc tây nam cũng có dấu tích một bức thành. Người ta bảo đó là thành Tiên xây. (2)

(1) Dân Việt nam. (1) Theo lời kể của dân vùng Lạng-sơn.

TRUYỆN THẦN ĐẤT BỊ ĐÁNH

Thần Đất đã có lần bị một người ở trần gian đánh cho. Số là có một anh chàng nọ suốt năm làm ăn đầu tắt mặt tối mà cực khổ vẫn hoàn cực khổ. Anh ta rất bất bình khi thấy xung quanh mình mọi người đều giàu có sung sướng. Anh ta bèn quyết chí đi tìm ông Trời để hỏi cho ra lẽ.

Anh ta đi mãi hỏi thăm tìm về đường chân trời để do đó mà lên Thiều đình. Đi đã được 90 ngày đường. Một hôm đến một khu rừng thì vừa trời tối, anh chàng phải nghỉ lại ở một gốc cây. Vì muỗi nhiều quá ngủ không được, anh ta phải dậy chặt cây khô đốt đề un muỗi.

Không ngờ trong số những cành cây khô có trầm hương và kỳ nam, khỏi thơm bay lên đến Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng bèn hỏi thần Đất bảo cho biết người nào đốt hương và có việc gì.

Thần Đất bèn xuất hiện trước mặt con người đó hỏi định đi đâu và muốn gì? Anh chàng đáp:

Tôi định đi kiện Trời vì Trời bất công, người ta thì sung sướng giàu có còn tôi th nghèo khổ.

– Ta sẽ về tâu Ngọc Hoàng xin cho người sống đến 100 tuổi. Muốn chăng?

Không. Tôi không muốn sống 100 tuổi mà nghèo khổ, tôi chỉ muốn sống 30 tuổi mà giàu có.

Thôi được. Để ta về tàu hộ cho ngươi. Nhưng anh chàng nọ níu chặt lấy Thỏ thần và nói:

– Tôi mấy lâu nay đi tìm Trời đã mỏi cả chân nay gặp được ông, ông phải cho tôi đi theo đề tội đến giáp mặt Trời giãi bày một chút.

Nói rồi, nhất định không chịu buông thần Đất ra. Thần Đất nổi nóng bảo:

– Nếu thế thì ta sẽ tâu Ngọc-Hoàng bắt người nghèo hơn nữa.

Thần Đất tưởng dọa cho anh ta thả mình ra, nhưng không ngờ hắn ta nghe nói thể lập tức nắm lấy tóc thần Đất mà đánh. Thần Đất cả kinh phải đấu dịu rồi thừa dịp bất ý giật ra được và trở về báo cáo với Ngọc-Hoàng. Ngọc-Hoàng nghe nói thấy con người kỳ cục nhưng cũng quyết định cho anh ta được như nguyện.

Người ta nói kết cục là anh chàng từ đó quả nhiên giàu có sung sưởng. Nhưng biết mình chỉ sống được ít tuổi nên có bao nhiêu của cải phân phát cho mọi người tiêu chung. Cuối cùng những người này cầu Ngọc-hoàng cho anh ta sống thêm nữa. Ngọc-Hoàng đổi ý cho sống đến 100 tuổi (1).

(1) Theo Lăng-đờ: sách đã dẫn.

THẦN NÚI

Thần Núi (Sơn thần) hoặc có tên là Cao-Sơn đại vương hoặc là đức Thượng-Ngàn thường hiện hình là những ông già tóc bạc. Cũng như thần Đất, số lượng thần Núi khá nhiều. Mỗi thần cai quản một dãy núi lớn bao gồm cả những núi con, ví dụ dãy núi Ba-vì thì có Tản-viên sơn thần, cụm núi Hồng-lĩnh thì có Hồng-lĩnh sơn-thần, v.v… Oai quyền của thần cũng rất to mặc dầu chỉ trong phạm vi đất đai của mình.

Mọi thú vật cây cối đều thuộc dưới quyền của thần. Người ta nói có lần có người bị cọp tha mất mẹ. Anh ta đau đớn vô cùng bèn xin với thần Núi bắt hộ. Quả nhiên thần bắt ngay con cọp đó trói ở một gốc cây bằng những sợi giây vô hình để cho người con mất mẹ kia đến trả thù (1).

Thần Núi có lúc theo người đi đánh giặc, giúp người thắng quân thù như thần Núi Đồng cổ, thần Núi Tản-viên, v.v… cho nên cũng có khi gọi là thần Chiến-tranh. (2)

(1) Trương Quốc Dụng trong Thối thực ký văn có kể một chuyện cũng na ná như thế: nhân dân xã Ngoại thiên lộc (Hà tĩnh) có lần bị nạn cọp bèn cầu thần Núi Ô Trà xin trừ hộ. Sau đó quả thấy cọp nép dưới gốc cây bên cửa đền mà đã chết cứng. (2) Thần thoại Ba-na cho thần Núi với thần Chiến tranh là một.

Giữa các thần Núi với nhau hay xảy ra sự chiến tranh.

Giữa thần Đất và thần Núi thì rất hòa thuận với nhau nhưng giữa thần Núi với thần Nước thì hay xảy ra xung đột như trận đánh nhau giữa thần Núi Tản-viên và Thủy-tỉnh sau này sẽ kể.

Có thần Núi được Ngọc Hoàng cho giữ khí tinh anh của các bậc anh hùng hào kiệt như thần Núi Kim-nhan ở Nghệ-an. Mỗi lần có bậc anh hùng hào kiệt chết thì thần Núi ấy mở cửa đón chờ Khí tinh anh của họ là một vệt sáng trông như tấm lụa hoặc như mui xe, màu đỏ đào rực cả trời. Khi đã bay vào xong, thần. Núi ấy đóng của lại sầm một tiếng như tiếng sấm nổ (1).

Có thần Núi được Ngọc-Hoàng cho giữ của cải vàng bạc hay đồng, v.v… Người ta, trừ khi thần cho không kể, còn thì khó lòng mà được hưởng những của đó. Người ta thường kể chuyện ở núi Kim-âu cứ như bây giờ thuộc về Thanh-hóa, Ngọc-Hoàng có đặt một cái chum trên miệng có nắp. Trong đó Ngọc-Hoàng chứa toàn vàng khối, tuy bị đậy kín mà đêm đêm vẫn còn ánh ra sáng rực. Ngọc-Hoàng sai thần Núi sở tại canh giữ và ra lệnh của đó chỉ để dành thưởng cho gia đình nào một chồng một vợ mà lần lượt đẻ được 10 người con trai sống toàn vẹn. Gia đình nào có như thế thì chỉ có việc đem 10 người con lên núi khiêng nắp lọ ra mà lấy vàng. Thần Núi sẽ để cho lấy một cách dễ dàng vô cùng. Còn như nếu không đúng thì dù có thiên binh vạn mã cũng đừng có hòng cạy được nắp chum ấy ra.

Từ thượng cổ tới nay chưa có ai là kẻ làm chủ được số vàng ấy của Ngọc-Hoàng. Tương truyền đời chúa Trịnh có hai vợ chồng nhà nọ sinh được 10 người con trai. Chúa nghe tin ấy sai lính gọi gia đình ấy lên núi thử mở nắp chum xem có nghiệm hay không. Nhưng khi họ mô tay vào thì chỉ thấy 9 góc có hé lên được một tí còn một góc thì nặng chịt xuống cố sức mấy cũng không nổi, đành phải thôi. Chúa Trịnh cho là thần Núi tiếc của. Nhưng sau có người cáo giác là nhà ấy chỉ có 9 người là con đẻ còn một người là con nuôi. Chúa có làm hai câu thơ:

Của trời mới biết là thiêng thật,
Không chịu cho người có chín con. (2)

(1) Theo Bùi Dương Lịch: Nghệ-an ký. (2) Theo Đại Nam đồng văn nhật bảo.

THẦN NƯỚC

Thế giới sông, biển, ao, hồ, Ngọc-Hoàng đều giao cho thần Nước quản trị. Cũng như thần Mưa, thần Nước có một hình thù rồng rất vĩ đại. Thần làm vua tất cả 3.600 giống thủy tộc. Có một số giống thủy tộc được làm tướng tả bộ hạ của thần. Mỗi tướng tá bộ hạ chia nhau cai quản một khu vực. Chức vụ của bộ hạ lớn hay bé tùy theo phạm vi địa phương rộng hay hẹp. Hình thù của tướng tá bộ hạ hoặc là cá, là rắn, hoặc cá sấu, thuồng luồng nhiều trạng mạo phức tạp rất khó lòng phân biệt.

Thần cũng như bộ hạ của thần thỉnh thoảng trút lốt của mình hóa thành người đi lên cạn. Thần Nước có cái sở thích là dùng gỗ cho vào công việc kiến trúc của mình. Mỗi năm vào khoảng tháng 8 thần dâng nước lên để lấy gỗ chò. Bất kỳ gỗ ấy ở đâu: đã làm vào nhà cửa trần gian hoặc còn nguyên củ cây, thần Nước đều lấy tất cả.

Sự tích thần Nước trong thần thoại Việt-nam bây giờ đã ít nhiều pha trộn với sự tích thần Nước trong thần thoại Trung-quốc. Người ta chỉ còn nghe nói một Đông-hải long-vương hay gọi tắt là Long-vương hoặc có tên là Quảng Lợi-vương oai quyền vô cùng to lớn mà phép lực cũng dị thường. Thần ở ngoài biển Đông Ở đó thần có một triều đình, cỏ vợ con, lính tráng đủ mặt.

Tuy nhiên sự tích của bộ hạ thần Nước thì người ta còn nhớ nhiều lắm: nào Xích-Long, Hắc-Long, Kim-Long, Viêm-Long, v.v… mà dưới này chúng ta sẽ kể một ít, tuy rằng những sự tích đó còn truyền đến nay đã bị biến tướng đi nhiều.

Cũng nên phân biệt bộ hạ thần Nước ở sông ngòi mà người ta thường gọi chung một tên là Hà-Bá. Hà-Bá là tên một thủy thần trong thần thoại Trung-quốc mà chúng ta đã dùng quen. Câu tục ngữ “Đất có Thổ-công, sông có Hà-Bá” chính là muốn nói ở trong đất liền, dưới nước cũng như trên cạn, không đâu là không có những người đại diện của hai thần Đất và thần Nước.

TRUYỆN LÝ-VĨ ĐỐT NHÀ CỬA BỘ HẠ THẦN NƯỚC

Bộ hạ thần Nước thường có nhiều sự giao thiệp với người hơn cả. Mà những sự giao thiệp đó hầu hết là những việc kết hôn hoặc cưỡng hôn. Khi thì con trai thần Nước cướp con gái của trần gian về làm vợ như truyện Lý-Vĩ.

Số là Vĩ có nhà ở hình như là gần sông Nẫm huyện Thạch-an (?). Ông rất giỏi bơi lặn. Ông có một người con gái đến tuổi dậy thì, dung mạo khá đẹp.

Một hôm. Vĩ đi vắng, cô gái một mình ngồi dệt vải ở trong nhà. Tự nhiên ở trên rường nhà có một chàng trai nhảy xuống tự xưng là Kim-Long (rồng vàng) con của Long-vương. Cô gái toàn bỏ chạy thì chàng trai đã ôm lấy, bỗng chốc hóa thành con thuồng luồng quấn chặt lấy nàng kéo xuống sống.

Lúc Vĩ về không thấy con, bèn theo dấu chân tìm đến bờ sông rồi lặn xuống nước. Thấy có hang đá, Vĩ bèn lần đi vào. Được vài mươi bước thì thấy cửa hang mở rộng có nhà cửa, lầu gác, v.v.., ở trong văng vẳng có tiếng đàn sáo, nói cười. Vĩ biết đây là chỗ ở của thần bèn trở về quyết chí tìm cách báo thù cho con. Vĩ bèn lấy ống tre bọc lửa lặn xuống đốt phá nhà cửa, giao chiến với Kim-Long. Cuộc giao chiến rất dữ dội. Tuy Vĩ không hạ thủ được Kim-Long nhưng đã phá được nhà cửa của thần, (1)

(1) Theo Trương Quốc Dụng: sách đã dẫn,

TRUYỀN CON THẦN NƯỚC LẤY CHÀNG ĐÁNH CÁ

Nhưng cũng có khi thì con gái của thần Nước lên lấy chồng ở trần gian như chuyện xảy ra ở núi Non-nước cứ như bây giờ là thuộc về Ninh-bình.

Ngày đó, công chúa con vua Thủy đội lốt cá đi ngược dòng sông du ngoạn, không ngờ vô ý thể nào để cho một người thuyền chài đánh lưới bắt được. Người ấy ban đầu thả nuôi ở gầm thuyền. Công chúa phải nhịn đói hơn một ngày không có cái gì ăn. Lúc sắp lả ra vì đói thì may thay được con trai người thuyền chài tuổi còn trẻ ăn cơm đánh đồ xuống gầm thuyền, nhờ đó nàng mới đớp ăn khỏi chết. Hơn nữa, lại nhờ lúc đó, cũng người con trai ấy bắt lên chơi rồi buột tay đánh rơi xuống sông. Thể là công chúa lại được trở về thủy phủ.

Nhưng từ ngày về, nàng một phần nhớ ơn, một phần hưu luyến anh con trai ở trần gian, dần dần nhuốm bệnh. Không hiểu về sau nàng làm thế nào mà xin được phép cha đội lốt người, lên ở hẳn trên đất và thỏa được nguyện vọng của mình, là kết duyên với chàng trai kia. Bấy giờ gia đình anh chàng cũng trải qua một cuộc tang thương: người cha đã chết, thuyền bị đắm, lưới chài mất sạch. Anh chàng dùng hang Non-nước làm nơi cư trú ngày ngày câu cá sinh nhai. Nàng tìm đến cùng chàng lấy nhau. Tuy sống kham khổ nhưng hai vợ chồng yêu nhau rất mực.

Câu hát ở trong dân gian:

Xung quanh những chị em người,
Giữa hòn Non-nước mình tôi với chàng.

nói lên cuộc tình duyên của đôi vợ chồng và sự sống cách biệt với xã hội bên ngoài vì hòn Non-nước lúc đó như một hòn đảo giữa sông (1)

TRUYỆN THẦN CUỐNG

Cũng có một số khá nhiều những câu chuyện hề sự tích bộ hạ của thần Nước làm con nuôi của người, như truyện thần Cuống ở Tuyên-quang là một. Nguyên cha mẹ thần Cuống không rõ có phải Long-vương hay là bộ hạ của Long-vương. Mà nếu là hộ hạ của Long-vương thì cũng không rõ là cai quản khúc sông nào. Người ta chỉ biết thần quyết định gửi con mình cho một bà cụ già cứ như bây giờ thuộc về Tuyên-quang, nuôi hộ. Bà cụ vốn sinh nhai về nghề mò cua bắt ốc. Lần đầu tiên bà cụ bắt gặp một quả trứng rất lạ. Bà không dám lấy, quẳng đi một chỗ khác. Thì một lần thứ hai và tiếp đến một lần thứ ba, bà cụ trong khi đi bắt tôm cá ở những chỗ khác vẫn cứ thấy quả trứng đó xuất hiện bên cạnh mình hoài. Biết là thần đã có dụng tâm, bà cụ bèn nhặt lên đưa về nuôi.

Sau đó ít lâu, trứng nở ra con rắn ban còn nhỏ như cái tăm; bà cụ nuôi nó trong một cái bát. Qua ngày sau, bà cụ ngạc nhiên thấy nó đã to đầy cả bát, bà lại bỏ nó vào chĩnh. Ngày mai thức dạy đã thấy nó to đầy cả chĩnh. Bà cụ lại bỏ  vào vại, rắn lại to chất cả vại. Cuối cùng bà cụ Cuống ngu nhớ là mẹ cách bắt cả bỏ phải mang ra thủ ở suối Cuống (1). Ở đây, thần Cuống trị cả một khúc sông dài. Thần vẫn nuôi và thỉnh thoảng đãi mẹ bằng cách bắt cá bỏ lên bờ cho mẹ dùng.

Nhưng một ngày kia tự nhiên có một thần khác đến tranh giành thủy phận với thần Cuống. Hai bên xung đột nhau rất dữ dội đến nỗi nước tung tóe cả một khúc sông. Thần Cuống cuối cùng thế yếu, thấy mẹ nuôi đứng trên bờ, bèn gọi mẹ nuôi xuống cứu.

Mẹ cứ cầm mác nhắm con nào lưng đen thì chém cho con.

Bà cụ nghe lời cầm mác đứng chực ở bờ. khi thấy hai thần đuổi nhau trước mặt mình, bà ta nhắm vào một con lưng đen chặt xuống một nhát rất mạnh. Nhưng khốn thay bà không ngờ kẻ bị chém lại chính là con nuôi mình: Thần nổi lên than thở với mẹ và sau đó ba ngày thì chết (2).

(1) Thần thoại của người Ba-na, Du-rai v.v. cũng có một đoạn tương tự như thế. (2) Theo Bố ni-pha-xi: Tập san trường Viễn đông Bác cổ.

TRUYỆN ÔNG DÀI, ÔNG CỤT

Thuở xưa có hai vợ chồng một người làm ruộng nhặt được hai quả trứng lạ, bèn đưa về nhà. Sau đó trứng nở ra hai con rắn rất khôn, hai ông bà đi đâu chúng nó thường đi theo. Một hôm ông cụ cuốc vườn vô ý thế nào cuốc dứt một đoạn đuôi của một con. Hai con rắn ấy lớn lên sức ăn rất tợn không có gì nuôi nổi. Chúng nó thường bắt gà chó của mọi người. Cuối cùng hai vợ chồng phải mang đi thả ở dòng sông Tranh cứ như bây giờ thuộc về Hải-dương. Ở đây, họ được vua Thủy cho làm bộ hạ cai quản một khúc sông rộng. Từ đó hai thần làm mưa làm gió cả một vùng nhất là ông Cụt tinh khi dữ tợn hơn ông Dài. Những việc bắt người cướp của là việc đã quen tay. Thường khi có thuyền đi qua đó, ông Cụt nỗi sóng dữ dội làm cho phải đắm. Hai vợ chồng ông cụ thỉnh thoảng phải ra bờ van vải con nuôi để chúng nới tay. Họ cũng có nghe nhưng rồi chứng nào vẫn giữ tật ấy.

Người ta kể rằng sau đó một thời gian lâu, một hôm có hai vợ chồng một người họ Trịnh đi thuyền qua đó. Người vợ là Dương-Thị nhan sắc rất đẹp. Ông Cụt cho hai người con gái bung lễ vật lên thuyền ngỏ ý muốn bắt Dương-Thị về làm vợ mình. Hai vợ chồng hoảng sợ bỏ thuyền lên bộ trốn tránh. Nhưng ông Cụt đã nói thì làm, quả nhiên bắt mất Dương Thị trong một đêm mưa gió. Sáng ra, họ Trịnh theo dấu đến bờ sông chỉ còn thấy áo quần của vợ trút bỏ lại đó.

Trịnh không biết làm thế nào đành chịu nuốt giận đi lang thang cho khuây khỏa. Một hôm Trịnh gặp thần Mưa là Bạch-Long hầu bấy giờ biển hình thành một ông già ngồi bói ở chợ. Thần Mưa rẽ nước đưa Trịnh về nhà mình ở ngoài biển bàn việc kiện ông Cụt với Long-vương. Trịnh đưa cái thoa của vợ nhờ người nhà của thần Mưa làm của tin để dò tìm tung tích Dương Thị. Khi đã có chứng có chắc chân, Trịnh bèn nhờ thần Mưa đưa mình đến triều đình vua Thủy tố cáo tội ác của kẻ thù. Vua Thủy cho đòi Dương-Thị và ông Cụt đến xét xử. kết quả ông Cụt bị dày đến sống Kỳ-cùng cứ như bây giờ thuộc về Lạng-sơn, Dương-Thị trở về với họ Trịnh, con của nàng đẻ ra với ông Cụt thì giao cho ông Cụt. Ngày ông Cụt đi đày, rắn rết tôm cá đi theo diễn đầy cả khúc sông. (1)

(1) Theo Nam phong và Truyền kỳ mạn lục

DIÊM VƯƠNG

Diêm vương tức là thần được Ngọc-Hoàng cho cai quản ở cõi âm. Cõi âm là thế giới ở phía dưới tầng đất của loài người. Ở chỗ đó phần nhiều chủ có ma quỷ. Những người ở cõi trần chết đi tất nhiên phải làm dân của Diêm vương trước khi được đầu thai. Có điều đặc biệt là cõi trời ở dưới đó ngược lại với trần thế, nghĩa là dân sự ở dưới đó cũng đầu đội trời chân đạp đất nhưng chân họ với chân ta hướng vào nhau. Chẳng những thế mà nhiều sự, nhiều việc đối với hai bên dương gian và âm phủ cũng đều quan niệm trái ngược. Chẳng hạn những cái mà trần thể bảo là trắng thì dưới đó cho là đen, người trần thế cho là người thì dưới đó lại bảo là ma, v.v… Vương quốc của thần quả là kỳ dị.

Hình dạng của Diêm vương đen đủi dữ tợn. Thần ít khi lên cõi trần và cũng ít khi giao thiệp trực tiếp với Ngọc-Hoàng ở Thiên đình. Thần có đặt ở cõi trần một cái chợ gọi là chợ Mạnh-ma cứ như bảy giờ thuộc về Quảng yên. Chợ mở mỗi năm một phiên vào ngày mồng một tháng sáu để cho người sống và người chết đến đó mua bán. Có nhiều người ở cõi trần nhờ chợ ấy mà được giao thiệp với những bà con của mình đã chết. Cũng có khi có những người đã chết trộm phép vua Diêm đưa người sống xuống đi du lịch ở cõi âm. (1)

Một điều đặc biệt nữa là trước khi có người nào được lên trần đầu thai nghĩa là trước khi giao người đó qua tay nắn lại của mười hai Bà mụ thì thần bắt họ phải ăn một thứ cháo gọi là cháo lú. Người nào ăn thử cháo này vào cũng đều quên mất đời sống của mình từ đấy trở về trước.

(1) Lăng đờ: Sách đã dẫn.

THẦN LÚA

Từ khi sáng tạo ra lúa bông, Ngọc-Hoàng có đặt một thần để chuyên trông nom về việc sản xuất lúa gạo. Hình dạng thần lúc ban sơ không rõ thế nào chỉ biết từ khi thần thoại ta pha trộn với thần thoại Trung-quốc thì thần Lúa tức là Thần-Nông thường lấy hình dạng một ông cụ già. Thần rất khó tính, ai không biết chiều chuộng thì thần sẽ bỏ đi mà khi thần đã bỏ đi thì gia đình ấy hay vùng ấy sẽ mất mùa riêng. Người ta còn kể chuyện khi thần xuất hiện với dáng điệu mệt nhọc lam lũ thì lúa sẽ được bội thu, trái lại lúc thần do quân giày dép dàng hoàng là lúc mà mùa màng sẽ thất bại vì một lý do rất dễ hiểu là thần Lúa không chú ý đến nhiệm vụ của mình

Dật sự về Diêm vương và thần Lúa cũng còn lưu truyền ít đoạn nhưng vì không còn nguyên vẹn tính chất của thần thoại nước nhà nên ở đây xin miễn thuật.

NỮ THẦN VỀ NGHỀ MỘC

Nữ thần về nghề mộc không rõ tên là gì, có thuyết nói là Huyền-nữ hay Cửu thiên Huyền-nữ nhưng đó chỉ là những tên mượn trong thần thoại Trung-quốc mà lại không có căn cứ. Thấy nhân gian sống chui rúc trong các hang đá hoặc các tổ trên cây, Ngọc Hoàng bèn sai nữ thần này xuống đề dạy người cách làm nhà ở. Nữ thần mang hình dạng một bà già xuống một vùng mà nhân dân đang tụ tập đến gỗ chặt tre để làm chỗ chui rúc. Sau khi sống chung với họ được ít ngày, nữ thần thấy họ không biết làm cách thế nào để rọc gỗ mới định bụng dạy cho họ cách làm một cái cưa. Không hiểu tại sao nữ thần không truyền đạt thẳng phương pháp làm cưa cũng như những phương pháp làm nhà của mình mà chỉ ra bằng hiệu thôi. Có lẽ nữ thần chỉ cốt truyền riêng cho những người sáng dạ chủ không muốn phổ biến ra rộng.

Thoạt đầu bà dắt mọi người ra bờ suối: ở chỗ đó có nhiều cây dứa dại đầy gai. Bà bứt một mảnh lá cửa vào chân mọi người. Mọi người đều không hiểu là thế nào chỉ duy có hai anh em là Lộ-Ban và Lộ-Bốc tinh ý hơn cả, biết ngay nữ thần muốn nói gì rồi. Sau đó họ về nhà cứ theo kiểu lá dứa rèn được một cái của bằng sắt cắt gỗ rất sướng.

Tiếp đến, nữ thần dạy cho họ một kiểu nhà. Bà đúng thẳng trước mặt mọi người hai tay chống vào hòng. Mọi người chưa hiểu thế nào, chỉ có Lộ-Ban và Lộ-Bốc vốn có khiếu về nghề mộc biết được ý của thần. Khi trao dồi ý kiến mỗi người suy diễn ra một kiểu nhà khác nhau. Lộ-Ban thì cho ý của nữ thần là làm nhà có một cột ở chính giữa. Cột ấy dàm thẳng lên nóc ở chỗ giáp múi của hai đầu đầu kèo. Kiểu của Lộ-Bốc thì phải có hai cột dâm thẳng lên giữa khúc kèo. Do hai kiểu nhà mở đầu dó mà về sau trong làng thợ mộc còn biến chế ra được nhiều kiểu khác nữa.

Trước khi về Thiên đình, nữ thần còn dạy cho mọi người biết cách làm một chiếc thuyền để đi trên mặt nước. Bà liền nằm ngửa hơi có người lên, hai tay và hai chân gấp lại. Lộ-Ban và Lộ-Bốc bắt chước được ngay và chẳng bao lâu con thuyền hoàn thành bằng một cây gỗ đục với những mái chèo ngắn. (1)

(1) Theo Ca-đi-e: Tập san trường Viễn đông Bác cổ.


THẦN THOẠI VỀ LẠC LONG QUÂN

Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân – Truyện Ngư tỉnh – Truyện Cửu-vĩ hồ tinh – Truyện Mộc tinh – Sự tích một trăm trứng

KINH DƯƠNG VƯƠNG VÀ LẠC LONG QUÂN

Kể từ sau khi khai thiên lập địa cho đến lúc đó không biết là bao nhiều thế kỷ. Một vùng từ núi Ngũ-lĩnh cứ như bây giờ là thuộc về Hồ-nam Trung-quốc đi suốt về phía đông nam và phía nam cho đến biền cả, muôn vật và nhân dân đã sinh tụ đông đảo. Nhưng đời sống con người nói chung còn cơ cực. Tuy đã biết trồng lúa, dệt vải, săn bắn và chài lưới nhưng một phần thì cách làm ăn còn thô vụng, một phần thì cọp, beo, thuồng luồng làm hại. Hơn nữa, có nhiều yêu tinh quỷ quái hoành hành từng địa phương bắt người bắt của làm cho nhân dân rất khốn khổ.

Lúc đó ở vùng Lạc-Việt cứ như bây giờ là Bắc-bộ xuất hiện một thần là Lạc-Long-Quân (rồng xứ Lạc) gọi tắt là Long-Quân.

Tiên tổ của thần vốn phát tích từ miền nam núi Ngũ-lĩnh. Theo như sách Lĩnh nam trích quái thì Lạc-Long-Quân có một ông tỗ xa xôi là Thần Nông ở phía Bắc núi Ngũ-lĩnh. Việc đó thì cũng mơ hồ. Chúng ta chỉ biết Lạc-Long-Quân là con của Kinh-Dương-Vương. Mẹ Kinh-Dương-Vương là con gái Vụ-Tiên chính là thần Núi ở dãy Ngũ-lĩnh phía nam. Mà mẹ Lạc-Long-Quân lại là con gái thần hồ Động-đình. Như vậy chúng ta có thể đoán được từ dòng giống thần Núi và thần Nước mà có thần Lạc-Long-Quân ra đời.

Kinh-Dương-Vương cứ theo tục truyền thì cầm đầu nước Quỷ-đỏ (Xích-quỷ). Không nghe nói thời ấy Kinh-Dương-Vương đã từng dưa dân quỷ đỏ đánh đông dẹp bắc gì nhưng chắc chắn là thần đã choán lấy một địa bàn rộng rãi từ núi Ngũ-lĩnh về nam. Sức của thần rất khỏe, oai quyền của thần cũng khá lớn cho nên mới làm vua một giang sơn và làm rể thần hồ Động-đình (Động – Đình-Quân). Có con gái của thần này là Long-nữ vốn thuộc nói rồng. Cho nên Lạc-Long-Quân sau này một phần lớn được đi truyền tinh chất của mẹ.

Lạc-Long-Quân cứ như tên gọi có một thân hình rồng. Thần tính ưa ở nước. Lớn lên, thần được Kinh-Dương Vương cho cai quản đất Lạc. Vùng đất Lạc là một nơi thắng địa đầy những kỳ hoa dị thảo, trận cầm dị thú: nào là voi, tê, đồi mồi, chim trả, nào là vàng bạc châu báu nhiều không kể xiết. Lại bốn mùa khí hậu không nóng quá, không rét quả (1). Lạc-Long-Quân rất vui song thích được làm chủ nhân ông trên một non đất nước mới. Thần bèn dựa bộ hạ Quỷ đỏ đi hướng về miền bờ biển đông nam chọn một địa điểm làm nơi ở lâu dài.

(1) Theo Lĩnh nam trích quái.

TRUYỆN NGƯ-TINH

Vừa tới vùng bờ biển đông nam cứ như bây giờ là một phần đất Quảng-đông và Bắc-bộ, Lạc Long Quân đã nghe nhân dân than khóc về nạn Ngư-tinh. Cảnh tượng con mất mẹ, vợ mất chồng phổ biến ở khắp vùng. Cả một dọc duyên hải với người đi vì con quái vật đó.

Nguyên Ngư-tinh là một con cá lớn sống không biết từ bao nhiêu đời thành tinh, thường đi lại ở một khoảng biển rộng tức là vịnh Bắc-bộ bây giờ. Người nó dài hơn 50 trượng, đuôi như cánh buồm, chân sắp hai hàng ở hai bên người như chân rết. Ngư-tinh có một cái miệng rất lớn có thể nuốt lọt hàng năm ba người luôn một lúc. Phép thuật của nó thần dị vô cùng, có thể biến hóa hàng trăm cách không ai có thể lường được. Nó đến tung hoành ở đây không biết từ bao giờ, mỗi lần nó đi thì nổi mưa nổi gió thuyền bè khó lòng tránh khỏi tai nạn.

Ngư-tinh thích ăn thịt người. Những người dân đánh cá biển, hồ ra ngoài khơi là y như bị hại. Họ phải lén lút làm ăn sát bờ nhưng nhiều lúc cũng không thoát được vi Ngư-tinh rất thính. Mỗi lần thấy bóng con quái vật ở đâu là thiên hạ bạt hồn bạt vía cầm chắc cái chết trong tay.

Chỗ ở của Ngư tinh là một cái hang lớn ăn thông xuống đáy biển. Phía trên là cả một dãy núi đá đứng sừng sững ngăn miền duyên hải thành hai vùng. Ngư-tinh lại lấy đá lấp ngang khúc biển làm cho eo biền rất hẹp. Dân sự hai vùng không thể không qua lại với nhau. Trèo núi thì xa mà dốc, chỉ có đi thuyền là tiện hơn cả. Mà đi thuyền thì không thể không qua con đường độc nhất đó. Người ta muốn đục núi làm thành một con đường giao thông để tránh con đường thủy nhưng đá cứng chơm chởm khó lòng thực hiện. Thành thử có khi Ngư-tinh nằm ở hang há miệng sẵn hễ đánh hơi thấy thuyền đi qua là làm cho sóng cuốn lật thuyền, nạn nhân khó lòng trốn thoát.

Người ta nói đã có một lần Thiên thần hiện xuống dục núi đá mở lối cho dân sự qua lại bằng dường bộ dễ dàng. Ngư-tinh thấy Thiền thần động làm chạm đến sào huyệt của mình lấy làm tức giận, nhưng cũng biết thế của mình không phải là kẻ đối địch với Thiên thần, mới tìm một mẹo để cho họ phải bỏ dở công việc. Ngư tinh bèn hóa làm một con gà trắng bay lên đỉnh núi gây ba tiếng. Thiên thần đang đào, bỗng nghe có tiếng gà gáy báo hiệu cuộc hội họp của Thiên đình nên bỏ dở công việc vội vã lên trời. Vì thế mà núi vẫn sừng sững chắn mất lối đi. Cũng vì thế mà ngày nay chỗ ấy còn có vết tích đá dục dở dang người ta gọi chỗ đó là Phật-đào cứ như bây giờ là thuộc về Quảng-đông.

Lại nói chuyện Lạc-Long-Quân từ lúc mới đến, nghe kể chuyện Ngư-tinh thì bừng bừng nổi giận quyết ra tay diệt trừ con thủy quái. Thần bèn làm một chiếc thuyền lớn và rèn một khối sắt ở trong có nhiều lỗ ngang dọc. Đoạn, thần cho đun đỏ khối sắt đó rồi chèo thuyền đến của hang của Ngư-tinh, giả bồng một người giơ lên làm như cách ném cho Ngư-tinh ăn thịt. Ở trong hang, nghe tiếng động, Ngư-tinh quen thói nhỏ đầu lên và há miệng ra đón con mồi. Không ngờ tự trên thuyền Long-Quân ném khối sắt đỏ vào. Lần đầu tiên Ngư-tinh bị mắc mưa và cũng là lần đầu tiên Ngư-tinh tức giận đến điên cuồng. Hắn cổ khạc cải vật nguy hiềm kia ra và chồn lên đánh Long-Quân. Long-Quân nhảy xuống nước chống lại. Hai bên giao chiến rất kịch liệt. Chiến trường mở rộng từ bắc xuống nam. Bấy giờ người ta chỉ thấy sóng gió cuồn cuộn, nuớc tung tỏe như bão táp. Trận đánh kéo dài ba ngày ba đêm. Bên phía Long-Quân được thần Biền giúp sức, ngăn hẳn gió bão lại và đón đường không cho Ngư-tinh thoát ra đại dương.

Ngư-tinh lúc đầu khí thế rất dữ dội nhưng dần dần sức yếu, lại thêm thực quản bị bỏng phải đổi thế công làm thế thủ. Long-Quân rượt theo cuối cùng giết được Ngư-tinh, chặt làm ba đoạn. Đoạn đuôi, thần bắt lấy lột da căng phơi trên một hòn đảo ở giữa biển, nay hòn đảo ấy gọi là Bạch-long-vĩ. Trong khi đó thì khúc đầu của Ngư-tinh hóa thành một con chó bể. Long Quân lấy đá ngăn biển lại rồi rượt theo chém chết, vứt đầu lên núi, nay hòn núi đá ấy còn gọi là Cẩu-đầu-sơn. Còn khúc mình của Ngư-tinh thì tròi ra xứ Mạn-cầu ngày nay còn gọi là Cẩu-mạn cầu. (1)

(1) Theo Lĩnh nam trích quái.

TRUYỆN CỬU-VĨ HỒ-TINH

Trừ được nạn thủy quái, nhân dân miền biển vui mừng khôn xiết. Lạc-Long-Quân đi đến đâu cũng được hoàn hô chúc tụng. Sau đó, thần lại tiếp tục đi thăm dân sự. Thần đi ngược dòng sông tiến dần vào nội địa. Đến đây, thần lại được nhân dân địa phương nhờ trừ hộ con Cửu-vĩ Hồ-tinh.

Số là ở đất Long-biên cứ như bây giờ là Hà-nội về mạn tây, sát mé sông có một hòn núi đá. Dưới núi có hang sâu và rộng. Ở hang ấy từ lâu có một con cáo chín đuôi làm nơi trú ngụ, cho nên về sau này người ta vẫn gọi là Lỗ-hồ-đỗng (động Con-cáo). Người ta kể chuyện cho Long-Quân biết con cáo ấy sống đã hơn nghìn năm bày giờ thành tinh có thể biến hóa được thiên hình vạn trạng: khi hóa thành người, khi hóa thành vật, đi lại trà trộn trong nhân dân bắt đàn bà con gái đưa về hang để hãm hiếp. Lại có khi hóa thành quỷ trêu ghẹo người và làm cho người mắc bệnh đến chết. Nó làm cho mọi người không khi nào yên ổn, nhiều khi cùng ngồi với nhau mà ngờ vực nhau, không biết ai là người ai là yêu tinh.

Nhân dân vì cái nạn Cửu-vĩ Hồ-tinh phải bỏ cửa nhà, bỏ ruộng đất trốn tránh đi các ngả.

Nhưng thấy vắng bóng dân sự địa phương thì Cửu-vĩ Hồ-tinh lại táo bao đi xa hơn, tìm vào chỗ người Mán ở để phá hại.

Bấy giờ một bộ lạc người Mán từ trước tới nay sinh tự xung quanh núi Tản-viên nhờ được thần dạy cách trồng lúa và dệt vải nên đời sống tương đối dễ chịu hơn trước. Họ dùng vải may áo trắng mặc một kiểu thống nhất cho nên các dân khác vẫn gọi là Mán-áo-trắng. Đời sống của họ đang sung sướng yên vui thì Cửu-vĩ Hồ-tinh tìm tới làm cho họ điêu đứng. Cũng như thói thường, Hồ-tinh khi hóa làm thanh niên, khi hóa làm thanh nữ xinh xắn, trà trộn vào dân áo trắng cùng hát xướng, cùng đàn địch rồi quyến rũ họ về hạng để bắt phục dịch hoặc hãm hiếp đến chết. Người Mán lấy làm khổ vô cùng mà không biết làm thế nào được.

Lạc-Long-Quân nghe nói liền tìm đến sào huyệt Hồ-tinh. Thấy có người lạ, Hồ-tinh xông ra đánh đuổi nhưng vừa giao chiến một chốc đã biết Long-Quân không phải là tay vừa. Hồ-tinh rút ra khỏi hang giở các phép thuật của mình khi bay lên trời, khi tụt xuống đất biến thành ác thú chực hại Long-Quân, v.v…

Chúng ta không biết rõ chi tiết cuộc chống đối của Long-Quân như thế nào nhưng chiến trận tất không thể không gay go ác liệt. Cuối cùng Hồ-tinh biết mình không thể địch nổi bèn tìm cách chạy trốn. Cuộc truy nã của Long-Quân cũng không phải là dễ dàng. Hồ-tinh biến hóa trăm khoanh, nhưng chả mấy chốc đã bị Long-Quân giết chết, hiện nguyên hình là một con cáo khổng lồ có chín đuôi.

Long-Quân kéo xác Hồ-tinh về núi, rồi vào hang giải phóng cho những trai gái, phụ nữ bị Hồ-tinh bắt về đó. Đoạn Long-Quân cho bộ hạ đem nước sông Cái phá hẳn sào huyệt con quái vật. Nước lênh láng suốt mấy ngày đêm, xoáy vào hang, đào băng hòn núi đá đi mất tích thành một cái hộ lớn vừa cong vừa sâu mà người ta gọi là đầm Thay-con-cáo (Thi-hô-trạch) Hay đầm Con cáo (Lỗ-hồ-đàm) về sau mới đổi tên là hồ Tây.

Sau khi diệt xong con Cửu-vĩ Hồ-tinh, Lạc-Long-Quân chiêu tập nhân dân vì nạn Hồ-tinh phải đi trốn tránh về, cho họ ở trên miếng đất cao ráo ở cạnh hồ mà ngày nay vẫn còn giữ tên là làng Hồ, Long-Quân lại chỉ vẽ cho họ trồng trọt làm ăn trên cánh đồng bằng phẳng ở bên bờ phía tây hồ. (1)

(1) Theo Lĩnh nam trích quái.

TRUYỆN MỘC-TINH

Cuộc chiến thắng lần này của Lạc-Long-Quân đã mang lại sự yên ổn cho dân sự ở đồng bằng. Đến đâu, thần cũng đưa những phương pháp canh tác mới, dạy cho mọi người thay vào lối làm ăn cũ. Nhưng tai nạn của nhân dân vẫn chưa hết. Ở trung châu còn có một con tinh vẫn thường tác yêu các quái tàn hại mọi người.

Số là ở Phong-châu cứ như bây giờ thuộc về Sơn-tây có một cây cổ thụ mọc từ hàng ngàn năm gọi là cây Chiền-đàn cao hàng mấy ngàn nhẫn (1), cảnh lá um tùm rậm rạp che một khoảng đất rộng không biết bao nhiêu mà kể. Khi cây còn sống đã từng nổi tiếng linh thiêng, dàn sự quanh vùng không một ai dám đến gần.

Sau đó có một trận bão, cây tự nhiên đồ và khổ nát dần dần. Từ đó tinh của cây hóa làm một con yêu rất dữ tợn chẳng những trạng mạo kỳ quái mà có nhiều phép thuật rất linh diệu. Yêu tinh nay đây mai đó không có chỗ ở nhất định. Nhiều lúc thấy bẵng đi một đạo rồi lại xuất hiện. Cũng có nhiều lúc Mộc tinh đang ở vùng này từ nhiên đã thấy xuất hiện ở vùng kia. Cái sở thích của nó là bắt người ăn thịt sống. Nó đã giết hại rất nhiều người. Cái tên Mộc-tinh truyền đi đến dầu trẻ già trai gái đều sợ mất vía.

Sau khi trừ xong con Cửu vĩ Hồ-tinh, Lạc Long Quân lại được nghe kẻ đến những tình trạng tang tóc do Mộc-tinh gây ra. Thần quyết trừ hại. Nhưng phép thuật của Mộc-tinh rất cao cường nên sau mấy ngày đêm giao tranh, Long. Quân đã trở nên núng thế. Bộ hạ quỷ đỏ của Long-Quân xông vào trợ lực nhưng Mộc-tinh chẳng coi vào đâu. Cuối cùng hắn đã làm cho mỗi người bỏ chạy mỗi ngả.

Long-Quân tự nghĩ sức mình khó lòng thắng nổi con yêu quái, bèn trở về nhờ cha là kinh Dương Vương giúp sức. Cuộc giao chiến lần này giữa Kinh-Dương-Vương và Mộc tinh rất ác liệt.

Chúng ta không rõ chi tiết của chiến trận lúc đó thế nào nhưng cũng có thể tưởng tượng được cảnh tượng cây đỏ ào ào, đá rơi rầm rầm thật là kinh khủng. Mộc tinh tuy biến hóa phi thường nhưng trước sức khỏe và phép thần của Kinh-Dương-Vương lại thêm Lạc-Long Quân giúp sức, nên chả mấy chốc đã chuốc lấy thất bại. Bị thương nặng, hắn gắng hết sức tàn bỏ chạy mãi về phía tây nam hóa thành quỉ gọi là quỷ Xương-Cuồng.

Từ đó cõi Lạc-Việt bắt đầu yên tĩnh. Lạc Long-Quân cùng bộ hạ của mình về vùng xuôi kiến thiết đất nước.

Quỷ Xương-Cuồng sau này ẩn náu trong rừng núi một thời gian lại trở lại quấy nhiễu dân sự. Tuy không còn dữ dội như trước nhưng hắn vẫn thỉnh thoảng lần mò ở vùng hẻo lánh bắt người ăn thịt. Hàng năm dân cư ở thượng du phải lần lượt nộp cho hắn mỗi nơi một người sống để cho hắn đỡ phá phách. Mãi về sau, có một pháp sư lập kế mở một hội lớn làm trò xiếc cho quỷ Xương-Cuồng đến xem, rồi nhà lúc bất ngờ chém chết. (1)

(1) Theo Lĩnh nam trích quái.

SỰ TÍCH MỘT TRĂM TRỨNG

Lại nói chuyện Lạc-Long-Quân từ lúc diệt trừ ba con yêu quái xong, mới bắt đầu xây dựng cung điện lâu đài. Ngoài những kiến trúc lớn, thần còn xây dựng ở trên một núi đá cao một chỗ ở rất dẹp gọi là Long-trang. Long-trang ngày nay không rõ là ở núi nào nhưng cứ như tên gọi, có thị đoán được ngoài nhà cửa lâu dài còn có vườn được rộng rãi, trồng đủ mọi thứ cây lạ. Thần lại xây dựng cung điện ở dưới nước làm dài. Xong đâu đấy, Lạc-Long-Quân xuống ở chỗ ở lâu dưới việc gì cần đến thủy phủ, dặn dân sự lúc nào có chỉ gọi mấy tiếng “Bố ơi!” là thần sẽ lên giải quyết công việc.

Bấy giờ có thần Đế-Lai đưa vợ-có chỗ nói là em gái…là Âu-Cơ sang thăm đất Lạc. Cứ như sách Lĩnh nam trích quái thì thần Đế-Lai cũng thuộc dòng giống Thần-Nông ở cõi Bắc, đối với Long Quân không khỏi có bà con họ hàng. Đế-Lai đến nơi gặp lúc Long-Quân đang ở dưới thủy phủ bèn để vợ lại nơi hành tại rồi dẫn bộ chúng đi thăm mọi chỗ. Không biết Đế-Lai sang đây có âm mưu gì không, nhưng nội một việc phục dịch cho thần và bộ chúng đã làm cho dân sự đất Lạc bất mãn. Họ bèn gọi Long-Quân lên.

Long-Quân đến chỗ hành tại thấy Âu-Cơ đẹp để thì đem lòng yêu dấu. Thần bèn hóa làm một chàng trai mạnh khỏe phong tu rất mỹ miều đến trước cửa, gảy đàn và cất giọng hát ghẹo. Âu-Cơ trông thấy, tự nhiên có cảm tình với chàng trai lạ kia. Hai người bèn lấy nhau. Long – Quân đưa nàng về giấu ở Long-trang.

Khi Đế-Lai về thấy mất Âu-Cơ, nổi giận dùng đùng, sai bộ chủng sục sạo tìm tòi khắp mọi nơi. Lạc-Long-Quân được tin báo bèn hóa phép phân thân: nơi làm rồng rắn, nơi làm với cọp cùng các thú vật kỳ hình dị trạng khác đón các nẻo dường. Bọn họ khiếp sợ trở về khuyên Đế-Lại rút lui. Nhưng Để-Lai không nghe cố ở lại tìm Âu-Cơ. Cuộc gặp gỡ giữa Long-Quân và Đế-Lai không nghe nói thế nào chỉ biết kết quả Đế-Lai phải mang tàn quân về bắc.

Âu-Cơ có mang, đến kỳ sinh ra được một bọc thịt. Hai vợ chồng cho là quỷ quái bèn đem quẳng ra ngoài đồng. Quả bảy ngày tự nhiên trong học nở ra 100 trứng, mỗi trửng tự nhiên nở ra một người con trai, Thấy sự lạ, Âu-Cơ lại đem con về nuôi. Những đứa bé đó chả cần phải bú mớm gì cả, lớn lên như thổi, người nào người nấy khỏe mạnh trí dũng khác thường.

Vốn quen tính ở nước, Lạc-Long-Quân tuy lấy Âu-Cơ nhưng thường xuyên ở dưới thủy phủ để cho mẹ con một mình ở cung điện trên cạn. Thái độ hờ hững của thần làm cho Âu-Cơ nảy ra từ tưởng nhớ nhà. Một hôm Âu-Cơ rủ cả 100 con đi lần về bắc thăm quê cũ.

Bấy giờ Đế-Lai đã bị Hoàng-Đế đem quân tiêu diệt. Hoàng-Đế nghe tin Âu-Cơ đem 100 thần nam về, sợ rằng họ đến báo thù, bèn đem bộ chúng ngăn đón ở biên giới. Âu-Cơ thấy cơ sự như thế đành phải quay về, lo việc giữ gìn đất Lạc. Nàng bèn gọi chồng lên. Vợ chồng cha con có một cuộc hội kiến ở đồng Cổn (Cổn-dã).

Thoạt tiên, Âu-Cơ trách chồng; cho chồng biết tình hình ở miền bắc và bắt buộc chồng phải giải quyết tình trạng khó khăn. Nàng có trao trả tất cả trách nhiệm lại cho chồng. Nhưng Lạc-Long-Quân cho vợ con biết lý do chính đáng của mình:

– Tôi vốn thuộc giống rồng mà nàng thì là giống tiên. Tính tình tập quán của hai bên: kẻ ở cạn người ở nước khác nhau, khó mà ăn ở với nhau một nơi lâu dài được. Bây giờ trong số các con: một nửa theo tôi về thủy phủ còn một nửa thì ở lại với mẹ. Tuy kẻ ở rừng người xuống biển nhưng mỗi khi bên nào có hoạn nạn thì phải ủng hộ nhau không được bỏ.

Ý kiến của Lạc-Long Quân được vợ và con ai nấy đều tán thành. Thế là từ đó họ chia tay từ biệt. (1)

(1) Theo Lĩnh nam trích quải.

DẬT SỰ VỀ ĐỜI HÙNG VƯƠNG

Truyện vẽ mình – Biên giới Văn-lang – Sự tích thần núi Tản-viên – Truyện chiến tranh giữa Sơn-tinh và Thủy-tinh – Truyện đức Thánh Gióng – Truyện thần Kim-Qui.

TRUYỆN VẼ MÌNH

Thế là việc nhà của Lạc – Long – Quân đã giải quyết ổn thỏa. Âu-Cơ cùng 50 con ở lại lo sắp đặt công việc của mình. Họ kéo nhau về Phong-châu là nơi trung làm của đất Lạc. Họ chia đất Lạc làm nhiều khu vực cho mỗi người cai quản một nơi. Một số anh em khác ở lại với mẹ. Trong số đó có người anh cả được tôn làm vua gọi là Hùng Vương. Một chế độ mới dần dần dược thành lập bắt đầu từ cung diện Phong-châu mà ra: vua có tưởng văn tướng võ, có tôi tớ nô lệ, con trai vua là làng, con gái là mệ nàng, cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, người nào cũng đều lấy danh hiệu Hùng-Vương, v.v…

Mọi nơi dân sự đều yên ổn làm ăn, duy chỉ có khi lặn xuống biền thường có đi mà không về. Họ phàn nàn nhiều lần với Hùng Vương. Hùng Vương bảo họ:

Ta với các em ta đều thuộc về giống rồng. Rồng thường có tinh ưa đồng loại mà ghét dị loại. Vậy nên dùng mục vẽ hình rồng vào người khi lặn xuống bọn em ta sẽ nhận đó là đồng loại mà không làm hại nữa.

Hùng-Vương lại dem việc ấy dặn dò các em ở thủy phủ đừng đụng đến những thần dân của mình. Từ đó nhân dân đất Lạc bắt đầu thích rằng vào người. Nước của Hùng-Vương có lẽ vì thế mà có tên gọi là Văn-lang. (1)

(1) Theo Lĩnh nam trích quái.

BIÊN GIỚI VĂN-LANG

Biên giới nước của Hùng-Vương cứ như sách vở về sau này ghi chép thì thực là rộng rãi: bắc đến hồ Động-đình, đông giáp biển, tây đến nước Ba-thục, nam đến nước Hồ-tôn-tinh.

Sự thực thì chưa ai biết được đích xác cương vực lúc đó như thế nào, chỉ biết rằng từ nước Văn-lang đi về phía đông có một dân tộc thuộc về giống cá. Dân tộc này sống trên những hòn đảo. Từ đời thượng cổ cá đã biến thành người, dần dần ăn nói như người và đã lên ở trên cạn. Họ đi đứng rất khó khăn nhưng bởi lặn thì rất tài; lên đất thì chóng mặt nhưng xuống nước thì khỏe ra. Họ cũng làm nghề bắt cả sinh nhai và cũng đưa cả vào nội địa đổi lấy gạo (1).

Từ nước Văn-lang đi về phía nam có nước Hồ-tôn-tinh. Vua Hồ-tôn-tinh gọi là Thập-Xa Vương. Vua có nhiều phép lạ lại quản lãnh một bộ chủng rất khỏe mạnh dữ tợn: mặt người đuôi vượn. Từ nước Hồ-tôn-tinh đi về phía nam lại có nước Diệu-nghiêm. Vua nước này có một hình trạng cổ quái: có mười cái đầu cho nên gọi là Thập – Đầu – Vương. Phép thuật của Thập-Đầu-Vương biến hóa phi thường: khi ẩn, khi hiện khó lòng biết được.

Lại nói chuyện Thập-Xa-Vương có con trai là Trung Tu, vợ Trung-Tư là Bạch Tĩnh nhan sắc rất mỹ miều. Thập-Đầu-Vương nghe tiếng Bạch-Tĩnh đẹp bèn đem bộ hạ đến nước Hồ-tôn-tinh vây đánh thình lình rồi hóa phép lẻn vào cung điện bắt lấy Bạch Tĩnh đưa về nước. Trưng Tư mất vợ, dùng dung nổi giận bèn đem đội quân mặt người đuôi vượn kéo đến nước Diệu-nghiêm. Nước Diệu-nghiêm cách nước Hồ-tôn-tinh một khoảng biển hẹp. Trung-Tư hóa phép dời núi lấp biển sai bộ hạ dọn thành một con đường bằng phẳng rồi tiến sâu vào nước Diệu-nghiêm. Hai bên giao chiến với nhau dữ dội. Cuối cùng Trung-Tu giết được Thập-Đầu-Vương, đưa Bạch-Tĩnh về (2).

Từ nước Văn lang đi về phía tây nam có nước Tiết-hầu (3). Có thuyết nói có lần biên giới giữa Văn-lang và một nước phía tây nam, không biết có phải là nước Tiết-hầu không, có việc rắc rối. Vua nước Văn-lang và vua nước đó hẹn nhau mỗi bên cử một người từ nước mình bắt đầu cùng một ngày một giờ hướng về với nhau mà đi, rồi hễ gặp nhau ở đâu thì lấy đó làm giới hạn.

Bên Văn-lang cắt một người đàn bà tức là Mụ-Gia làm công việc đó. Những chi tiết về cuộc phân định biên giới này cũng không được tường nhưng chuyện kể rằng Mụ-Giạ người to lớn, có cái đặc biệt là đi rất nhanh và cuối cùng hai bên gặp nhau ở trên một dãy núi. Vì thế họ lấy dãy núi ấy làm giới hạn vĩnh cửu. Dãy núi ấy cử như bấy giờ là dãy Trường-sơn, mà chỗ hai người gặp nhau tức là cái đèo từ Tân-ấp (Hà-tĩnh) sang Banthông-kham (Lào) ngày nay người ta vẫn gọi là đèo Mụ-Giạ hay Mụ-Già (2).

Từ nước Văn-lang đi về phía tây có dân Phi đầu. Người ta nói họ có thể cho đầu của mình bay ra khỏi cổ đi chơi một vòng rồi lại trở về với mình mà không có việc gì. Lại có dân Tỵ-ẩm. Người ở đây dùng mũi uống nước, uống rượu (4).

(1)(2)(3) Theo Lĩnh nam trích quái. (4) Người Xá Xuốc ở thượng du Bắc Bộ có tục mỗi lần uống rượu cần thì cho cần vào lỗ mũi rồi hít rượu vào trong khi đó miệng vẫn nhằm thức ăn. Như thẻ cả hai khí quản cùng làm việc một lần.

SỰ TÍCH THẦN NÚI TẢN-VIÊN

Thần Núi Tản-viên có tên là Hương-Lang (1) là một trong số 50 con trai theo cha về biển. Thần theo cha xuống thủy phủ thấy không thích hợp nên ở được ít lâu lại xin phép cha trở lên ở với mẹ trên đất liền. Lạc-Long-Quân cho chàng tự do theo sở thích. (2)

Về lai lịch của thần cũng có thuyết kể khác hẳn. Cứ như thuyết này thì thần nguyên xưa kia là một đứa bé không cha không mẹ bị bỏ rơi ở trên rừng rồi được một người tiều phu đi qua bắt gặp đưa về nuôi. Sở dĩ được cha nuôi đặt cho cái tên là Kỳ-Mạng là vị đứa bé lúc bị vứt lên rừng hãy còn đỏ hòn mà vẫn không chết, trái lại nó được dê rừng cho bú, được chim chóc ấp ủ trước khi vào tay người tiều phu. Thằng bé chóng lớn lắm. Đến chừng có sức khỏe làm việc được, nó được cấp một cái búa và cùng cha nuôi ngày ngày lên rừng đốn củi.

Một hôm, Kỳ-Mạng chặt một cây đại thụ, nhưng cây to lớn đến nỗi chặt từ sáng cho đến khi trời đã sắp tối mà vẫn chưa xong Kỳ-Mạng bỏ dở công việc ra về. Nhưng đến sáng hôm sau lên núi, chàng ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy cây đã dính liền như chưa từng động đến bao giờ, Kỳ-Mạng lại cắm cổ chặt nữa và lần thứ hai cũng như lần đầu chàng vẫn thấy cây lại liền lại, trơ trơ như chưa có vết gì của dao búa.

Nhưng chàng nhất định không chịu lùi. Lần thứ ba chàng lại có công chặt và quyết ở lại nấp một xó để khám phá cho ra bí mật. Đến nửa đêm chẳng thấy xuất hiện một bà già cầm gậy chỉ vào cây, đi xung quanh cây một vòng, tự nhiên vết thương của cây trở nên lành lặn như cũ. Kỳ-Mạng nổi giận nhảy ra khỏi chỗ nấp hỏi là thần tại sao lại phá công việc của mình. Bà thần đáp:

– Ta là thần Thái-Bạch. Ta không muốn cho ai làm hại cây cối.

– Nếu tôi không chặt cây cối thì lấy gì mà nuôi sống.

Kỳ-Mạng xẳng tiếng hỏi lại, nhưng bà thần ôn tồn bảo:

Vậy thì ta cho cái gậy này.

Nói xong giao gậy cho Kỳ-Mạng rồi biến mất. Nguyên do Kỳ-Mạng gặp Lạc-Long-Quân cùng nhờ cây gậy đó. Số là một hôm anh chàng đi chơi thấy một cái xác rắn nước bị trẻ chăn trâu đánh chết vứt ở bờ sông, Kỳ-Mạng theo thói quen dùng gậy thần cứu sống lại, rắn lại bò xuống nước. Ít ngày sau tự dưng Kỳ-Mạng thấy có một người lạ tới tự xưng là Tiểu-Long-Hầu con Long-Quân ở biển nam, hôm nọ đi chơi chẳng may bị trẻ đánh chết, nhờ có mình cứu sống, cho nên nay xin đưa vàng bạc đến tạ ơn và mời xuống nhà chơi.

Kỳ-Mạng không ngờ lại có những kết quả tốt đẹp xảy ra như vậy, bèn vui lòng theo con Long-Quân xuống biển. Ở đây Kỳ-Mạng được Long Quân lưu lại ba ngày tiếp đãi rất hậu rồi dẫn đi chơi khắp nơi. Trước khi chàng ra về, Long-Quân lại còn biểu một quyển sách ước có thể nhờ sách mà cầu ước việc gì cũng đều được cả (3),

Hai thuyết không rõ thuyết nào đúng chỉ biết rằng thần Núi Tản-Viên ở biển lên do cửa Thần-phù, cứ như bây giờ là thuộc về Nam-định mà đi vào đất liền. Bản ý của thần là tìm một miếng đất cao ráo tĩnh mịch để ở lâu dài. Thần bèn theo dòng sông lớn đi ngược lên đến đất Long-đỗ cứ như bây giờ là thành phố Hà-nội. Thần thấy phong cảnh đẹp đẽ toan dừng lại dây. Nhưng sau không hiểu vì sao mà có điều không được vừa ý, nên trần lại đi ngược dòng sông Lô đến sông Đà. Lúc trông thấy núi Ba-vì thuộc về Sơn-tây, ba tầng chót vót tròn như cái tán thì thần mừng rỡ, bèn quyết chọn lấy làm chỗ ở nhất định.

Thần bèn hóa phép mở một con đường thẳng từ bến Phiên đến phía đông núi, đi qua các động và các suối. Mỗi chỗ có phong cảnh đẹp thần đều có xây dựng nhà cửa lâu dài làm nơi nghỉ chân lưu lại chơi nhởi. Trong những cuộc ngao du, thần vẫn không quên cứu chữa cho dân sự. Từ đây ngọn núi Tản-viên thuộc về phạm vi thần cai quản (4).

(1) Theo Khâm định Việt sử, ch.III, tr.32. (2) Theo Lĩnh nam trích quái. (3) Xét-bờ-rộng: sách đã dẫn. (4) Theo Lĩnh nam trích quái.

TRUYỆN CHIẾN TRANH GIỮA SƠN TINH VÀ THỦY-TINH

Thần Núi Tản-Viên sau khi đã xây dựng chỗ ở mới bắt đầu nghĩ tới chuyện lấy vợ. Bấy giờ Hùng-Vương có cô con gái rất đẹp tên là My-Nương. Sơn thần bèn đến hỏi, nhưng khi đến nơi tình cờ đã thấy Thủy-Tinh cũng vừa đến đó cầu hôn. Thủy-Tinh là ai, chúng ta cũng không rõ chỉ biết rằng đó là một thần có thể lực ở dưới nước.

Hùng-Vương thấy cả hai thần cùng đến một lúc lấy làm khó nghĩ bèn bảo cả hai bên thi tài xem bên nào hơn để chọn làm rể. Hùng-Vương nói chưa dứt lời thì Sơn thần hóa phép dời núi, đổ cây, phá rừng, dỡ đất; còn Thủy thần thì hóa phép nhả mây, tuôn gió, nỗi sóng, phun mưa làm cho cả một vùng Phong-châu rung chuyển: bụi nước mù mịt, cây đá tung tóe thật là rùng rợn (1), Thấy cả hai thần đều tài giỏi cả, Hùng-Vương không biết chấm ai bèn bảo họ thôi. Cuối cùng vua tìm ra được một phương pháp giải quyết mà không mất òng bên nào là tuyên bố với họ hễ rạng ngày mai ai có những vật lạ của quý nhất làm sính lễ, đem đến trước nhất thì mình sẽ gả con cho người đó.

Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn thần đã cho bộ hạ mang vàng bạc châu báu cùng tất cả những của quý khác đến trước sân Hùng-Vương. Trong số đó người ta thấy có những trận cầm, dị thú như: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, v.v… Hùng-Vương theo đúng lời hứa, cho Sơn thần rước dâu ngay đưa về Tản Viên.

Thủy-Tinh chỉ chậm một chút; khi bộ hạ của thần mang đồ lễ đến thì Sơn thần đã đưa Mỵ Nương đi xa rồi. Tức khí vì Sơn thần dám tranh mất vợ, Thủy-Tinh nổi giận dâng nước lên đem hết thủy tộc đuổi theo Sơn-Tinh.

Sơn-Tinh thấy vậy bèn dùng phép thần của mình chống cự lại kẻ dịch. Thoạt tiên thần giăng một lưới sắt chắn ngang sống Từ liêm để ngăn không cho Thủy-Tinh và bộ chúng xông xáo lên núi. Nhưng Thủy-Tinh không phải là tay vừa, lại mở một con đường khác qua sông Lý-nhân đến chân núi Quảng-oai, vào sông Hát, qua sông Lò tiến vào sông Đà để đánh vào sau lưng Tản-Viên. Một mặt khác, thần lại khai tất cả các dòng suối nhỏ để đưa nước lên cho đến tận núi đánh vào trước mặt. Chiến sự thế là diễn biến trên một vùng rộng lớn. Thủy-Tinh còn đào sâu thành vực ở các làng Cam giá, Đông lâu, Cổ nhạc, Mỹ-xá để cho bộ hạ làm căn cứ trú quân.

Tuy nhiên thần Tản-viên rất vững tâm. Nước càng dâng lên chừng nào thì thần càng nâng cao núi lên chừng nấy. Bộ hạ của thần cự chiến rất dũng cảm. Họ đan phên làm dậu thừa ngăn cản bước tiến của quân đội Thủy-Tinh. Trong khi đó thì có những toàn khác nhỏ cây, vận-đá nử xuống, hoặc dùng cung nỏ bắn vào tất cả những chỗ nào ngờ là có quân thủ phục kích. Vì thế qua mấy đêm giao tranh, quân của Thủy-Tinh chết như rạ, thấy trôi nổi trên mặt nước, đến nỗi có chỗ làm bể tắc cả khoảng sông.

Thủy-Tinh thấy tình thể bất lợi vội hạ nước xuống và kéo quân về. Thế là thần Núi Tản-Viên đại thắng. Người ta còn nói chính ngôi đền Và hiện nay ở Sơn-tây là của thần dựng lên để ghi lại chiến công oanh liệt đó.

Thủy-Tinh chuyến ấy tuy đại bại nhưng trong bụng vẫn ôm mối thù hằn. Hàng năm vào khoảng tháng 8, thần lại dâng nước lên gây sự đánh nhau với Sơn-Tinh một trận (2).

(1) Theo Quảng tập viêm văn. (2) Theo Lĩnh nam trích quái.

TRUYỆN ĐỨC THÁNH-GIÓNG

Đây kể chuyện về đời Hùng-Vương thứ 6, bấy giờ ở lân bang phía bắc có nước Ân. Không rõ nước Ân bây giờ đích xác thuộc về vùng nào chỉ biết rằng vua nước đó luyện tập được một đội hùng binh kiện tướng: mặt mũi rất nanh ác, tính tình rất hung dữ, chỉ lăm le sang cướp nước láng giềng. Hùng-Vương lo lắng không biết làm thế nào. Người ta nhắc cho vua biết là ngày xưa Lạc-Long-Quân có dặn hễ lúc nào gặp việc gì nguy ngập thì gọi người lên giúp đỡ. Vua nghe lời, cho đi gọi Lạc-Long Quân lên.

Sau đó ba ngày, Long-Quân xuất hiện giữa mưa bão với trạng mạo một ông cụ già râu tóc trắng xóa. Long-Quân cho biết là chừng ba năm nữa giặc sẽ đến, lúc ấy cho người đi khắp thiên hạ cầu người tài giỏi bấy giờ sẽ có thần tưởng xuất hiện (1).

Quả nhiên ba năm sau, vua Ân đưa bộ tướng tràn sang biên giới Văn-lang. Bọn chúng đi đến đâu cướp của giết người đến đấy, gây bao nhiêu thảm họa cho dân sự. Tin cáo cấp về đến Phong-châu, Hùng Vương nhớ lời dặn của Long Quân bèn sai sứ đi khắp thiên hạ tìm bậc hiền tài cự địch.

Bấy giờ ở một làng trong vùng cứ như bây giờ thuộc về Bắc-ninh có một bà cụ đã ngoài 60 tuổi. Trước đó đã lâu, có một hôm bà ta đi chơi ngoài đồng ngẫu nhiên trông thấy một vết chân rất lớn. Bà cụ lấy làm lạ bèn ướm thử bàn chân nhỏ của mình vào. Tự nhiên tinh thần bà cụ phát sinh cảm động. Từ đó về nhà thụ thai sinh ra một con trai đặt tên là Gióng. Lên ba rồi mà Gióng vẫn không biết nói mà cũng không biết lật. Bà mẹ lo buồn vô hạn.

Không ngờ cái ngày sứ giả Hùng-Vương đi qua làng rao tìm người tài đánh giặc thì thẳng bé Gióng tự nhiên cất tiếng nói và câu đầu tiên của nó là nhờ mẹ gọi sứ giả đến cho nó nói chuyện. Bà mẹ kinh sợ đem việc ấy kể với xóm giềng. Xóm giềng biết không phải là người thường, vội cử người đi mời sứ đến.

Khi sử giả đến thì Gióng tự nhiên ngồi nhóm dậy bảo sứ mau về xin vua đúc cho mình một con ngựa sắt, một cải nón sắt và một thanh gươm để nó đi đánh giặc Ân.

Hùng-Vương cứ y như lời, sai góp tất cả sắt lại, rèn đủ mọi vật mà đứa bé đòi hỏi. Khi người ta chuyển vận các vật đó đến nhà thì Gióng vươn vai lên thành một người to lớn phi thường bảo mẹ dọn cơm ăn và may áo mặc. Bà mẹ nấu liên tiếp hết nồi này sang nồi khác mà vẫn không vừa bụng con. Hết gạo nhà đến gạo của xóm làng vậy mà thần Gióng ăn bao nhiêu cũng vẫn chưa nó bụng. Việc may mặc cũng thể. Vải của xóm làng góp lại mặc vẫn ngắn ngủn.

Sau đó thần Gióng đội nón cầm gươm nhảy lên mình ngựa. Ngựa tự nhiên thét ra lửa phi như bay mang thần đến chiến trường. Thần Gióng vung gươm sắt vào bọn bộ tướng vua Ân. Vua Ân kinh hãi nhưng cũng thúc bọn hùng binh kiện tướng của mình có sức chống đỡ. Nhưng ngựa và thần Gióng đi đến đâu lửa chảy rực trời đến đó, giặc không bị chết chém thì cũng bị chết chảy ngã ra không biết bao nhiêu mà kể. Vua Ân bị chém chết ở trận tiền.

Đang lúc tả xông hữu đột thì thanh gươm bị gẫy, thần Gióng không ngần ngại với tay nhỏ luôn bụi tre bên vệ đường quật vào dám giặc đang chạy tán loạn. Khi ngựa chạy đến núi Sóc thì bọn tướng của vua Ân cũng đã bị tiêu diệt hết. Thần Gióng cởi áo để lại đó, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời.

Ngày nay ở chỗ trước kia là khu rừng bị đốt chảy còn mang tên là làng Cháy. Rừng tre lúc đó bị hun nóng trở thành màu vàng đến nay giống của nó vẫn giữ dấu tích cũ người ta gọi là tre đằng ngà. Những ao hồ ở một vùng từ Kim-anh, Đa-phúc, cho đến Sóc-sơn tương truyền là dấu chân ngựa của thần Gióng để lại. (1)

(1) Theo Lĩnh nam trích quái. (1) Thần nhi đồng Kin-ta-ra trong thần thoại Nhật bản cũng có ngựa sắt, nón sắt, roi sắt gần giống với nhân vật Thánh Gióng.

TRUYỆN THẦN KIM-QUI

Các vua Hùng Vương truyền cho nhau đến đời thứ 18 thì bị An-Dương Vương tiêu diệt. Sau khi cướp được nước Văn-lang, An-Dương-Vương chọn đất ở Việt-thường cứ như bây giờ thuộc về Phúc-yên xây một tòa thành để làm một chỗ ở vững chắc. Nhưng An-Dương Vương rất bực tức vì thành hồ xây lên lại đổ xuống mãi mãi không xong. Đó là tại vì cứ gi?

Số là bấy giờ ở núi Thất-diệu có một con gà trắng sống được một ngàn năm nên thành một con yêu tinh có nhiều phép lạ biến hóa vô thường. Tuy nó không tàn hại dữ dội nhưng vẫn thường đi lại quấy nhiễu dân vùng đó thỉnh thoảng làm chết người. Hồi đó tinh hồn các vua cũ đang tìm cách báo thù An-Dương-Vương, bèn tìm đến thương lượng với yêu tinh giục nó ngăn trở không cho An-Dương-Vương xây xong thành. Yêu tinh nghe lời mới rủ thêm bọn quỉ bộ hạ đến ở một cái quán gần núi. Thoạt tiên yêu tinh hiện vào con gà trắng của người chủ quán rồi từ gà nhập vào hồn người con gái của chủ quán. Từ khi có căn cứ mới, yêu tinh quấy rối khắp nơi. Một mặt đối với những người dân qua quán ngủ lại, yêu tinh thường làm cho họ đau ốm hoặc đến chết. Mặt khác, yêu tinh cùng bộ hạ đêm đêm đến thành, phá dò tất cả những cái vừa mới đắp xong ban sáng. Vì thế công việc kiến trúc của An-Dương-Vương chẳng khác gì công dã tràng xe cát.

An-Dương-Vương rất lo lắng buồn bực. Một hôm đi ra đường gặp một Thiên thần đến bảo tin cho vua biết là sẽ có sứ Thanh-Giang lại giúp. Quả nhiên sau đó mấy hôm sứ Thanh-Giang tức là thần Kim-Qui từ sống hiện lên. Thần bảo vua cùng mình đi dò xét thủ phạm phá thành.

Sau một đêm, thần Kim-Qui biết là bọn quỉ năng đi về núi Thất-diệu bèn cùng với An-Dương Vương lên núi đó. Bọn họ vào quán ăn uống và xin nghỉ đêm. Chủ quán nói:

Quán này gần đây có yêu tinh quấy phá, chúng tôi cũng sáng ở đây chiều lại về làng. Các ông nên kiếm chỗ khác trú túc, không nên ngủ lại đây làm gì.

Nhưng cả hai người tỏ ý cương quyết ở lại. Tối đến thần Kim-Qui náu hình trên gác cửa. Quả nhiên bộ hạ yêu tinh kéo đến rất đông biến thành nhiều trạng mạo kỳ quái toàn giết An-Dương-Vương nhưng thần Kim-Qui hóa phép làm cho lũ quỉ không phạm vào được người vua. Đến tờ mờ sáng thần cùng vua đuổi theo lũ quỉ lên đỉnh núi Thất-diệu bắt được tất cả ở trong hang. Khi tra hỏi họ mới biết là thủ phạm chính là con yêu tinh hiện đang nhập vào con gà trắng và người con gái chủ quán. Họ bèn giết hết lũ quỉ. Sau đó họ lại trở về quán.

Lại nói chuyện chủ quán sáng dậy lên núi, trong bụng chắc chắn là những người khách hôm qua đã chết, không ngờ khi đến nơi thấy họ vẫn còn cười nói tự nhiên lấy làm kinh sợ. Bấy giờ vua ra lệnh cho chủ quán phải giết ngay con gà trắng. Gà chết tự nhiên người con gái cũng lăn dùng ra chết. Nhưng yêu tinh đã hóa ngay làm một con chim bay lên trên không. Thần Kim-Qui nhanh mắt vội hóa thân đuổi theo. Cuối cùng yêu tinh và lũ quí bị thần tiêu diệt không làm hại được dân sự nữa. (1)

Yêu quái trừ xong, quả nhiên An-Dương-Vương xây thành vững vàng không đổ nữa. Chẳng bao lâu thành đắp xong, cao lớn, dài hơn ngàn trượng hình xoáy trôn ốc, gọi là Loa-thành. Trước khi ra về, thần Kim-Qui rút móng trao cho An-Dương-Vương bảo dùng làm lấy nó có thể là vật cự địch rất mầu nhiệm.

Truyện còn nói rằng lúc An-Dương-Vương chế xong máy nó thì có Triệu-Đà ở phương bắc đem quân sang cướp phá đất nước. Bên Triệu-Đà có tướng mạnh quân đông gấp mấy lần bên này, nhưng bên này nhờ có nó thần bắn ra một phát chết hàng vạn người làm cho Triệu-Đà cuối cùng phải chuốc lấy thất bại. Triệu-Đà biết là AnDương-Vương có nỏ thần đành phải sai sứ xin hòa.

Bấy giờ An Dương Vương có cô con gái tên là My-Châu. Triệu Đà nhân thể cầu hôn cho con trai mình là Trọng-Thủy. An-Dương-Vương không ngờ là gian kế, bằng lòng cả con và để cho Trọng Thủy đến ở gửi rể. Hai vợ chồng rất yêu nhau. Trọng-Thủy theo lệnh cha dỗ dành vợ cho xem nỏ thần, lừa dịp đánh tráo lấy lẫy nỏ rồi giả thác xin bố vợ về thăm nhà.

Trước khi ra về, Trọng-Thủy hỏi vợ:

– Nay tôi về thăm nhà, nếu chẳng may hai nước lại bất hòa, bắc nam cách trở thì làm thể nào để cho nhau biết?

Mỵ-Châu chỉ vào gối mà nói:

Tôi có cái gối nhồi lòng ngỗng này; đến lúc đó sẽ mang theo mình rắc ở dọc đường, chàng sẽ nhận dấu mà tìm nhau.

Triệu-Đà được lẫy nó lập tức phát binh đánh An-Dương-Vương. An-Dương-Vương tin chắc mình có nỏ thần, vững lòng ngồi đánh cờ, đợi giặc. Nhưng lúc giặc đến, An-Dương-Vương đưa nỏ ra bắn thì thấy không còn mầu nhiệm như trước nữa. Trước sự tan vỡ, An-Dương-Vương đèo con gái lên ngựa phi một mạch về phương nam. Đến một chỗ trước mặt là biển, sau lưng là địch, An-Dương-Vương bối rối không biết làm thế nào bèn lên tiếng gọi thần Kim-Quy lên cứu. Thần Kim-Quy hiện ra trên mặt nước và nói:

-Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!

Vua bấy giờ mới hiểu cơ sự, liền tuốt gươm chém chết con gái. Sau đó thần Kim-Quy rẽ nước cho vua xuống biển.

Lại nói chuyện Trọng-Thủy theo dấu lông ngỗng tìm đến biển thấy xác vợ bèn ôm khóc hồi lâu rồi đưa xác vợ về chôn trong thành Cổ-loa. Đoạn chàng nhảy xuống giếng tự tận. Người ta nói máu của My-Châu chảy xuống biển các con trai nuốt lấy ăn thành ngọc. Ngọc ấy đem rửa ở nước giếng, chỗ Trọng-Thủy tự tử thì đã sáng lại càng thêm sáng.

(1) Theo Lĩnh nam trích quái.

Hết truyện.

1 bình luận về “603. ☀ Thần thoại người Việt: từ thuở hồng hoang tới thời Hồng Bàng

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.