443. 🌟 Hoàn cảnh tự nhiên và sự phát triển kinh tế thời Hùng Vương

Ở Việt Nam và một số vùng lân cận, nền kinh tế có một đặc điểm nổi bật: từ xưa đến nay nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, sản phẩm của nông nghiệp chiếm đại bộ phận tổng sản lượng sản xuất, số người làm nông nghiệp chiếm đa số tuyệt đối số dân; trên cái hạ tầng cơ sở đó xây dựng nên một hệ thống thượng tầng kiến trúc của xã hội với những đặc điểm riêng biệt. Có lẽ vì vậy mà việc nghiên cứu ngành kinh tế này và tương quan của nó với các ngành kinh tế khác có ý nghĩa lớn đối với việc nghiên cứu kinh tế – xã hội – lịch sử chung ở đây.

Có ý kiến cho rằng ở Việt Nam và một số vùng lân cận vì hoàn cảnh tự nhiên thuận tiện cho cây cối phát triển, nghề trồng trọt ra đời sớm; ý kiến khác lại cho rằng chính vì thế mà nó ra đời muộn. Hai ý kiến này dựa vào điều kiện tự nhiên để dự đoán. Ý kiến thứ 3 dựa vào kinh tế luận, cho rằng ở Việt Nam ngành đó chỉ ra đời khi nó trở thành một nhu cầu. Ý kiến này tuy đúng về mặt phương pháp luận và đúng cho việc trồng trọt, cho tất cả các ngành sản xuất ở Việt Nam và ở mọi nơi; nhưng chưa đi thẳng vào vấn đề, chưa xét đến lúc nào thì trồng trọt trở thành một nhu cầu. Ở đây, nó ra đời vào lúc nào, sớm hay muộn?

Theo chúng tôi, hoàn cảnh tự nhiên thời nguyên thủy, tức là khả năng tự nhiên cung cấp thức ăn, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt khác của con người và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển các ngành sản xuất lúc đó, đóng một vai trò quan trọng. Lịch sử thế giới đã cho thấy rõ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sản xuất: ở đâu điều kiện tự nhiên thuận tiện cho trồng trọt thì nơi đó dần dần trở thành một trung tâm nông nghiệp, ở đâu điều kiện tự nhiên thuận tiện cho chăn nuôi thì ở đó chăn nuôi phát triển dẫn đến một đại phân công lao động xã hội v.v… Việt Nam và một số vùng lân cận ở vào trường hợp thứ nhất. Vậy, khi xét thời gian ra đời của trồng trọt (trồng trọt nói riêng, các ngành sản xuất nguyên thủy nói chung) kinh tế học căn phải chú ý ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, còn niên đại tuyệt đối của nó vẫn là một vấn đề khảo cổ học. Đó là một.

Thứ hai là, thực ra, hoàn cảnh tự nhiên có ảnh hưởng lớn không những đến thời gian ra đời của các ngành sản xuất mà cái quan trọng hơn là ảnh hưởng đến đặc điểm phát triển các ngành sản xuất: ảnh hưởng này có khi rất lớn và kéo dài sang các giai đoạn sau, lúc đó nghiên cứu đặc điểm kinh tế nguyên thủy soi sáng nhiều cho việc nhận thức đặc điểm kinh tế của các giai đoạn sau. Vì vậy, nghiên cứu kinh tế thời nguyên thủy rất quan trọng và khi nghiên cứu kinh tế thời nguyên thủy căn phải thật sự nhìn nhận hoàn cảnh tự nhiên, thật sự nghiên cứu nó dưới giác độ kinh tế chứ không phải quy kết một cách cảm tính hời hợt kiểu như: nơi đây hoàn cảnh tự nhiên thuận lợi cho ngành sản xuất này thì ngành sản xuất này ra đời sớm, hoặc ngược lại v.v…

Cho đến nay, nói chung, vấn đề kinh tế nguyên thủy chưa được chú ý đúng mức, thường chỉ mới có một số nhà nghiên cứu khảo cổ học, dân tộc học đề cập đến qua loa, trong lúc đặc điểm phát triển kinh tế (và xã hội) các giai đoạn muộn về sau, thậm chí có thể thấy trước mắt, ở một mức độ nhất định đã được xác định và để lộ ra từ những thời kỳ xa xôi đó.

Đối với trồng trọt và chăn nuôi, hoàn cảnh tự nhiên không phải chỉ có khí hậu, một yếu tố hết sức quan trọng là điều kiện địa hình – đất đai; ở Việt Nam, trong hoàn cảnh khí hậu thuận lợi cho cây cối phát triển, điều kiện địa hình – đất đai đã có ảnh hưởng lớn đến sự ra đời và phát triển của trồng trọt, chăn nuôi v.v… Dẫn đến sự hình thành những khu vực kinh tế khác nhau, có một điều mà có lẽ trước đây không ai nghĩ đến là ở Việt Nam các đồng bằng hiện nay chỉ mới bắt đầu hình thành dần dần từ giai đoạn văn hóa Bắc Sơn trở về sau, từ giai đoạn văn hoá Bắc Sơn trở về trước ở đây chỉ có núi đồi mà thôi, điều này ở một mức độ nhất định sẽ có ảnh hưởng đến việc tìm hiểu hoàn cảnh kinh tế thời nguyên thủy. Thử ví dụ là xét khả năng ra đời của trồng trọt trước và sau giai đoạn văn hóa Bắc Sơn. Từ giai đoạn văn hoá Bắc Sơn trở đi với quá trình hình thành các đồng bằng hiện đại, lịch sử thời nguyên thủy ở Việt Nam đã xảy ra một bước ngoặt là sự di cư của người xuống đồng bằng, sự phát triển nhanh chóng của nghề đánh cá, rồi quan trọng hơn cả là sự ra đời và phát triển của nghề trồng trọt, tập trung ở đồng bằng 2 thành phần cư dân chủ yếu là cư dân nông nghiệpcư dân ngư nghiệp dẫn đến hình thành một trung tâm kinh tế – dân cư lớn, dẫn đến hình thành một tộc người mới. Đó là một giai đoạn lịch sử mới. Ở đây sự ra đời và phát triển của các ngành kinh tế mới ở đồng bằng quan trọng nhất là nghề trồng trọt, là một nan đề lớn.

Và, nếu nhận rằng từ giai đoạn văn hóa Bắc Sơn trở vè trước ở Viẹt Nam chưa có đồng bằng, địa hình phần chính là đồi núi, thì cách giải quyết vấn đề về sự ra đời của trồng trọt – ngành trồng trọt quan trọng nhất là trồng lúa nước – sẽ khác đi ít nhiều. Thực ra với hoàn cảnh tự nhiên đó, sự ra đời và phát triển của trồng trọt như một ngành kinh tế thực thụ thời bấy giờ gặp nhiều khó khăn, còn nói “manh nha” thì đến giai đoạn văn hoá Bắc Sơn, sự ra đời của phương thức mài đá có thể đã là đánh dấu một bước mới trong việc con người tác động sản xuất vào đất đai, nếu không phải trồng trọt thì cũng chăm bón cây thiên nhiên, là giai đoạn cuối cùng của hái lượm, ngưỡng cửa của trồng trọt.

HOÀN CẢNH TỰ NHIÊN THỜI NGUYÊN THUỶ VÀ MẤY ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NGÀNH SẢN XUẤT THỜI BẤY GIỜ

I. Đặc điểm hoàn cảnh tự nhiên.

Hoàn cảnh tự nhiên chủ yếu ảnh hưởng đến các ngành sản xuất nguyên thủy là điều kiện khí hậu, giới thực – động vật và điều kiện địa hình – đất đai. Hai yếu tố đầu trong giai đoạn gần đây nói chung không thay đổi bao nhiêu và có mấy đặc điểm sau đây:

1. Khí hậu :

Nóng, quanh năm thay đổi ít, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông không rõ ràng, thường chỉ có hai mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh. Độ ẩm, nhìn chung cao, thay đổi theo mùa và nhiệt độ; theo độ ẩm có thể chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa, độ ẩm cao, và mùa khô, độ ẩm thấp hơn, nhưng nhìn chung vẫn cao; độ ẩm của đất cao, mực nước ngầm nhìn chung là nóng; chế độ gió mùa, mùa nóng thường có gió mạnh và bão; ánh sáng tràn ngập quanh năm.

Hoàn cảnh nhiệt độ, độ ẩm, gió và ánh sáng đó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của động – thực vật.

2. Giới động – thực vật:

Giới thực vật nhìn chung phong phú, cả về số loài và số lượng, nhưng phát triển hơn cả là các loại cây thân gỗ lớn, rừng cây thân gỗ lớn. Giới động vật nhìn chung về số loài cũng như số lượng không phong phú lắm, trong đó phát triển hơn cả là động vật nhỏ; động vật ăn có ít, trong lúc đó các loài ác thú khá phát triển; bệnh dịch phát triển, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của giới động vật.

3. Điều kiện địa hình – đất đai:

Từ giai đoạn văn hóa Bắc Sơn trở đi với sự hình thành đồng bằng hiện đại, điều kiện địa hình – đất đai ở Việt Nam có một thay đổi lớn và ở một mức độ nhất định có ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành sản xuất nguyên thủyC[1]).

Ngày nay đất đai ở Việt Nam có thể chia ra ba bộ phận với những đặc điểm kinh tế riêng sau đây:

a) Vùng núi, chiếm đại bộ phận diện tích. Đặc điểm ở đây là địa hình chia cắt mạnh thành các dãy, các chỏm núi cao, sườn dốc, và các thung lũng hẹp.

b) Vùng đồng bằng, chiếm một diện tích bé hơn nhiều so với vùng núi nhưng có ý nghĩa kinh tế hết sức to lớn, là trung tâm kinh tế – dân cư cả nước. Tại đây sản xuất ra đại bộ phận sản phẩm, tập trung đại bộ phận dân số.

Vùng đồng bằng thấp hẳn xuống sát mặt biển, tiếp xúc không bình thường với vùng núi nổi cao lên đột ngột. Đặc điểm này rất dễ thấy; nó chứng tỏ trong thời gian gần đây (Neogen – kỷ thứ tư) vùng đồng bằng sụt lún xuống rất nhiều so với vùng núi phía tây. Chuyển động sụt lún này thông qua các giao động là nguyên nhân chủ yếu gây ra các lần nước biển tiến vào lục địa rồi lại lùi ra làm cho trong thành phần đất cấu tạo các đồng bằng hiện nay có các lớp đất nguồn gốc biển nằm xen kẽ với các lớp phù sa lục địa do sông đem đến*[2]).

Bề mặt đồng bằng rất bằng phẳng, hầu như nằm ngang, rất thấp; độ cao tuyệt đối bề mặt vùng đồng bằng thấp ở trung làm ngay tại những nơi rất xa biển như Lâm Thao (Vĩnh Phú) cũng chỉ đạt đến + 12 – 13 mét. Điều kiện địa hình này nhìn chung thuận lợi cho việc giữ nước để trồng lúa nói riêng, thuận tiện cho trồng trọt nói chung, và thuận tiện cho một ngành sản xuất khác khá quan trọng – ngành sản xuất cá.

c) Vùng đồi thấp trung gian giữa vùng núi và vùng đồng bằng (nằm trong khái niệm chung của nhân dân ta về vùng trung du). Vùng này có độ cao tuyệt đối từ + 13 – 15 đến 4- 50 – 70 mét, hình thành chủ yếu do hoạt động bào xới và bồi đắp của kỷ thứ tư. Thường thường trên thế giới nói chung ở những nơi địa hình đơn thuần do các dòng nước lục địa bào mòn và bồi đắp thì từ vùng núi cao sang miền đồng bằng phù sa, phải qua một vùng đồi thấp chuyển tiếp (“trung du”) rộng lớn. Ở Việt Nam, khu vực đồi thấp này chiếm một diện tích rất bé, thể hiện ra rất mờ nhạt, nhiều nơi dứt đoạn, khác hẳn các vùng địa hình lục địa hình thành theo qui luật chung nói trên<2).

Vùng đồi thấp trung gian giữa vùng đồng bằng và vùng núi này gồm hai bộ phận địa hình chính sau đây:

– Bộ phận địa hình bào mòn, hình thành chủ yếu do xói mòn Đệ tứ, gồm nhiều cấp bào mòn khác nhau từ độ cao 4“ 8 – 10 đến 4“ 50 – 70111, cấu tạo bằng các loại đá gốc.

– Bộ phận địa hình tích tụ, gồm các bậc thềm tích tụ, hỗn hợp của sông và đất của trận lũ lớn xảy ra vào cuối thời đại đá mới. Bộ phận này chiếm một diện tích bé hơn so với bộ phận trên, cấu tạo bằng những lóp cuội lẫn cát và đất sét.

Tiếp đây chúng ta hãy thử xét đặc điểm các ngành sản xuất nguyên thủy dưới ảnh hưởng của hoàn cảnh tự nhiên đó. Gần đây, Đặng Phong trong cuốn “Kinh tế thời nguyên thủy ở Việt Nam đưa ra ý kiến là trong hoàn cảnh tự nhiên Việt Nam xưa kia hái lượm là chủ yếu, và sau đó trồng trọt là chủ yếu,  phát triển từ hái lượm. Tuy tài liệu khảo cổ học để chứng minh còn ít nhưng tài liệu kinh tế các giai đoạn muộn về sau, tài liệu dân tộc học và tài liệu về giới tự nhiên thì ủng hộ. Ở đây xét về các ngành sản xuất nguyên thủy chúng tôi chủ yếu góp bàn thêm về chi tiết ý kiến này<D,

II. Đặc điểm các ngành sản xuất nguyên thủy.

1. Săn, bắt:

Thời nguyên thủy săn là ngành sản xuất tất yếu, phổ biến. Trong các địa điểm khảo cổ phát hiện ở Việt Nam từ trước đến nay tìm thấy xương thú bị đập vỡ, bị đốt v.v.., Nhưng, ở vùng núi cũng như ở đồng bằng loại tàn dư thức ăn này hiếm, thường lại là xương các loại thú nhỏ. Điều đó cho thấy người xưa sử dụng loại thức ăn này không nhiều lắm, chứng tỏ ngành săn lúc đó không phát triển lắm. Hiện tượng này có thể giải thích bằng hoàn cảnh tự nhiên: trong điều kiện địa hình chủ yếu là núi dốc với thung lũng hẹp, cây gỗ lớn phát triển lấn át có, các loại thú ăn có lớn là đối tượng chính của săn không phát triển về số loài, và nhất là về số lượng, trong lúc đó ác thú khá phát triển và thường không phải là đối tượng của săn. Đối tượng của săn tập trung vào các loại thú nhỏ và chim, nhưng số lượng của chúng cũng không phải lớn lắm.

Lịch sử ngành săn có thể chia làm hai thời kỳ:

a) Thời kỳ từ giai đoạn văn hóa Bắc Sơn trở về trước, khi con người chỉ sống ở miền núi, săn có nhiều đối tượng.

b) Thời kỳ từ giai đoạn văn hoá Bắc Sơn về sau; với sự hình thành đồng bằng, giới động vật có thay đổi ít nhiều. Con người lúc này di cư xuống đồng bằng và đối tượng săn ở đồng bằng hơi khác ở miền núi một chút là, ở đây tập trung nhiều hơn các loại chim nước, thú ăn cỏ; phương pháp săn cũng có thay đổi ít nhiều. Tuy vậy, những biến đổi đó cũng không có ý nghĩa lớn lắm về mặt kinh tế.

Nếu biến đổi hoàn cảnh tự nhiên to lớn đó không gây ra một biến đổi lớn trong săn thì lại tạo ra cho bắt một chuyển biến mới có ý nghĩa lớn hơn nhiều. Bắt chủ yếu là bắt cua, ốc. Nếu trong các hang động miền núi chỉ tìm thấy những đám vỏ ốc nhỏ thì ở đồng bằng ngay từ lúc con người mới di cư xuống đây đã “bắt ốc chất thành núi để ăn” và để lại những “núi ốc” lớn. Đồng bằng hình thành đã dẫn đến một thay đổi lớn trong giới động vật sống dưới nước, cua, ốc là những loài có số lượng tăng lên rất nhiều và đã trở thành món lương thực quan trọng thời bấy giờ. Với sự di cư của người xuống đồng bằng, biển cũng lập lức trở thành một đối tượng khai thác, vỏ ốc biển cung tạo thành những gò lớn. Sự xuất hiện các “núi ốc” ở đồng bằng phải liên quan với hình thành đồng bằng và chứng tỏ sự hình thành đồng bằng[3].

2. Ngành cá:

Sản xuất cá là một trong những ngành kinh tế phổ biến và quan trọng thời nguyên thủy; ở Việt Nam và một số vùng lân cận, với hoàn cảnh tự nhiên thuận tiện, ngành sản xuất này lại càng có ý nghĩa kinh tế quan trọng. Nhìn chung ở vùng đất nóng ẩm nhiều nước này cá có rất nhiều, nhưng khác với thú rừng ở đây xưa kia cũng như ngày nay hoàn cảnh địa hình ảnh hưởng quyết định đến sự phân bố nước, và do đó ảnh hưởng quyết định đến sự phân bố cá ở vùng núi cá ít, còn ít hơn ốc nhiều; ở đồng bằng thì đâu đâu cũng có cá; sông, ngòi, đầm, hồ (chưa nói đến biển) là nhưng nơi có cá quanh năm, ruộng lúa hai vụ là nơi sản xuất “cả hai vụ”, ruộng lúa một vụ là nơi sản xuất “cá một vụ”; phương pháp đánh cá cũng hết sức phong phú, thậm chí cho đến cả phương pháp cuối cùng chỉ phổ biến ở những vùng trồng lúa nước của thế giới mà thời là tát hết nước đi để bắt cá – gọi là “tát cá” chứ không còn là đánh cá nữa.

Ngành cá cũng có hai giai đoạn:

a) Từ văn hóa Bắc Sơn trở về trước: Lúc này chưa có đồng bằng, con người chỉ sống ở miền núi; có lẽ lúc đó người ta cũng biết bắt cá ở các suối nhưng sản phẩm chưa được bao nhiêu, phương pháp thô sơ, vết tích của nghề cá cũng chưa rõ ràng.

b) Từ văn hoá Bắc Sơn về sau : Thời kỳ này với sụ hình thành đồng bằng ngành cá phát triển theo một bước ngoặt lớn. Trong các địa điiểm khảo cổ sớm nhất ở đồng bằng – Quỳnh Văn, Đa Bút – bắt đầu tìm thấy xương cá; trong các di chỉ hậu kỳ thời đại đá mới loại tàn dư thức ăn này lại càng nhiều ; cùng với xương cá tìm thấy chì lưới, lưỡi cầu v.v… Nghề đánh cá lúc này mới thực sự ra đời và phát triển mạnh, mới thực sự là một ngành sản xuất, nó cung cấp một lượng thức ăn lớn và bổ. Có thể nói sự di cư của người nguyên thủy xuống đồng bằng mới thành lập lần đầu tiên làm xuất hiện ngành đánh cá như một ngành sản xuất mới. Ngành này phát triển đến nỗi làm nảy sinh ra một hệ thống những tín ngưỡng, phong tục mới có tính chất đánh dấu thời đại: Tô tem rồng, tục thờ các loài thủy tộc, tục vẽ mình, xăm mình cho giêng với các loài thủy tộc v.v… Sự xuất hiện những tín ngưỡng, phong tục này, ngược lại, đánh dấu sự ra đời và phát triển của nghề đánh cá. Chúng còn được ghi lại trong các truyền thuyết. Nghề đánh cá có lẽ phát triển mạnh từ lúc lịch sử bước sang giai đoạn hậu kỳ thời đại đá mới; trong các di chỉ thời kỳ này tìm thấy cả dụng cụ, cả sản phẩm của nghề đánh cá rất phát triển, trong đó có xương các loại cá biển lớn. Lúc này người ta đã đánh cá ở biển với quy mô lớn, thuyền bè phải phát triển.

Lúc con người từ miền núi tràn xuống vùng đồng bằng mới thành lập thì sau mò cua bắt ốc, nghề đánh cá phải phát triển sớm hơn trồng trọt và các ngành khác vì bản nguyên nó là một ngành kinh tế chiếm đoạt phát triển từ bắt cua ốc, và điều kiện tự nhiên ngay từ đầu rất thuận tiện cho nghề đánh cá phát triển nhưng lại chưa thuận tiện cho nghề nông và các nghề khác ra đời. Các tín ngưỡng, phong tục liên quan với nghề đánh cá ở Việt Nam và một số vùng lân cận phải có niên đại thời đại đá mới, chủ yếu có lẽ là hậu kỳ thời đại đá mới.

Ngành cá ở Việt Nam và một số vùng lân cận có hai thuận lợi để phát triển; một là điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi – nước nhiều, ấm áp, nhiều thức ăn; hai là về sau trong lúc trồng trọt phát triển, chèn ép chăn nuôi và các ngành khác, thì nghề cá không bị chèn ép, chia thành hai bộ phận – đánh cá tự nhiên và nuôi cá – vì cả hai bộ phận này có năng suất khá cao, lại không chiếm đất của trồng trọt, có thể phát triển song song “cài răng lược” với trồng trọt ngay trên diện tích trồng trọt, sản xuất một lượng sản phẩm lớn, phục vụ trực tiếp cho trồng trọt. Cá dần dần trở thành một đối tượng chăn nuôi; tại những vùng ven sông lớn, ven biển trong lúc trồng trọt phát triển, chèn ép chăn nuôi và các ngành khác, thì nghề cá tuy có bị trồng trọt chi phối vẫn giữ được độc lập, thậm chí ở một số vùng có điều kiện thuận lợi trở thành một ngành độc lập, tách ra khỏi trồng trọt.

3. Hái lượm:

Tàn dư thức ăn thực vật là thứ rất khó bảo tồn với thời gian và khó tìm thấy, nhưng thức ăn thực vật phải là thứ phổ biến thời nguyên thủy. Trong các di chỉ khảo cổ học tìm thấy nhiều cối, chày nghiền hạt; đầu tiên đó là những dụng cụ để chế biến sản phẩm của hái lượm. Nói chung về khả năng phát triển của hái lượm cần phải dựa vào đặc điểm hoàn cảnh tự nhiên để đoán định kết hợp với tài liệu khảo cổ học. Giới thực vật nói chung, cây ăn quả, cây cung cấp chất bột, rau xanh, v.v… nói riêng ở vùng khí hậu nóng ẩm này rất phát triển cả về số loài cũng như số lượng, phát triển mạnh ở mọi mùa, cả mùa mưa cũng như mùa khô, mùa nóng cũng như mùa lạnh. Hái lượm có thể cung cấp không ngừng cho người xưa những lượng thức ăn lớn. Mặt khác, vết tích các ngành sản xuất khác trong các di chỉ khảo cổ tìm thấy ít. Do đó có thể nghĩ rằng trước lúc trồng trọt ra đời thì hái lượm là ngành sản xuất chủ yếu, cung cấp phần lớn sản phẩm và thường xuyên, đều đặn hơn các ngành khác.

Sự xuất hiện phương thức mài đá thời kỳ văn hóa Bắc Sơn có lẽ là đánh dấu một bước mới trong việc con người tác động sản xuất vào đất, có thể là trồng trọt, cũng có thể là chăm bón cây tự nhiên. Nhưng nhìn chung thì từ giai đoạn văn hóa Bắc Sơn về trước con người chỉ sống ở miền núi, hoàn cảnh địa hình – đất đai còn gây nhiều khó khăn cho trồng trọt ra đời và phát triển. Từ giai đoạn văn hóa Bắc Sơn trở đi, với sự hình thành đồng bằng, hái lượm có thêm được một kích thích mới từ phía hoàn cảnh tự nhiên để chuyển biến sang trồng trọt.

4. Chăn nuôi:

Chăn nuôi ra đời từ săn; đó là một chuyển biến chất lượng trong sản xuất nguyên thủy. Vết tích của chăn nuôi là xương các động vật đã được thuần dưỡng tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ, phần nhiều là lại các di chỉ có niên đại muộn ở đồng bằng; nghề thuần dưỡng súc vật theo lài liệu hiện có, có lẽ thực sự ra đời vào giai đoạn sau của thời đại đá mới. Thú được thuần dưỡng thường là các loại thú nhỏ, không phải đối tượng của chăn nuôi lớn (b, sản phẩm chăn nuôi không nhiều, chăn nuôi không phát triển lắm.

Nhìn chung hoàn cảnh tự nhiên ở đây ảnh hưởng xấu đến chăn nuôi, làm cho chăn nuôi khó phát triển. Một là, hoàn cảnh địa hình núi đồi dốc và thung lũng hẹp hạn chế sự phát triển những đàn gia súc lớn. Hai là, điều kiện khí hậu nóng và ẩm nói chung làm cho động vật lớn trên cạn kém phát triển nhưng lại làm cho vi trùng gây bệnh rất phát triển, nguy hiểm nhất là những bệnh dịch hay lây tiêu diệt gia súc hàng loạt. Ba là, trong hoàn cảnh khí hậu nóng ẩm các loại cây rừng lớn phát triển chèn ép các loại cỏ thấp, cỏ không phát triển; thường vùng đồi thấp “trung du” là nơi thuận tiện cho chăn nuôi, nhưng vùng địa hình này ở Việt Nam rất bé, mà tại đây xưa kia cây gỗ lớn cũng phát triển hơn cỏ. Bốn là, điều kiện thiên nhiên nóng ẩm thuận lợi cho cây phát triển, do đó xưa kia hái lượm có năng suất cao hơn săn và thuần dưỡng súc vật, và về sau thì trồng trọt chèn ép hẳn chăn nuôi, nhất là ở vùng đồng bằng.

– Lịch sử ngành chăn nuôi có thể chia làm ba giai đoạn:

a) Manh nha: diễn biến vào những thời gian đầu của quá trình phát triển ở đồng bằng và thời gian cư trú ở miền núi.

b) Phát triển: bắt đầu từ sau lúc con người đã di cư xuống đồng bằng được một thời gian (từ khoảng hậu kỳ thời đại đá mới) đến lúc nông nghiệp phát triển (thời kỳ văn hoá đồ sắt bắt đầu phát triển). Trong các di chỉ thời kỳ này tìm thấy khá nhiều xương gia súc. Trong khoảng thời gian dài này có lẽ nghề chăn nuôi (mà khu vực quan trọng hơn cả là đồng bằng và trung du, phát triển song song với nông nghiệp đang phát triển và đang ở mức thấp – nông nghiệp dùng cuốc và cái cây mới ra đời được một thời gian. Trong đó có thể phần nhiều do cư dân nông nghiệp tiến hành song song với nông nghiệp.

c) Thu hẹp và phân tán: Giai đoạn này diễn biến rõ ràng nhất ở vùng đồng bằng, bắt đầu từ lúc nông nghiệp đã phát triển ở một mức cao và đang phát triển mạnh. Lúc này những diện tích đất chăn nuôi xưa kia dần dần được chuyển sang cho trồng trọt. Nếu xưa kia ở đâu đó có những đàn bò hàng trăm con thì đến bấy giờ chúng biến đi. Với đà phát triển của trồng trọt, chăn nuôi trở thành nghề phụ của trồng trọt, phụ thuộc trồng trọt, phục vụ trồng trọt, tiến hành trên đất trồng trọt và trên sản phẩm của trồng trọt, do người trồng trọt đảm nhiệm, chuyển thành thứ chăn nuôi tự túc tự cấp của từng gia đình, trở thành một dạng đặc biệt của chăn nuôi“chăn nuôi nông nghiệp”.  Lúc này chăn nuôi có hai mục đích: phục vụ trồng trọt, chủ yếu là cung cấp sức kéo, và tự cung tự cấp thức ăn cho từng gia đình. Gánh cỏ đi bán là một hiện tượng đặc biệt, rất xa lạ đối với đại chăn nuôi, biểu thị chăn nuôi nhỏ phụ thuộc. Một hiện tượng đặc biệt nữa là nếu chăn nuôi thú bị chèn ép thì cá dần dần lại trở thành một đối tượng nuôi. Lý do, là vì điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho cá phát triển và với sự phát triển của trồng trọt không những nuôi cá không bị chèn ép mà lại trở nên cần thiết cho người trồng trọt; đào ao thả cá là hiện tượng đặc biệt, trở thành nhu cầu cho người trồng trọt ở đồng bằng và rất phổ biến. Trên cùng một diện tích nuôi cá có thể sản xuất được một khối lượng sản phẩm nhiều hơn so với nuôi thú mà chỉ mất rất ít thời gian, không phải cung cấp thức ăn, mặt khác có thể sử dụng tốt để nuôi cá những khu vực đất đai “không biết dùng làm gì” như ngòi lạch, hồ, đầm, lầy v.v…, còn trên đất trồng trọt vẫn nuôi cá tốt. Nuôi cá trở thành một bộ phận của nông nghiệp.

Nếu lúc đầu chăn nuôi ra đời vì nó nó năng suất cao hơn săn thì về sau lại phải thu hẹp lại để nhường chỗ cho trồng trọt có năng suất cao hơn nhiều. Diễn biến này rất rõ và chỉ rõ ở miền đồng bằng mà thôi. Ở miền núi do điều kiện địa hình – đất đai không thuận lợi cho trồng trọt, hiện tượng trồng trọt chèn ép hẳn chăn nuôi không xảy ra, nhưng do hoàn cảnh địa hình – đất đai và đặc điểm giới thực vật hạn chế nên chăn nuôi cũng chỉ đạt ở mức chăn nuôi nhỏ tuy phát triển hơn ở đồng bằng.

5. Trồng trọt:

Trồng trọt ra đời từ hái lượm. Đó là một chuyển biến chất lượng to lớn trong kinh tế nguyên thủy. Ở Việt Nam trong hoàn cảnh tự nhiên đặc biệt, chuyển biến này lại càng có ý nghĩa to lớn hơn. Trong các loại cây trồng quan trọng nhất là các loại cây sản xuất chất bột; cây sản xuất chất bột có nhiều loại, qua quá trình chọn lọc trong trồng trọt, cuối cùng lúa chiếm địa vị quan trọng nhất rồi đến các loại ngũ cốc khác. Những loại cây này đòi hỏi điều kiện riêng để phát triển.

Nhìn chung điều kiện khí hậu ở Việt Nam rất thuận tiện cho cây cối phát triển, nhưng điều kiện địa hình đất đai lại có một số nhược điểm nhất định đối với trồng trọt. Trước hết hãy xét qua ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến trồng trọt. Nhìn chung khí hậu ở đây tạo những thuận lợi căn bản và to lớn cho trồng trọt :

a) Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đến trồng trọt.

– Ấm áp, cây cối có thể xanh tươi và phát triển được quanh năm.

– Độ ẩm cao thuận tiện cho cây, sản xuất chất bột phát triển.

– Ánh sáng thừa đủ quanh năm.

Bên cạnh đó hoàn cảnh khí hậu ấy cũng gây ra một số khó khăn cho trồng trọt:

– Lượng mưa phân bố không đều có khi gây ra lụt lội, úng thủy, có khi lại gây ra hạn hán.

– Gió mạnh, nhất là vào mùa hè – thứ phá hoại hoa màu.

– Trong khí hậu nóng ẩm phát triển nhiều loại sâu bọ phá hoại mùa màng.

– Mưa nhiều gây ra xói mòn và rửa trôi mạnh đất màu.

– Trong khí hậu nóng ẩm đất bị phong hóa la-tê-rít (hóa đá ong) dễ và nhanh, và dễ trở nên bạc màu nêu không cải tạo kịp thời.

Những bất lợi này có ảnh hưởng xấu đến trồng trọt nhưng hoàn toàn có thể khắc phục được và nói chung trong hoàn cảnh khí hậu đó, cây thiên nhiên cũng như cây trồng xanh tốt quanh năm.

b) Ảnh hưởng của điều kiện địa hình – đất đai đến trồng trọt.

Ba khu vực địa hình ảnh hưởng khác nhau đến trồng trọt.

– Ở vùng núi cao sườn dốc xói mòn, rửa trôi mạnh, sản xuất gặp nhiều khó khăn; các thung lũng hẹp, nước chảy mạnh cũng gây khó khăn cho trồng trọt, nhất là cho trồng lúa nước.

– Ở vùng đồi thấp có điều kiện để trồng trọt hơn; ở đây có thể làm rẫy, các thung lũng khá rộng, nước chảy không mạnh lắm, trồng trọt có thể phát triển tốt nhưng phải chăm bón nhiều.

– Ở vùng đồng bằng, trồng trọt – nhất là trồng lúa nước – gặp nhiều thuận lợi. Một là địa hình thấp tập trung nước, hai là bằng phẳng, phân bố nước đều, nước không chảy mạnh, chất màu giữ được trong đất. Tuy vậy, đất đồng bằng miền Bắc Việt Nam cũng có một nhược điểm nhỏ là có những diện tích lớn đất biển, thành phần là đất sét mịn, bí, nhìn chung nghèo chất dinh dưỡng hơn đất phù sa, gây khó khăn cho hình thành cấu tượng đất, độ thoát nước kém, có những khu đất thoái hóa nhanh do phong hoá mạnh. v.v… Nếu cải tạo đất đúng đắn thì những khó khăn đó hoàn toàn có thể vượt qua được.

Điều kiện tự nhiên đó dẫn đến hình thành hai khu vực trồng trọt khác nhau:

– Vùng núi và đồi, sản xuất nhiều loại cây lương thực khác nhau, phương thức sản xuất xưa kia thường là du canh làm rẫy, lượng sản phẩm nhỏ hơn nhiều so với sản phẩm sản xuất ra ở đồng bằng.

– Vùng đồng bằng, sản xuất ngũ cốc là chính, mà chủ yếu là lúa, phương thức canh tác là thâm canh, sản xuất đại bộ phận tổng lượng sản phẩm cả vùng núi và vùng đồng bằng.

Do điều kiện tự nhiên thuận tiện cho trồng trọt phát triển khu vực đồng bằng dần dần trở thành trung tâm kinh tế – dân cư.

Quá trình phát triển của trồng trọt có thể chia ra may giai đoạn sau:

a) Manh nha: Giai đoạn này có 2 thời kỳ: thời kỳ đầu từ thời gian văn hóa Bắc Sơn trở về Trước, khi con người chỉ sống ở miền núi, dấu vết khảo cổ học của ngành trồng trọt chưa rõ ràng. Nếu thời gian này trồng trọt đã ra đời – mà chứng cớ có thể là sự xuất hiện kỹ thuật mài đá – thì có lẽ cũng còn ở mức phát triển rất thấp, một mặt do trình độ kỹ thuật còn thấp, mặt khác có thể thấy rằng hoàn cảnh địa hình – đất đai vùng núi đồi gây cho trồng trọt nhiều khó khăn.

Thời kỳ sau, từ thời gian văn hóa Bắc Sơn đến khoảng hậu kỳ thời đại đá mới, lúc con người mới di cư xuống đồng bằng. Đồng bằng hình thành là một kích thích lớn cho sự ra đời của trồng trọt. Tuy vậy, có một thời gian, đầu những mảnh đồng bằng nhỏ mới hình thành còn chưa phát triển thuận lợi cho trồng trọt; mặt khác là sự bỡ ngỡ của nông nghiệp mới ra đời và của con người miền núi lần đầu tiên xuống ở đồng bằng hạn chế trồng trọt phát triển ở đây. Vết tích của manh nha nông nghiệp thời kỳ này có thể là những cuốc đá lớn v.v. Công cụ của nông nghiệp dùng cuốc sơ khai.

b) Phát triển mạnh: Giai đoạn này, bắt đầu từ hậu kỳ thời đại đá mới và diễn ra chủ yếu ở đồng bằng. Có thể nhìn thấy 2 thời kỳ:

Thời kỳ đầu là thời kỳ sau lúc người ở đồng bằng đã đạt được một kỹ năng nhất định trong lĩnh vực trồng trọt và đất đồng bằng cũng bắt đầu phát triển thuận tiện cho trồng trọt, công cuộc khai phá đồng bằng cho nông nghiệp bắt đầu. Thời kỳ này, xét theo tài liệu khảo cổ học hiện nay, có lẽ thuộc hậu kỳ thời đại đá mới. Từ đây nông nghiệp ở đồng bằng phát triển mạnh. Vết tích của giai đoạn văn hóa thời đại đá mới này hiện chưa tìm thấy trong đồng bằng Bắc Bộ.

Thời kỳ sau, bắt đầu từ sơ kỳ thời đại đồng, là thời kỳ trồng trọt đã phát triển ở mức độ khá cao, đã chiếm được địa vị chủ đạo trong sản xuất và với đà phát triển của kỹ thuật thời đại kim khí đang phát triển rất nhanh chóng.

Sự phát triển của trồng trọt ở đồng bằng là cơ sở của bước ngoặt quyết định lịch sử và có ba đặc điểm lớn sau đây:

– Dần dần chèn ép các ngành sản xuất khác, biến chúng thành phụ thuộc, hỗ trợ, thành nghề phụ của mình, chiếm lấy địa vị chủ đạo tuyệt đối, sản xuất ra đại bộ phận sản phẩm, sản phẩm của trồng trọt là nguồn lương thực chính.

– Sản sinh ra một hệ thống tín ngưỡng – phong tục lớn có tính chất đánh dấu thời đại và tồn tại dai dẳng về sau. Trong số đó có những phong tục rất phổ biến ở miền đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ – tục ăn trầu – nhuộm răng v.v… Sự phát triển của trồng trọt đồng bằng làm nảy sinh ra vũ trụ quan và những tư tưởng triết học trồng trọt sơ khai: “trời tròn, đất vuông…”. Ngược lại những tín ngưỡng, phong tục và tư tưởng triết học đó đánh dấu sự phát triển của trồng trọt, đánh dấu thời kỳ phát triển mạnh của trồng trọt.

– Tập trung cư dân và phát triển dân số ở một khu vực địa lý nhất định – các đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung Bộ – Chuyển kinh tế hái lượm, săn bắt sang trồng trọt, chuyển phương thức sinh hoạt du cư sang định cư, dẫn đến hình thành khu vực trung tâm kinh tế – dân cư đồng bằng, dần dần xác định những phong tục, văn hóa – tư tưởng của cư dân đó dẫn đến hình thành một tộc người mới ở đây.

Chỉ trên cơ sở phát triển của trồng trọt,sau khi trồng trọt phát triển đạt đến một năng suất nhất định mới diễn ra quá trình phân liệt giai cấp và hình thành nhà nước.

6. Các ngành thủ công:

Các ngành thủ công ở Việt Nam chủ yếu gốm chế tác đồ đá, chế tạo tre gỗ, làm đồ gốm; luyện kim, dệt. Ngoài ngành luyện kim cần được nghiên cứu tỷ mỷ ra, các ngành thủ công khác xưa kia do nhu cầu sản xuất và sử dụng phải rất phát triển. Nhưng những ngành sản xuất này vì không đòi hỏi kỳ năng thật cao, mà yêu cầu số lượng sản phẩm lại rất lớn và nguyên liệu phổ biến rất rộng rãi nên chủ yếu tồn tại ở dạng những nghề phụ của trồng trọt, sản xuất tự cung tự cấp do người trồng trọt làm, phân công lao động ở đây chỉ là phân công theo tính hoặc phân công tạm thời theo kỹ năng mà thôi.

Untitledằ

Từ trong lòng xã hội nguyên thủy với những đặc điểm đó thời kỳ Hùng Vương ra đời.

GÓP BÀN VỀ THỜI KỲ HÙNG VƯƠNG

Hùng Vương không phải chỉ được nhắc đến trong các truyền thuyết, Hùng Vương đã được ghi chép lại trong các sách xưa. Phát hiện các nền văn hoá từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn ở trình độ phát triển của các công xã nông nghiệp phổ biến trọn vẹn trong một vùng đồng bằng thể hiện quá trình hình thành một tộc người mới tại đây, trùng với khu vực của Hùng Vương trong truyền thuyết cũng như trong thư lịch, nói chắc rằng sự có mặt một giai đoạn lịch sử gọi là Hùng Vương là một chuyện đương nhiên.

I. Niên đại.

Truyền thuyết nhắc đến: “Hùng vương xưng vua”, “đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo”, đặt “quan văn gọi là lạc hầu, quan võ gọi là lạc tướng” v.v… Điều này dễ làm cho người ta nghĩ rằng Hùng Vương là một giai đoạn lịch sử ngắn. Thêm vào đó, có những truyền thuyết khác nói hẳn về niên đại thời kỳ Hùng Vương càng củng cố quan niệm trên: Hùng Vương tất cả có 18 đời vua, khởi đầu ngang với thơi kỳ Trang Vương nhà Chu v.v… Nghĩ như vậy cũng có cơ sở. Nhưng, tin hẳn vào những con số, những sắp xếp lịch sử trong truyền thuyết về những thời kỳ lịch sử xa như vậy không hẳn là đúng về mặt phương pháp.

Một số ghi chép không nhiều về thời kỳ Hùng Vương cho thấy khá rõ về hoàn cảnh kinh tế, xã hội thời bấy giờ. Nhưng đó chỉ là ghi chép về những giai đoạn sau cùng của thời kỳ lịch sử này. Cho nên, khi chưa biết rõ ràng điểm khởi đầu của giai đoạn lịch sử này mà dựa vào những ghi chép đó nói rằng suốt cả thời kỳ – Hùng Vương hoàn cảnh kinh tế – xã hội đều như thế, và trên cơ sở đó cho rằng thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn lịch sử ngắn và ổn định thì cũng không được.

Một điều đáng chú ý là các truyền thuyết về thời kỳ Hùng Vương có nhắc đến hoàn cảnh kinh tế, phong tục v.v… thời kỳ này. Những truyền thuyết này có được một số nhất định và phù hợp với nhau khi nhắc đến hoàn cảnh kinh tế – xã hội thời kỳ Hùng Vương làm cho ta một mặt có thể tin vào hoàn cảnh kinh tế – xã hội đó là có thật và đúng (hoặc gần đúng) như thể, mặt khác cho phép ta dựa vào đó đoán định niên đại giai đoạn lịch sử này.

Truyền thuyết về thời kỳ Hùng Vương có mấy đặc điểm sau đây về mặt phản ánh tình trạng kinh tế – xã hội -niên đại.

1. Nhiều truyền thuyết đánh dấu sự ra đời và phát triển mạnh của nông nghiệp: truyền thuyết về nguồn gốc (“tục bánh chưng, bánh dày”, về sự xuất hiện “tục ăn trầu”), về vũ trụ quan ở “trời tròn đất vuông” của nông nghiệp sơ khai. Nhiều tín ngưỡng, phong tục từ thời kỳ lịch sử đó tồn tại rất lâu về sau. Thời kỳ nông nghiệp phát triển làm nảy sinh ra một loạt tín ngưỡng, phong tục có tính chất đánh dấu thời đại và tồn lại rất lâu về sau đó không phải chỉ kéo dài có 3 – 1 trăm năm.

2. Truyền thuyết về sự ra đời của Hùng Vương (50 con theo Âu Cơ về Phong Châu và Hùng Vương 1 lên làm vua) đánh dấu sự tan rã của chế độ mẫu quyền và chế độ phụ quyền dần được xác lập. Bước chuyển biến lịch sử này cũng phải diễn ra trên cơ sở nông nghiệp đang phát triển, phù hợp với sự phản ánh nông nghiệp phát triển trong các truyền thuyết khác và có lẽ không phải chỉ xảy ra vào mấy trăm năm trước công nguyên là thời kỳ thịnh vượng của văn hóa đồng thau và có thể đã có sắt.

3. Truyền thuyết về thời kỳ Hùng Vương phản ánh sự tan rã của công xã thị tộc, hình thành tư hữu và quyền thống trị giai cấp, nhưng lúc này “vua” và “dân” chưa cách xa nhau lắm, các “hoàng tử” còn chia nhau đi cấy, đi làm bánh mỗi người một phương (chuyện nguồn gốc bánh chưng bánh dày). Bước chuyển biển này cũng phải xảy ra trên cơ sở nông nghiệp đồng bằng phát triển, phù hợp với các truyền thuyết phản ánh nông nghiệp phát triển.

4. Xa hơn nữa, truyền thuyết về thời kỳ Hùng Vương còn nhắc đến sự ra đời của một ngành sản xuất quan trọng nữa ở đồng bằng là nghề đánh cá. Đó là truyền thuyết về nguồn gốc tục vẽ mình. Từ truyền thuyết về tục vẽ mình đến hình thuyền lớn khắc trên trống đồng là một sự phát triển tất yếu, đúng quy luật, nhưng là hai bước phát triển cách xa nhau một trồi một vực. Chúng ta không thể tìm thấy dấu vết về sự xuất hiện của nghề đánh cá trong văn hóa Đông Sơn đã đành, cũng không thể tìm thấy nó cả trong văn hoá Phùng Nguyên, trong nền văn hóa mà mọi hiện vật tìm thấy đều biểu thị một nền sản xuất nông nghiệp đã phát triển ở một mức độ khá cao. Ở đồng bằng, nghề đánh cá, với sự di cư của con người từ miền núi xuống đồng bằng, phải ra đời sớm hơn nghề trồng trọt; sự ra đời của nghề đánh cá và tín ngưỡng, phong tục liên quan với nó đánh đấu một bước phát triển lịch sử lớn trước nông nghiệp. Ngành sản xuất này và các tín ngưỡng, phong tục đó là sản phẩm của thời đại đá mới ở đồng bằng, có lẽ nảy sinh vào hậu kỳ thời đại đá mới nếu không phải sớm hơn nữa. Truyền thuyết về nguồn gốc tục vẽ mình là một truyền thuyết hết sức đặc biệt, hết sức đặc trưng về mặt phản ánh lịch sử. Nếu quả thật là Hùng Vương, chứ không phải một người nào khác được ghép nhầm là Hùng Vương, bày cho dân cách vẽ mình cho giống với các loài dưới nước thì có thể tin được rằng thời kỳ Hùng Vương bắt đầu từ trong thời đại đá mới.

5. Các truyền thuyết về thời kỳ Hùng Vương nhắc đến những hoàn cảnh tự nhiên hậu kỳ thời đại đá mới, sơ kỳ thời đại đồng thau mà trước đây chúng tôi đã góp ý.

Như vậy, nhìn chung toàn bộ mà nói, các truyền thuyết về thời kỳ Hùng Vương cho thấy đó là một giai đoạn lịch sdài, dưới những biến đổi kinh tế và xã hội cũng như hoàn cảnh tự nhiên phức tạp,thời kỳ nông nghiệp đóng bằng và nghề đánh cá đang phát triển mạnh, lịch sử đang diễn biến theo một bước ngoặt lớn trên cơ sở biến đổi của nền tảng kinh tế đó. Hoàn cảnh kinh tế xã hội đó ở một khu vực địa lý nhất định là hoàn cảnh một tộc người đang hình thành.

Truyền thuyết về thời kỳ Hùng Vương nhắc đến một địa bàn hoạt động của một tộc người đang hình thành chủ yếu quanh vùng tây, tây bắc đồng bằng Bắc Bộ và các đồng bằng bắc Trung Bộ. Tài liệu khảo cổ học tìm thấy trong những năm gần đây thể hiện một sự phù hợp rất sát lịch sử với thuyền thuyết. Tại khu cực các đồng bằng này tìm thấy một loạt các địa điểm khảo cổ có các đặc điểm sau đây:

1. Đó là những xóm cư trú lớn gần như những xóm làng ngày nay, quây quần trong một vùng đồng bằng.

2. Thể hiện một sự phát triển liên tục, từ sơ kỳ thời đại đồng thau (văn hóa Phùng Nguyên) trở đi cho đến thời đại đồng thau phát triển nhất và tiếp tục về sau nữa.

3. Kinh tế là trồng trọt đã phát triển ở một mức độ cao (văn hoá Phùng Nguyên) và đang phát triển mạnh.

4. Từ những nhận xét về hoàn cảnh kinh tế của giai đoạn lịch sử dài bao gồm hết các nền văn hóa khảo cổ thời đại đồng thau đó ta cũng có thể thấy được rằng thời kỳ này là thời kỳ xuất hiện các “tín ngưỡng nông nghiệp”, “phong tục nông nghiệp”, mà có thể rất nhiều trong số đó đã được ghi lại bằng truyền thuyết, thần thoại.

Tài liệu thư tịch, truyền thuyết, tài liệu khảo cổ học, như vậy là, về mọi mặt khá phù hợp với nhau và làm cho ta nghĩ rằng thời đại Hùng Vương trong truyền thuyết bao gồm hết các nền văn hóa đồng thau cho đến thời kỳ An Dương Vương, có thể cả một phần cuối thời đại đá mới nữa, và bắt đầu từ những thời gian cuối của thời đại đá mới.

Với nội dung đó thời kỳ Hùng Vương là thời kỳ hình thành một tộc người mới (với trung tâm là vùng đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung bộ) trên cơ sở phát triển mạnh về mọi mặt kinh tế, xã hội, một thời kỳ lịch sử dài, phức tạp, chứ không phải là một giai đoạn ngắn nào đó của xã hội có giai cấp, chỉ những phần sau của thời kỳ đó mới là lúc xã hội phân liệt giai cấp.

Như vậy, thời kỳ Hùng Vương được nhắc đến trong các truyền thuyết dài hơn 2 000 năm, chiếm hơn 1/3 ở quãng giữa giai đoạn hình thành trung tâm kinh tế – dân cư đồng bằng bắt đầu từ thời kỳ Quỳnh Văn – Đa Bút bởi sự di cư của con người từ miền núi xuống đồng bằng.

Niên đại thời kỳ Hùng Vương nói ở trên chỉ là dự kiến, nhưng ở một mức độ nhất định có cơ sở, bởi vì nó không phải chỉ dựa vào một vài truyền thuyết nói về niên đại mà dựa vào nhận định chung các truyền thuyết về mặt phản ánh hoàn cảnh kinh tế – xã hội của chúng và so sánh với đặc điểm chung của tài liệu khảo cổ học.

II. Kinh tế – xã hội.

1. Kinh tế:

Trong kinh tế xưa quan trọng nhất, có ảnh hưởng lâu dài đến các giai đoạn phát triển về sau của dân tộc là kinh tế giai đoạn hình thành dân tộc vì nó là đúc kết lịch sử kinh tế nguyên thủy, làm cơ sở cho hình thành dân tộc và biểu hiện con đường phát triển về sau của dân tộc trong một hoàn cảnh nhất định.

Tài liệu khảo cổ học, thư tịch, truyền thuyết cho phép ta xác định sơ bộ hoàn cảnh kinh tế – xã hội thời kỳ Hùng Vương trong khung niên đại trên.

Như trên đã nói, tài liệu thư tịch có ghi chép được một ít về thời kỳ Hùng Vương, về kinh tế cũng như xã hội, nhưng đó chỉ là về đoạn cuối cùng của thời kỳ lịch sử dài này mà thôi.

Hiện vật của các nền văn hóa từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn chủ yếu là hiện vật của văn hoá trồng trọt, dấu vết của các ngành sản xuất khác ở đây chiếm địa vị thứ yếu. Đó là kết quả của một quá trình phát triển chọn lọc khá lâu đời ở đồng bằng.

Dấu vết của chăn nuôi rõ ràng nhưng ít, lẫn lộn trong dấu vết của trồng trọt cho thấy rằng ngay từ lúc bấy giờ chăn nuôi phần nhiều cũng do người trồng trọt đảm nhiệm, phát triển song song với trồng trọt hoặc là nghề phụ của trồng trọt, chưa lúc nào đạt đến đại quy mô và tách khỏi trồng trọt. Tuy vậy, có thể nghĩ rằng thời bấy giờ ở đồng bằng số lượng gia súc của từng công xã, từng gia đình khá lớn, tỷ lệ thời gian chỉ cho chăn nuôi còn khá cao vì ở đồng bằng lúc này đất chăn nuôi còn nhiều. Đến giai đoạn cuối của thời kỳ Hùng Vương vì đồng bằng có được những đàn bò hàng chục, hàng trăm con để “đổi lấy trống đồng”… Chỉ về sau, khi nông nghiệp phát triển cao hơn nữa, dần dần chiếm hết đất đai, nhân lực, chăn nuôi ở đồng bằng mới dần dần bị chèn ép, thu hẹp và phân tán, dẫn đến tình hình như ngày nay. Có lẽ quá trình thu hẹp của chăn nuôi ở đồng bằng bắt đầu từ lúc công cụ trồng trọt bằng sắt xuất hiện được một thời gian.

Nếu từ hậu kỳ thời đại đá mới nghề cá đã bắt đầu phát triển mạnh, để lại vết tích là xương các loại cá lớn, chì lưới, lưỡi câu v.v… thì đến đây nó phải phát triển cao hơn nữa. Vào những giai đoạn cuối của thời kỳ Hùng Vương, người Lạc Việt “nổi tiếng về nghề bơi thuyền”, “ăn cơm gạo, canh cá”. Cá là món ăn thường xuyên, đi kèm với sản phẩm của trồng trọt là gạo. Đến thời kỳ hàng hải thịnh vượng với những hình khắc thuyền lớn xuất hiện trên trống đồng ở những vùng ven sông lớn, ven biển có thể hình thành những tập đoàn người chuyên môn làm nghề đánh cá, những “phường cá” ra đời, tách khỏi trồng trọt thành một phân công lao động địa phương, gần giống tình hình ngày nay. Khi trồng trọt đã phát triển đến một mức độ khá cao thì cá được đem về nuôi trong những ao nhân tạo, xuất hiện một bộ phận đặc biệt của “chăn nuôi nông nghiệp” – nuôi cá. Ngành cá phát triển thành một ngành sản xuất nửa sáng tạo. Về sau nếu chăn nuôi bị chèn ép thì ngành sản xuất cá được phát triển tự do hơn, phát triển ngay trên đất của trồng trọt, nhờ hoàn cảnh thiên nhiên thuận lợi cho nó. Cái bộ ba: lúa – bèo – cá thật là khoa học, năng suất, tiết kiệm, thậm chí cổ điển.

Ở thời đại đá mới nghề cá phát triển mạnh đến nỗi làm nảy sinh ra một hệ thống tín ngưỡng – phong tục có tính chất đánh dấu thời đại, phổ biến rộng rãi và rất đặc trưng cho vùng đất nóng ẩm và có những dải đồng bằng hẹp ven biển Đông Nam Á: tục thờ các loài dưới nước, tô tem rồng rắn, tục vẽ mình v.v… Những phong tục này tồn tại rất lâu về sau, dần dần biến đổi, rồng rắn trở thành những hình tượng nghệ thuật. Sang sơ kỳ thời đại kim khí ở đâu đó vẫn còn có thể xuất hiện những tín ngưỡng, phong tục mới.

Hậu kỳ thời đại đá mới là thời kỳ đồng bằng đầu tiên được khai phá cho trồng trọt, một biểu hiện là sự phát triển của kỹ thuật mài đá, số lượng công cụ lao động, sự xuất hiện những xương chế tạo đồ đá v.v.

Bước sang thời đại kim khí, sự phát triển của trồng trọt có mấy đặc điểm sau đây:

– Ngay từ sơ kỳ thời đại đồng thau (văn hoá Phùng Nguyên) trở đi, trồng trọt đã giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất ở đồng bằng; lúa đã giữ địa vị chủ yếu trong các loại cây trồng.

– Tiếp tục phát triển rất nhanh, vượt lên so với các ngành sản xuất khác; công cụ đá dần dần được thay thế bởi công cụ đồng, rồi đến sắt.

– Song song với trồng trọt đồng thời phát triển các ngành sản xuất khác: đánh cá, chăn nuôi v.v…

– Các xóm cư trú ngày càng lớn dần, càng tồn tại lâu dài.

– Sự phát triển của trồng trọt thời kỳ này diễn biến chủ yếu ở đồng bằng. Giai đoạn sơ kỳ kim khí (thời kỳ Hùng Vương) trên cơ sở phát triển của trồng trọt (và nghề đánh cá) là thời kỳ đầu của quá trình hình thành trung tâm kinh tế – dân cư đồng bằng, đặt nền móng cho quá trình phát triển về sau và đã thể hiện ra những đặc điểm cơ bản của các giai đoạn phát triển về sau.

Chỉ đến giai đoạn cuối cùng của thời kỳ Hùng Vương thư tịch mới ghi chép lại được ít nhiều về phương pháp canh tác, thu hoạch, dân số ở đồng bằng.

Các ngành thủ công để lại nhiều vết tích. Các nghề làm đồ đá, đồ gốm, nghề dệt kế tục truyền thống xưa và rất phát triển. Nghề luyện kim là nghề mới, đến giai đoạn văn hóa Đông Sơn đã đạt được kỹ năng tinh xảo cả về luyện kim cả về đúc. Vết tích của nghề đan lát và làm đồ gỗ, không tìm thấy rõ, nhưng những nghề này phải rất phát triển vì trong hoàn cảnh đặc biệt phát triển của giới thực vật ở Việt Nam, công cụ lao động và đồ dùng tre gỗ phải được sử dụng rộng rãi. Phân công lao động theo tính nhất định đã phải diễn ra. Vết tích của phân công lao động theo kỹ năng đã được tìm thấy: xương sản xuất vòng đá, nhưng trừ nghề luyện kim cần được nghiên cứu tỷ mỷ ra, các nghề khác đều là nghề phụ của trồng trọt.

Đến những thời gian cuối cùng của thời kỳ Hùng Vương khu vực phát triển nhất là đồng bằng Bắc Bộ; săn bắt, hái lượm còn tồn tại ở đâu đó, chủ yếu là ở những vùng ven ngoài khu vực đồng bằng Bắc Bộ (vùng ven biển Đông Bắc, vùng ven biển bắc Trung Bộ v.v…) nhưng với đà phát triển chung các ngành sản xuất này phải thoái hóa nhanh.

Những đặc điểm kinh tế của thời kỳ nguyên thủy và thời Kỳ Hùng Vương nói ở trên chủ yếu đặc trưng cho vùng đồng bằng. Ở vùng núi tình hình có khác hơn. Tuy cũng phát triển theo trào lưu chung và chịu ảnh hưởng nhiều của sự phát triển ở đồng bằng, song do ảnh hưởng của điều kiện địa hình – đất đai miền núi nên có các mặt phát triển khác với ở đồng bằng:

  1. Trồng trọt phát triển chậm và yếu hơn nhiều.
  2. Chăn nuôi phát triển hơn tuy cũng không đạt mức đại quy mô.
  3. Hái lượm, săn bắt tồn tại kéo dài.
  4. Vắng mặt nghề cá và những hệ quả của nó.

2. Xã hội:

Thời kỳ Hùng Vương trên cơ sở sự phát triển của các ngành sản xuất mới, xã hội đang phát triển theo một bước ngoặt với các diễn biến chính sau đây:

a) Tập trung cư dân về đồng bằng, phát triển dân số ở đây; dần dần hình thành hai thành phần cư dân chủ yếu tập trung ở đồng bằng là nông dân và ngư dân.

b) Phương thức sinh hoạt du cư chuyển sang định cư.

c) Chế độ mẫu quyền tan rã, chế độ phụ quyền đang được xác lập.

d) Công xã thị tộc tan rã, dần dần hình thành tư hữu, phân biệt giai cấp và hình thành nhà nước sơ khai.

đ) Hình thành hệ thống tín ngưỡng – phong tục nông nghiệp, trong đó đặc biệt là các tín ngưỡng, phong tục liên quan với nghề trồng lúa nước, xuất hiện những tư tưởng triết học nông nghiệp sơ khai.

e) Giai đoạn đầu đang diễn ra quá trình hình thành hệ thống tín ngưỡng – phong tục đánh cá, là kế tiếp một quá trình bắt đầu từ trong thời đại đá mới ở đồng bằng.

g) Chủ nghĩa tô-tem của những thời kỳ thị tộc xưa biến đổi, xuất hiện tục cống thần v.v…

h) Nhóm cư dân đồng bằng đang dần dần xác định được những đặc điểm riêng về kinh tế – kỹ thuật, tín ngưỡng -phong tục, văn hóa – tư tưởng và đang tiến đến hình thành một tộc người mới. Những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật, văn hoá – tư tưởng, những hệ thống tín ngưỡng – phong tục chủ yếu của tộc người mới này hình thành trong quá trình hình thành tộc người đó và trên cơ sở sự phát triển của những ngành sản xuất mới đã sản sinh ra tộc người đó, là đồng sinh với hình thành tộc người đó.

Những quá trình phát triển đó là những quá trình phát triển tự tại, diễn ra chủ yếu ở khu vực đồng bằng, cơ sở chủ yếu của chủng là sự phát triển của trồng trọt đồng bằng, những đặc điểm của thượng tầng kiến trúc mới sau đó được xác định bởi nền tảng kinh tế chủ yếu là trồng trọt.

★ ★

Vết tích các giai đoạn từ bước sang hậu kỳ thời đại đá mới trở đi chủ yếu tập trung về vùng đồng bằng và ven biển. Đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy xu hướng lịch sử về sau phát triển chủ yếu theo con đường trồng trọt và đánh cá. Di cư của con người xuống đồng bằng là sự kiện lịch sử quan trọng đầu tiên, là cái mốc đánh dấu giai đoạn phát triển ngoặt về sau của lịch sử.

Từ lúc trồng trọt ra đời cho đến lúc đại công nghiệp xuất hiện trồng trọt giữ vai trò chủ đạo. Cơ sở kinh tế đó dẫn đến những đặc điểm riêng cho thượng tầng kiến trúc xã hội của cả một thời kỳ lịch sử dài.

Có thể nói, sản sinh ra một dân tộc và xác định những đặc điểm phát triển của dân tộc đó là cái sứ mạng lịch sử to lớn của trồng trọt đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Cũng vì đánh giá vai trò quan trọng đó của trồng trọt đồng bằng mà trước đây chúng tôi đã góp ý về vấn đề hình thành trung tâm kinh tế – dân cư đồng bằng, sau đó góp ý riêng về đất đồng bằng và vấn đề trồng trọt ở đây để đến hôm nay góp ý chung về đặc điểm kinh tế xưa và vai trò của trồng trọt đồng bằng đối với lịch sử.

Nếu thời kỳ Hùng Vương là thời kỳ hình thành một tộc người và kéo dài như vậy thì tình hình kinh tế – xã hội trong suốt thời gian đó đã diễn biến phát triển phức tạp. Vậy thì, nghiên cứu thời kỳ Hùng Vương không phải chỉ là tìm ra trạng thái tĩnh của một giai đoạn lịch sử ổn định mà phải nghiên cứu cả quá trình biến đổi phát triển dài và phức tạp. Cần chú trọng hơn việc nghiên cứu tình hình kinh tế, tình hình biến đổi phát triển kinh tế thời kỳ đó. Đặc điểm tình hình kinh tế thời kỳ đó không những xác định những đặc điểm xã hội thời bấy giờ mà còn soi sáng nhận thức về đặc điểm phát triển kinh tế và xã hội các giai đoạn sau của dân tộc.

Nguyễn Đức Tâm
Pdf gốc: Hoàn cảnh địa lý kinh tế và vấn đề thời kỳ Hùng Vương
LSTV số hoá từ pdf.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.