129. Chủ nhân đích thực của trống Đồng

Hiện nay có sự tranh chấp về nguồn gốc chế tạo ra trống đồng giữa Trung Hoa và Việt Nam. Các nhà khảo cổ Trung Hoa cho rằng trống đồng có nguồn gốc ở Trung Hoa do người Bộc (Pu) ở Vân Nam (Yunnan) làm ra đầu tiên, trong khi các nhà khảo cổ Việt Nam cho rằng nguồn gốc trống đồng là ở châu thổ sông Hồng (Red River delta) do người Lạc Việt làm ra. Người Trung Hoa ngang nhiên cưỡng chiếm, quảng bá khắp thế giới cho rằng họ là chủ nhân ông của trống đồng. Họ xây những bảo tàng viện hình trống đồng rất lớn để trưng bầy trống đồng ở Nam Trung Hoa. Ở những công viên trưng bầy những kiến trúc về trống đồng. Họ tổ chức những tours du lịch xem trống đồng. Tộc Choang (Zhuang) tổ chức những đêm trình diễn văn nghệ cho du khách xem với những màn nhẩy múa trống đồng… Trong khi đó trống đồng ở Việt Nam như đang rơi vào quên lãng…

Đâu là sự thật?

Trước hết, dựa vào đâu mà các nhà khảo cổ Trung Hoa nhận trống đồng là của họ? Họ dựa trên những luận cứ sau đây, căn cứ vào số lượng, phân loại (classification), trang trí (decoration), định tuổi (dating) bằng Carbon phóng xạ 14.

– Số lượng

Bảo Tàng Viện Tỉnh Quảng Tây, nơi có vùng tự trị Zhuang (The Provincial Museum of the Guangxi Zhuang Autonomous Region) khoe là họ có một lượng trống đồng nòng nọc, âm dương lớn nhất thế giới. Vào năm 1980, Trung Hoa có 1460 chiếc. Trong khi đó vào năm 1980, Việt Nam chỉ có 360 chiếc (2).

Người Trung Hoa có thể dựa vào số lượng trống mà cho rằng nguồn gốc trống đồng là của mình được không? Dĩ nhiên là không. Ví dụ điển hình là số tượng Phật ở Trung Hoa có thể có nhiều hơn ở Ấn Độ nhưng không có nghĩa là Phật giáo có nguồn gốc ở Trung Hoa. Vấn đề là trong số lượng khổng lồ đó, Trung Hoa có bao nhiêu trống chính thống, trống chân chính, trống tinh ròng (genuine). Họ có trống nào tinh tế và tuyệt vời như trống đồng âm dương Ngọc Lũ I không? Nhiều mà toàn là trống giả, trống bắt chước, trống rỏm, trống thương mại thì không thể nào dùng số lượng lớn nhất thế giới cho rằng Trung Hoa là nguồn gốc của trống đồng. Số lượng đồng hồ Rolex giả ở Trung Hoa có thể nhiều hơn ở nơi chế ra Rolex thật là Thụy Sĩ nhưng Rolex không phải có nguồn gốc ở Trung Hoa. Nghệ thuật làm đồ giả của Trung Hoa lên tới mức tuyệt đỉnh. Nói tới Trung Hoa là nói tới thật và giả. Đồ giả lâu ngày cũng thành “đồ cổ”, đồ giả có thể đã có từ hàng trăm hàng ngàn năm. Nếu tôi có dịp tiếp cận hay có đủ hình ảnh của 1460 chiếc trống của Trung Hoa tôi có thể tìm ra ngay được một số phần trăm chắc chắn khá lớn những trống rỏm, trống muộn.

Việt Nam có số lượng trống ít hơn Trung Hoa chỉ có 360 chiếc nhưng trong đó có 140 chiếc thuộc loại Heger I. Theo Heger thì loại Heger I là loại cổ nhất và tìm thấy nhiều nhất ở Bắc Việt Nam lúc đó, vì thế các tác giả Việt Nam gọi loại này là trống đồng Đông Sơn (Heger believed that Type I, found mainly in northern Vietnam and referred to as the Dong Son drum by Vietnamese scholars, was the earliest). Đây là những trống hình Cây Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I) mang trọn vẹn ý nghĩa Vũ Trụ Tạo Sinh biểu tượng cho toàn họ, toàn liên bang Đông Sơn (xem dưới).

-Phân loại theo hình dạng:

Luận cứ thứ hai của Trung Hoa là dựa vào sự phân loại theo hình dạng.

Trước đây (từ năm 1950 đến 1980) người Trung Hoa có rất ít trống loại Heger I, với chủ đích nhận trống đồng là của họ nên họ đả phá và không chấp nhận cách phân loại của Heger (vì Heger, như đã nói, cho trống loại Heger I là loại cổ nhất và Việt Nam có nhiều loại này nhất). Họ lúc đó có nhiều trống đồng Heger loại II ở tỉnh Quảng Tây nên họ xếp loại lại trống đồng nòng nọc theo ý họ và cho loại Heger II là trống cổ nhất và cho rằng loại II đẻ ra loại I Đông Sơn. Tuy nhiên, ngay trong giới khảo cổ Trung Hoa cũng đã có sự bất đồng ý kiến về cách phân loại mới này. Các nhà khảo cổ ở Viện Bảo Tàng Tỉnh Vân Nam vẫn còn công nhận cách phân loại của Heger (bởi vì Vân Nam có nhiều trống Tây Hải San tức Heger I hơn các nơi khác ở Hoa Nam).

Đến năm 1970, họ tìm được nhiều trống mà họ tin là thuộc loại Heger I ở Wanjiaba, Vân Nam. Họ cũng cho rằng họ tìm được trống cổ nhất nên bỏ cách phân loại của riêng họ, lại quay về nhận lại cách phân loại của Heger (!!!). Họ cho loại Wanjiaba cổ nhất và cho Vân Nam là cái nôi của trống đồng nòng nọc, âm dương thay vì là Quảng Tây. Tuy nhiên vẫn có sự bất đồng ý kiến giữa các nhà khảo cổ của Quảng Tây và Vân Nam về nguồn gốc của trống đồng. Mãi đến năm 1995, các nhà khảo cổ Trung Hoa dàn xếp với nhau và nhận Wanjiaba là loại trống cổ nhất và cho rằng địa hạt Chuxiong là nơi sinh của trống đồng (sự “tráo trở” về phân loại này, bỏ đi rồi lại nhận lại sự phân loại của Heger cho thấy các nhà khảo cổ học Trung Hoa có “ý đồ” chiếm đoạt nguồn gốc trống đồng và cũng cho thấy họ là những nhà khảo cổ học không chân chính).

Các nhà khảo cổ Việt Nam phản bác lại cho rằng Wanjiaba không phải là trống cổ nhất mà là trống muộn nhất. Vì sao? Các nhà khảo cổ Trung Hoa trở lại với sự phân loại của Heger nhưng cho loại Wanjiaba là cổ nhất vì dựa trên hình dáng và các trang trí giản dị. Họ cho rằng càng giản dị càng cổ xưa. Ngược lại các nhà khảo cổ Việt Nam cho rằng càng giản dị thô sơ càng xuống dốc, nghĩa là càng muộn.

Ai đúng ai sai? Trước hết, về hình dáng, muốn biết độ chính thống, tinh ròng của một trống đồng nòng nọc, âm dương ta phải căn cứ vào hình dáng thô sơ của một trống xem có ăn khớp không với ý nghĩa biểu tượng và trang trí đơn giản nhưng chính thống?

Về hình dáng, theo lý luận của Trung Hoa cho là hình dáng giản dị của Wanjiaba là trống cổ nhất. Điều này chỉ đúng khi cái giản dị, thô thiển mang tính cách do kỹ thuật thô sơ lúc ban đầu mà thôi, còn nội dung trống bắt buộc lúc ban đầu bao giờ cũng phải mang ý nghĩa biểu tượng chính thống trăm phần trăm. Trống có hình dáng thô sơ nếu có nội dung và các hoa văn chính thống mới là trống cổ sơ, còn trống với hình dáng thô sơ mà có nội dung lệch lạc và hoa văn viết sai ngữ pháp của chữ viết nòng nọc, diễn tả bậy bạ theo lối “vô học” thì là những trống muộn, trống rỏm.

Trước khi làm ra trống đồng, người làm trống phải có một chủ đích, một ý tưởng muốn dùng trống để diễn đạt một cái gì, biểu tượng cho một cái gì, chuyên chở một cái gì. Tôi đã chứng minh trống đồng là trống nòng nọc, âm dương vì thế trống có chủ đích, chủ thể diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh, trống là trống biểu của Vũ Trụ giáo, trống biểu của họ, đại tộc, tộc, chi tộc trong liên bang thờ Vũ Trụ giáo (1). Do đó trống chính thống phải mang trọn ý nghĩa Vũ Trụ Tạo Sinh và phải có lay out về hình dáng diễn tả đúng theo triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh. Cách phân loại của Heger chỉ dựa vào sự mô tả về hình dáng, phân bố, trang trí và thành phần cấu tạo hóa chất (based on their form, distribution, decoration, and chemical composition) nhưng không nói lên được ý nghĩa đích thực của từng loại trống. Tôi phân loại trống đồng nòng nọc, âm dương dựa vào hình dáng theo ý nghĩa của Vũ Trụ Tạo Sinh (Cosmogeny), của Dịch (I Ching) có nền tảng là nòng nọc, âm dương (yin yang), Tứ Tượng (Four Elements or Four Great Primary Forces) sinh ra Tam Thế (Triple World) được biểu tượng bằng Cây Vũ Trụ (Cosmic Tree). Vì vậy tôi chia trống ra làm 6 loại trống như sau:

1. Trống Trứng Vũ Trụ [Cosmic egg drums or Nguyen Xuan Quang type I (NXQ I)] drums.

Tức trống Nguyễn Xuân Quang I (không có trong sự phân loại của Heger) có hình trứng giống như trống cái, trống thùng (barrel) bịt da nhưng hở đáy (mang tính nòng nọc, âm dương) ví dụ như trống đồng để ở chùa Cổ Lễ, chùa Keo, đền Hùng Vương… (4).

2. Trống tượng Lửa [Fire-drums or Nguyen Xuan Quang type II (NXQ. II)]

Tức trống Nguyễn Xuân Quang II (không có trong sự phân loại của Heger) hình trụ (tubular or cylindrical forms). Trống moko hình trụ có eo của Nam Dương là trống biểu tượng cho tượng Lửa của ngành nước.

3. Trống tượng Gió [Yang Wind sun Drums or Parasol-Shaped drums or Nguyen Xuan Quang Type III (NXQ. III) or Heger III].

Tức trống Nguyễn Xuân Quang III (Heger III) hình lọng, dù, ô (thân và đế thẳng tuột như thân cây lọng), thấy nhiều ở tộc Shan thuộc sắc tộc Tai, nói tiếng Tai-Kadai. Tộc này có nhà hình vòm mu rùa biểu tượng cho bầu trời, bầu không gian, gió.

4. Trống tượng Nước [Yang Water drums or Squat drums or Nguyen Xuan Quang Type IV (NXQ IV) or Heger IV].

Tức trống Nguyễn Xuân Quang IV (Heger IV) trông giống cái âu (vật đựng mang âm tính liên hệ với nước) không có thân trống nên trông lùn tịt gọi là trống trệt (squat drum) mang nhiều âm tính biểu tượng cho nước (trống này thấy nhiều ở Nam Trung Hoa nên Heger gọi là trống trệt Nam Trung Hoa). Có thể loại trống này thấy nhiều ở tộc Choang (Zhuang). Người Zhuang nhận mình là con cháu của Rồng và có một chi tộc tên là Shui (Thủy) liên hệ với Lạc Long Quân.

5. Trống tượng Đất, núi Trụ Thế gian [Pillar-shaped drums or yang Earth-drums or Nguyen Xuan Quang type V (NXQ. V) or Heger II].

Tức trống Nguyễn Xuân Quang V (Heger II, trống vùng cao, vùng núi ở Bắc Việt Nam).

6. Trống Vũ Trụ Tạo Sinh, trống biểu của Vũ Trụ giáo [Cosmogenic drums or Cosmic Mushroom drums or Nguyen Xuan Quang Type VI (NXQ.VI) or H.I ].

Tức trống Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I) có hình Cây Nấm Vũ Trụ, tức trống Đông Sơn của các tác giả Việt Nam. Trống này có nhiều nhất ở Việt Nam.

Trống Cây Nấm Vũ Trụ biểu tượng cho Vũ Trụ giáo có chu vi vòng ngoài hình trứng tức trống Trứng Vũ Trụ NXQ I (xem hình bìa quyển Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á, tập I).

clip-image002-thumb7
Trống Cây Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI nằm trong trống Trứng Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang I.

Trống Trứng Vũ Trụ NXQ I (trứng là mầm, hạt sinh tạo, khởi đầu vòng sinh tạo) sinh ra trống Cây Nấm Vũ Trụ NXQ VI (Heger I) [cây do lửa trời (hay ánh sáng), đất, nước, gió (hay không khí) từ hột trứng mầm mọc lên là cuối vòng sinh tạo] và rồi cây lại sinh ra quả (hạt mầm, trứng) khởi đầu lại vòng sinh tạo khác, vô cùng vô tận. Trống Trứng Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang I sinh ra trống Cây Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI và ngược lại trống Cây Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI lại sinh ra trống Trứng Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang I vì vậy mà Trống Cây Nấm Vũ Trụ biểu tượng cho Vũ Trụ giáo có chu vi vòng ngoài hình trứng. Điều này giải thích tại sao tôi chia trống đồng nòng nọc, âm dương ra làm 6 loại.

Bây giờ ta hãy mổ xẻ luận cứ của các nhà khảo cổ học Trung Hoa cho là trống Wanjiaba là trống cổ nhất vì có hình dáng giản dị có đúng không?

Trống loại Wanjiaba phần lớn tìm thấy ở Vân Nam, tổng cộng có 47 cái, Quảng Tây 3 và Tứ Xuyên 1. Việt Nam có 8 và Thái Lan 3 (7). Theo cách xếp loại trống đồng nòng nọc, âm dương dựa trên Vũ Trụ thuyết, theo Vũ Trụ giáo của tôi ở trên thì hai loại trống quan trọng nhất là trống Trứng Vũ Trụ NXQ I và trống Cây Nấm Vũ Trụ NXQ VI, một trong hai loại trống nầy mới có thể là trống nguồn cội vì Vũ Trụ Tạo Sinh khởi đầu từ Trứng Vũ Trụ và hoàn tất là Cây Nấm Vũ Trụ. Như thế muốn trống loại Wanjiaba là trống nguồn cội thì trống loại này phải có hình dáng nằm trong hai lại NXQ I và VI. Bây giờ ta hãy khảo sát trống Wanjiaba của Trung Hoa xem sao. Tôi dựa vào hình trích trong bài viết của Han Xiaorong (2) sau đây:

clip-image004-thumb5

Ở trống Nguyễn Xuân Quang VI Cây Nấm Vũ Trụ có trụ trống là thân cây Vũ Trụ là Trục Thế Giới theo chính thống phải thẳng đứng. Ta thấy thân của trống Wanjiaba không thẳng đứng mà choãi ra thuộc loại Heger II (NXQ V) trong khi trống Đông Sơn Heger I như trống âm dương Ngọc Lũ I ở dưới có thân thẳng đứng. Mặt trống và phần bầu phình tang trống biểu tượng cho Thượng Thế (Upper World) (mặt trời-không gian) và Trung Thế (Middle World) (thường có cảnh sinh hoạt nhân sinh trên đất và trên nước) và đế trống biểu tượng cho Hạ Thế (Under World) (Cõi Dưới, Cõi Âm). Một trống chính thống thì chiều cao của phần diễn tả Thượng Thế và Trung Thế tức chiều cao của tang trống (tức mặt trống tới phân trên eo thân trống) phải cao gấp đôi của chiều cao chân trống Hạ Thế (nghĩa là theo triết thuyết Tam Thế có ba thế bằng nhau thì chiều cao mỗi thế phải như nhau). Ở trống Wanjiaba chiều cao của chân trống (Hạ Thế) có thể nhìn thấy bằng mắt trần là quá nhỏ so với chiều cao của mặt-tang trống (Thượng và Trung Thế). Nếu dùng thước do trên hình ta thấy chiều cao mặt-tang trống khoảng 1cm và chiều cao chân trống khoảng 0.25cm trong khi ở trống Ngọc Lũ I (Đông Sơn) ở dưới ta thấy ngay chiều cao chân trống rất cao, nếu đo ta có chiều cao mặt-tang trống khoảng 2cm và chiều cao chân trống khoảng 1cm như thế rõ ràng mỗi thế theo triết thuyết có chiều cao bằng nhau (= 1cm).

Như vậy trống Wanjiaba không phải là trống Cây Nấm Vũ Trụ biểu tượng cho Vũ Trụ giáo mà chỉ là trống loại H.II tức NXQ V tức trống tháp cụt biểu tượng cho Tượng Đất (dương), Núi Trụ Thế gian (1). Trống này có chiều cao trụ trống cường điệu cao 1.25 cm (bằng chiều cao của mặt-tang trống khoảng 1cm và chiều cao chân trống khoảng 0.25cm cộng lại tức chiền cao Tam Thế) trong khi trống Đông Sơn thân chỉ cao 2cm cao bằng chiều cao mặt-tang trống). Trống Wanjiaba có trục rất cường điệu của loại trống Đất dương, Núi Trụ Thế Gian Heger II.

Trống Wanjiaba có hoa văn đặc biệt là mạng lưới hình thoi và hình loài bò sát bốn chân ở mặt trong và motif hình mũi tên trên mặt trống (the characteristic rhomboid-net pattern and four-legged reptile design on the inner wall and the arrowhead motif on the drum face) (7). Ta thấy hình mũi tên chính là chữ viết nòng nọc mũi mác /\ có nghĩa là bộ phân sinh dục nam, đực, dương, lửa (lửa trời là Càn, lửa đất dương, núi lửa là Li), thái dương (Dan Brown trong The Da Vinci Code gọi là blade). Đi cùng với loài thú bốn chân sống trên mặt đất thì chữ viết nòng nọc mũi tên, mũi mác này có nghĩa chính là núi hình kim tự tháp, lửa thế gian Li (pyramid có pyro- là lửa). Điểm này một lần nữa cũng cho thấy Wanjiaba là trống loại H.II tức NXQ V tức trống tháp cụt biểu tượng cho Tượng đất (dương), Núi Trụ Thế gian.

Phải cần ít nhất là bốn loại trống biểu tượng cho Tứ Tượng là các tượng Lửa, Đất, Gió, Nước mới kết hợp lại thành trống Cây Nấm Vũ Trụ vì vậy trống Wanjiaba biểu tượng cho tượng Đất không thể là trống tiêu biểu đại diện cho trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn vì nó không mang trọn vẹn cả triết thuyết của Vũ Trụ Tạo Sinh và cả giáo thuyết Vũ Trụ giáo, không phải là trống biểu của cả liên bang hay đại tộc người sống ở vùng Đông Nam Á. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt là liên bang Văn Lang. Trống Wanjiaba là trống con của trống Đông Sơn Heger I (NXQ VI) chứ không phải là trống đẻ ra trống Đông Sơn như các nhà khảo cổ học Trung Hoa đã dùng làm luận cứ. Trống Wanjiaba không phải là trống biểu tượng cho Vũ Trụ giáo và họ người mặt trời-không gian, chỉ là một trống biểu tượng cho một Tượng Đất (dương) và Tộc Đất dương tức tộc Hươu nên khó có thể là trống nguyên thủy được làm ra.

Về ngôn ngữ học ta cũng thấy rất rõ trống Cây Vũ Trụ là trống nguồn cội. Trung Hoa gọi trống là gu (cổ) có một nghĩa là cây như Bàn Cổ (Pan Ku) có nghĩa là “cây (cắm trên) đế bằng”. Ông Bàn Cổ là ông Cây Trụ chống trời (1). Trên giáp cốt văn, từ gu thường diễn tả bằng hình trống để trên một cái giá hình cây. Hiểu theo nghĩa duy tục trống gu là trống làm bằng cây. Hiểu theo triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh thì gu là trống Cây Vũ Trụ. Việt ngữ trống có nghĩa là chống (cây chống, trụ chống). Trống có một nghĩa là đực (gà trống), nọc (heo nọc), cọc ruột thịt với cây. Như thế trống Cây Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI tức trống Đông Sơn mới có thể là trống mang ý nghĩa nguồn cội, là trống biểu tượng cho nguồn cội của tất cả các loại trống trong đó có trống đồng nòng nọc, âm dương. Nếu các nhà khảo cổ Trung Hoa cho trống Wanjiaba thuộc loại Heger II làm trống nguyên thủy thì họ quá dốt chữ Hán, không hiểu nghĩa gu là gì (1).

Tóm lại trống biểu tượng cho một tượng, một tộc như trống Wanjiaba (Tượng, tộc Đất) KHÔNG THỂ là trống nguyên thủy, nguồn cội được. Các nhà khảo cổ học Trung Hoa chọn trống Wanjiaba làm trống nguyên thủy, nguồn cội không hợp lý. Trống Wanjiba có thể là một trống cổ nhưng là trống cổ của một tộc nằm trong đại tộc trống Đông Sơn. Về nguồn gốc, trống Đông Sơn (NXQ VI, Heger I, Shizhaishan) hình Cây Nấm Vũ Trụ chính thống và thích hợp hơn.

Còn trống Tây Hải Sơn so với trống Đông Sơn, trên hình ta cũng thấy thân trống không thẳng như trống của đại tộc Đông Sơn mà đã hơi choãi ra có nghĩa là trống này không phải là trống chính gốc, đó là chưa kể chưa có một loại trống Tây Hải San nào có nội dung diễn tả bằng chữ viết nòng nọc chuyên chính như trống đồng âm dương Ngọc Lũ I. Về kích thước trống Tây Hải Sơn có phần mặt trống-tang trống dẹp cao 1cm chỉ bằng nửa trụ trống cao 2cm (trong khi trống Ngọc Lũ I có chiều cao bằng nhau và chiều cao chân trống Ngọc Lũ I khoảng 0.5cm tức bằng nửa mặt-tang trống nghĩa là chiều cao mỗi của Thế Tam Thế vẫn giữ đúng bằng nhau và = 0.5. Trụ trống Tây Hải Sơn hơi choãi và cao 2cm tức cao hơn ba cõi cộng lại 1+ 0.5 = 1.5. Theo nguyên tắc chính thống, trụ trống biểu tượng cho Trục Thế Giới thông thương ba cõi thì chiều cao của thân trống không thể nào cao hơn dài hơn chiều cao ba cõi.

Việt Nam có hai loại trống Nguyễn Xuân Quang I và VI, nhất là loại Đông Sơn Nguyễn Xuân Quang VI Cây Nấm Vũ Trụ (có tỉ số cao nhất). Trung Hoa cũng có trống cùng loại với trống Đông Sơn Nguyễn Xuân Quang VI, Heger I nhưng chắc chắn tỉ số loại trống này trên 1430 trống không thể bằng tỉ số của trống Đông Sơn 40/ 360 của Việt Nam và chắc chắn các trống này không tinh tế, không chính thống bằng trống đồng âm dương Ngọc Lũ I của Việt Nam. Như thế với sự có mặt của trống Trứng Vũ Trụ NXQ I và với số lượng khổng lồ loại trống Cây Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI trong đó có trống tuyệt tác nhất là trống đồng âm dương Ngọc Lũ I, biểu tượng trọn vẹn Vũ Trụ Tạo Sinh, trống biểu của Vũ Trụ giáo thì Việt Nam là đất “mẹ”, là đất tổ của trống đồng nòng nọc, âm dương.

-Trang trí

Luận cứ thứ ba của Trung Hoa là dựa vào trang trí.

Các nhà khảo cổ học Trung Hoa dựa trên các trang trí như chim, cóc ếch, thuyền, các vật sáng, hoa văn hình học cho trống đồng nòng nọc, âm dương thuộc về Trung Hoa.

Trang trí của một trống dù đơn giản nhưng phải chính thống, giữ đúng thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh, giữ đúng đạo gốc nghĩa là “các hoa văn” dù đơn sơ, giản dị cũng phải diễn tả đúng theo Dịch lý, đúng theo ngữ pháp chữ viết nòng nọc ví dụ trống có mặt trời bao nhiêu nọc tia sáng thì trang trí phải thích hợp với mặt trời đó, mặt trời vũ trụ thì trang trí phải diễn tả Vũ Trụ Tạo Sinh, mặt trời ngành lửa phải có các trang trí dương như những chấm nọc, mũi mác, mũi tên, trống có mặt trời ngành nước phải có các trang trí âm như hai vòng tròng đồng tâm… những trống có trang trí “rỏm”, sai ngữ pháp chữ viết nòng nọc là những trống rỏm, trống bắt trước không thể là trống nguyên thủy của đại tộc Đông Sơn dù là trống được cho là trống cổ nhất hiện nay.

Trang trí phải phản ánh đời sống tâm linh và xã hội của người làm và xử dụng trống.

Bây giờ hãy xem những luận cứ của Trung Hoa về trang trí có vững không?

.Chim

Trên trống đồng nòng nọc, âm dương nhất là loại Đông Sơn hay Tây Hải Sơn (Heger I, NXQ VI) thường có hình loài chim mỏ dài, chân dài. Đào Duy Anh dựa theo Goloubev cho là chim Lạc. Đào Tử Khai của Trung Hoa cho rằng chim Lạc là loài magpie hay một loài chim nào khác. Sau này các tác giả Việt Nam cũng thừa nhận đó là loài cò. Tôi cũng đã chứng minh đây là loài cò (1). Các nhà khảo cổ Trung Hoa phản bác lại luận cứ của các tác giả Việt Nam cho rằng cò là chim tổ của Việt Nam nên trống đồng là của Việt Nam. Họ lý luận rằng theo văn hóa Trung Hoa cò là biểu tượng cho vong linhvong hồn (spirit), cho “spirit of the drum in Central Plain” của Trung Hoa. Đức tin này lan truyên tới vùng đất thuộc nhà Chu ở Nam Trung Hoa nên cò là motif chính trên trống Tây Hải San (cùng loại với Đông Sơn H.I). Các trống da khai quật trong các mộ thời nhà Chu thường thấy motif cò (2). Ta thấy cò Trung Hoa biểu tượng cho spirit thường mang hình bóng của con hạc (crane) như cưỡi hạc qui tiên vì thế mà cò còn mang biểu tượng cho tinh khiết và sống lâu… Cò mang biểu tượng cho spirit không phải là độc quyền của Trung Hoa. Người Ai Cập cổ và thổ dân Mỹ châu không liên hệ mật thiết với Trung Hoa cũng có hình bóng cò biểu tượng cho vong hồn người chết. Thật ra cò còn được thờ phượng dưới nhiều hình thức chứ không phải chỉ dùng làm biểu tượng cho spirit như theo các nhà khảo cổ học Trung Hoa cho là của văn hóa vùng đồng bằng trung Trung Hoa. Ví dụ Ai Cập cổ cũng còn có cò mang nhiều biểu tượng khác như cò Bennu (mặt trời mọc, sinh tạo, tái sinh), cò Ibis, chim biểu của Thần cò Thoth của Ai Cập cổ đẻ ra Trứng Thế Gian và là thần chữ viết, cò xám có bờm chẻ hai (giống hình cò trên trống Cổ Loa I). Tộc cò nổi tiếng thấy rõ nhất là tộc Aztec. Aztec có nghĩa là Heron people. Aztec liên hệ với Maya, cả hai liên hệ với văn hóa Việt tộc… (3) (xem dưới).

Cò trên trống đồng nòng nọc, âm dương không phải là loài cò mang biểu tượng cho vong linh, vong hồn. Tôi đã chứng minh cò trên trống đồng nòng nọc, âm dương có nhiều loại khác nhau. Cò có loại mang một biểu tượng trọn vẹn cho Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo ngành gió và có những loại biểu tượng cho mỗi giai đoạn trong quá trình Vũ Trụ Tạo Sinh, ngoài biểu tượng cho tín ngưỡng nằm trong Vũ Trụ giáo cò còn là họ biểu, bang biểu tộc biểu vì thế có rất nhiều loài cò trên trống đồng nòng nọc, âm dương. Tôi cũng đã chứng minh cò là chim biểu cho khí gió, chim biêu của Hùng Vương có một khuôn mặt tạo sinh, tạo hóa, Bầu Trời, Bầu Vũ Trụ, Bầu Không gian khí gió (có kinh đô ở châu Gió Phong châu, cò trắng Bạch Hạc, có ao cò Hạc Trì). Con cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là Cò Gió, Cò Lang (cò Trắng, cò Lang Hùng Vương), chim biểu của Hùng Vương, của Văn Lang, Bách Việt (1).

Ta thấy rất rõ cò Lang Hùng Vương với khuôn mặt mặt trời mọc mang nghĩa sinh tạo, tạo hóa ăn khớp với cò Bennu (mặt trời mọc, sinh tạo, tái sinh). Khuôn mặt Cò Lang sinh ra từ bọc trứng vũ trụ ăn khớp với cò Ibis, chim biểu của Thần cò Thoth của Ai Cập cổ đẻ ra Trứng Thế Gian và là thần chữ viết (trong Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt tôi đã chứng minh Hùng Vương có cùng bản thể gió với Phục Hy có họ Phong tức Gió, người được cho là cha đẻ ra chữ viết). Chúng ta là con cháu của cò Lang Hùng Vương là Đại Tộc Cò ăn khớp với tộc cò nổi tiếng là tộc Aztec. Aztec có nghĩa là Heron people. Aztec liên hệ với Maya, cả hai liên hệ với văn hóa với Việt tộc… cùng thờ mặt trời. Aztec là con cháu của mặt trời nguyên khởi là Mặt Trời Nước trong Năm Mặt Trời sinh tạo giống như Hùng Vương là con của Mặt Trời Nước Lạc Long Quân… Nên nhớ Aztec, Maya đến từ vùng duyên hải Đông Nam Á. Khảo cứu di truyền học cho thấy Maya, Aztec ruột thịt với cổ Việt và không có liên hệ gì với Trung Hoa (xem dưới).

Tóm lại cò mang biểu tượng cho vong hồn người chết thấy trên các trống da hai mặt kín (không phải là trống nòng nọc, âm dương hở đáy) của vùng đồng bằng giữa Trung Hoa thấy trong các mộ chỉ mang ý nghĩa ma thuật liên hệ với Cõi Âm, sự chết và tái sinh, chỉ là một phần nhỏ không mang trọn vẹn ý nghĩa của Vũ Trụ Tạo Sinh. Cò trên trống đồng nòng nọc, âm dương là con chim Việt dòng Gió, biểu tượng cho khí gió, bầu trời, chim biểu của Hùng Vương (xem dưới). Trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là trống biểu của Văn Lang dòng cò gió Hùng Vương.

Ngoài Cò Việt, trên trống đồng còn có các chim tổ Việt khác như chim Rìu, chim Việt mỏ cắt (hornbill) trên trống Duy Tiên, chim nông, chim trĩ Việt, gà Việt trên trống Ngọc Lũ I… (1).

. Tượng hình cóc, ếch (batrachian figures).

Các nhà khảo cổ Trung Hoa cho các tượng loài lưỡng cư là ếch, biểu tượng cho mưa. Các tác giả Việt Nam thường cho là cóc, Cậu Ông Trời, cũng là biểu tượng cho mưa. Tôi đã chứng minh con vật này có hai khuôn mặt cóc và ếch nhưng khuôn mặt cóc mang tính chủ yếu, phần lớn là cóc vì đa số con vật “chuyển động” theo chiều dương ngược chiều kim đồng hồ và một vài khi là ếch khi chuyển động theo chiều âm, cùng chiều kim đồng hồ. Ngoài nghĩa phổ thông muộn sau này biểu tượng cho mưa, sấm, cóc ếch mang trọn vẹn ý nghĩa của Vũ Trụ Tạo Sinh (1).

Những trống có tượng cóc/ếch với nghĩa biểu tượng cho mưa, sấm là những trống muộn sau này khi con người sống bám vào nông nghiệp nhất là các tộc trồng lúa nước. Dù với nghĩa muộn này, cóc ếch cũng nghiêng về các tộc sống bên sông nước, làm ruộng nước, ruộng Lạc của Lạc Việt hơn là phía Trung Hoa thuộc tộc võ biền hay trồng lúa khô (lúa mì).

.Thuyền

Các nhà khảo cổ Việt Nam theo Goloubev như Đào Duy Anh cho đây là những thuyền vàng “golden boat” giống như thuyền linh hồn của người Dayak ở Kalimantan, Nam Dương và cho rằng Dayak liên hệ với Lạc Việt. Cổ Lạc Việt là tổ tiên của Dayak. Các nhà khảo cổ Trung Hoa như Feng Hanji cho đây là những thuyền đua thời cổ Chu. Theo họ thuyền trên trống đồng có những chức vụ như đánh cágiao thôngthi đua và dâng tế vật cho hà bá. Các tác giả Việt Nam về sau cũng nhận là thuyền đua trong các hội nước, dùng trong lễ hội cầu mưa, nước.

Cả hai phía Trung Hoa và Việt Nam hiện nay đều hiểu thuyền theo nghĩa thuyền đua, hội nước, cúng tế hà bá, cầu mưa là hiểu theo nghĩa duy tục, nghĩa muộn, chỉ đúng một phần nhỏ. Tôi khám phá ra những thuyền chính thống trên trống đồng nòng nọc, âm dương như trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I và các trống họ hàng của Ngọc Lũ I là những thuyền phán xét linh hồn. Trên các thuyền phán xét linh hồn có những linh hồn là những đứa trẻ trần truồng ngồi ở trên sàn thuyền. Quan niệm của Mường Việt cổ và của các tộc ở hải đảo ở Nam Hải cho rằng linh hồn là một trẻ thơ không thay đổi với thân xác, chết vẫn còn nguyên là một trẻ thơ (1). Về sau ở những trống muộn thuyền dùng trong các lễ hội nước có đầu thuyền Rắn Nước (thái âm) và đuôi thuyền chim Cắt Lửa (thái dương) như thuyền ở trống Sông Đà cũng liên hệ với tới Vũ Trụ giáo nhưng không còn là thuyền phán xét linh hồn nữa và cuối cùng chỉ giản dị là thuyền đua trong các hội hè trong đời sống thông thường thấy nhiều ở các trống muộn Nam Trung Hoa.

Với một lượng thuyền lớn thấy trên trống đồng nòng nọc, âm dương cho thấy trống đồng nghiêng nhiều về các tộc sống bên sông biển hơn là các tộc ở vùng đồng bằng trung Trung Hoa.

Quan trọng nhất là các thuyền phán xét linh hồn cho thấy trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn thuộc về các tộc dòng nước sống bên sông biển hơn là các tộc ở vùng đồng bằng trung Trung Hoa. Văn hóa nhà Chu không có đức tin vào sự phán xét linh hồn. Sự phán xét linh hồn trong văn hóa của đại tộc Đông Sơn giống với văn hóa Ai Cập cổ. Ai Cập cổ cũng có sự phán xét linh hồn qua việc cân trái tim người chết dưới sự giám sát c ủa thần Osiris, một khuôn mặt tương đương với Lạc Long Quân (trong văn hóa Đông Sơn, linh hồn được phán xét bằng trống Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống và đi qua Cầu Thử Thách).

.Các vật sáng (shining entity).

Hầu hết các vật mà các nhà khảo cổ Trung Hoa gọi là vật sáng đều là mặt trời. Các nhà khảo cổ Việt Nam cho rằng người Việt cổ thờ mặt trời và trống đồng theo duy dương cũng mang biểu tượng thờ mặt trời. Các nhà khảo cổ Trung Hoa cũng cho rằng nhiều tộc ở Trung Hoa cũng thờ mặt trời như Thang (Shang) hay Ân (Yin), Chu và các tộc phía nam. Vì thế các vua chúa của họ cũng dùng mặt trời làm biểu tượng và nhận là con trời “thiên tử”. Dĩ nhiên dấu vết thờ mặt trời cũng thấy trong văn hóa Trung Hoa giống như đại tộc Việt. Tuy nhiên có nhiều loại mặt trời. Mặt trời trên trống đồng nòng nọc, âm dương hầu hết là mặt trời có ánh sáng hình mũi tên, mũi mác là những mặt trời thuộc ngành Nọc thái dương. Mặt trời này nằm trong vòng tròn không gian nên là mặt trời nọc thái dương-không gian, mặt trời nọc thái dương vũ trụ mang tính nòng nọc, âm dương. Trong khi đó, Nhật Bản cũng thờ mặt trời nhưng là mặt trời đĩa tròn mang âm tính không có tia sáng như thấy trên lá cờ Nhật vì họ là con cháu thái dương thần nữ Amaterasu, nên họ không có trống đồng, người Ai Cập cổ cũng thờ mặt trời nhưng mặt trời của họ là mặt trời đĩa tròn giống như Nhật Bản thuộc ngành nòng, âm (vì thế thần mặt trời Ra hàng ngày đi từ Đông sang Tây bằng thuyền). Ai Cập cổ cũng không có trống đồng nòng nọc, âm dương. Mặt trời của Trung Hoa mang dương tính là mặt trời thế gian nên hàng ngày mặt trời đi từ Đông sang Tây bằng xe ngựa (tứ mã). Nhưng ít khi thấy hình bóng mặt trời có nọc tia sáng như trên trống đồng nòng nọc, âm dương trong văn hóa Trung Hoa mà chỉ thấy mặt trời đĩa tròn có vẻ nổi trội hơn, như mặt trời đĩa tròn trong có hình con quạ vàng kim ô mang dương tính hay con quạ đen mang âm tính và con quạ ba chân biểu tượng cho mặt trời lửa siêu dương (ba chân là ba nọc, ba hào dương, Càn). Người Trung Hoa thờ nhiều gương đồng (có những chiếc có hoa văn vòng răng cưa, răng sói giống như trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn). Theo duy dương gương đồng có thể mang một khuôn mặt của mặt trời đĩa tròn mang âm tính (gương cũng mang âm tính vì liên hệ với phái nữ).

Chúng ta Đại Tộc Việt cũng thờ mặt trời chứng tích còn thấy ở những hình vẽ trên vách đá ở Mường Hoa và ở vách núi Hoa Sơn ở Nam Trung Hoa, tục ăn máu sống tiết canh, uống máu “phân thây uống máu quân thù” là tục thờ mặt trời giống như người Tộc Cò Aztec, phụ nữ Việt Nam ngày nay còn đội nón thúng mặt trời mà J. Cusinier gọi là “chapeau de soleil” giống như phụ nữ người Ao-Naga ở Assam có loại nón này (Ao Naga là Âu Long, Âu Lạc, họ thờ Trứng, không ăn trứng, tục này liên hệ với truyền thuyết Mẹ Tổ Âu Cơ đẻ ra bọc trứng), vân vân… Mặt trời trên trống đồng nòng nọc, âm dương nên có đủ loại mặt trời mang ý nghĩa nòng nọc, âm dương ứng với Vũ Trụ Tạo Sinh (1)Mặt trời trên trống đồng có nhiều loại mang trọn vẹn ý nghĩa Vũ Trụ Tạo Sinh của Vũ Trụ giáo. Trên trống đồng nòng nọc, âm dương mặt trời có hai loại ánh sáng nòng nọc, âm dương: các mặt trời có ánh sáng dương hình nọc nhọn mũi mác như trên trống Ngọc Lũ I và có loại có ánh sáng âm hình vòng tròn nòng như trên trống Đào Xá (1).

Nhưng hầu hết là mặt trời có nọc tia sáng mũi tên mũi mác của ngành nọc, dương tức mặt trời Việt. Theo duy dương bọc trứng toàn con trai mang biểu tượng mặt trời-con trai, mặt trời-đực, mặt trời nọc, mặt trời có nọc tia sáng mũi tên, mũi mác. Mặt trời trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là mặt trời Hùng Lang, Hùng Việt. Mặt trời nọc tia sáng nằm trong nòng vòng tròn không gian là mặt trời-không gian, mặt trời vũ trụ, mặt trời nhất thể, lưỡng tính, mặt trời sinh tạo, tạo hóa. Điểm này ăn khớp với biểu tượng của chiếc Rìu Việt là loại Rìu có phần lưỡi cong mang âm tính đúng với nghĩa tên của Việt vương Câu Tiễn (Câu là móc cong như câu liêm, móc câu, Tiễn là vật nhọn như mũi tên, cung tiễn, hỏa tiễn). Rìu cong Việt là khí giới biểu của Đại Tộc Việt, trống đồng nòng nọc, âm dương có chủ điểm là mặt trời Việt trong vòng không gian cong là trống biểu của Đại Tộc Việt. Mặt trời trên trống đồng nòng nọc, âm dương là trời-không gian, mặt trời vũ trụ, mặt trời nhất thể, lưỡng tính, mặt trời sinh tạo, tạo hóa ăn khớp với sự thờ phượng giống tính, sinh thực, nõ nường còn thấy rõ qua các cặp nam nữ làm tình trên nắp thạp đồng Đào Thịnh cũng có mặt trời loại Đông Sơn và tục thờ nõ nường mà gần đây còn thấy ở Bắc Việt Nam. Đây là một nét văn hóa đặc thù của “tứ di”, của Man, Mán, Mường, một thứ “dâm phong nằm ngoài vòng lễ giáo” của nhà Chu. Mặt trời trên trống đồng nòng nọc, âm dương là trời-không gian, mặt trời vũ trụ, mặt trời nhất thể, lưỡng tính, mặt trời sinh tạo, tạo hóa ăn khớp trăm phần trăm với chủ đạo âm dương đề huề, chim-rắn, Tiên-Rồng. Hùng Vương là những vua mặt trời có hai dòng chim-rắn, núi-biển. Mặt trời trên trống đồng nòng nọc, âm dương là mặt trời mang tính nòng nọc, âm dương. Hùng Vương là các vua mặt trời-không gian, vũ trụ sinh ra từ bọc Trứng Vũ Trụ. Trống đồng nòng nọc, âm dương là trống biểu của liên bang Văn Lang của Hùng Vương.

Mặt trời có nọc tia sáng mũi mác trên trống đồng nòng nọc, âm dương họ hàng với mặt trời có nọc tia sáng mũi mác trên lịch mặt trời của Aztec. Như đã biết Aztec có nghĩa là Người Cò. Phần lớn trên trống đồng nòng nọc, âm dương đều có chim biểu cò vì thế chủ nhân ông của trống đồng nòng nọc ruột thịt với Aztec. Trong những tác phẩm của tôi, tôi đã chứng minh Aztec, Maya là những tộc có gốc từ vùng duyên hải Đông Nam Á liên hệ với Việt Nam. Những khảo cứu DNA gần đây đã xác nhận Aztec, Maya ruột thịt với các tộc ở Đông Nam Á trong đó có Việt Nam (11). Hiển nhiên sự thờ phượng mặt trời của Aztec không liên hệ gì với sự thờ phượng mặt trời của nhà Chu Trung Hoa vì thế đạo mặt trời của chủ nhân trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn cũng không liên hệ gì với sự thờ phượng mặt trời của nhà Chu Trung Hoa.

Tóm lại sự thờ phượng mặt trời trên trống đồng nòng nọc, âm dương là của đại tộc Đông Sơn, của Đại Tộc Việt mặt trời thái dương không liên hệ gì với sự thờ phượng mặt trời của nhà Chu Trung Hoa đ ã mang dương tính cực đoan.

.Hoa văn hình học

Các nhà khảo cổ học Trung Hoa nói rằng trên trống đồng nòng nọc, âm dương có các hoa văn mây và sấm là của Trung Hoa. Trước hết các hoa văn mây và sấm hình móc câu như thấy trong Hán ngữ cổ khắc trên giáp cốt văn là di duệ của chữ viết nòng nọc (circle-rod writing) còn thấy dấu vết trong tất cả các nền văn hóa cổ của nhân loại không riêng gì của Trung Hoa (thấy cả trong các nền văn hóa không liên hệ gì với văn hóa Trung Hoa). Như đã nói trong bài nói chuyện Trống Đồng Là Trống Nòng Nọc, Âm Dương trong buổi ra mắt tác phẩm Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á) chữ viết nòng nọc móc câu nếu nhìn theo diện do hai chữ nòng và nọc ghép lại có nghĩa là nước dương, nước chuyển động (mưa, nước-lửa liên hệ với sấm) ví dụ như chiếc mũi hình móc câu có nghĩa là mưa của vị thần Mưa Chac của Maya, chim lôi điểu của thổ dân Mỹ châu cũng có hình móc câu mưa, sấm này (các tộc này có nguồn gốc từ vùng duyên hải châu Á, Maya là một thứ Bộc Việt) (1). Vương miện đỏ của tộc nước Rắn Hổ Mang của Ai Cập Hạ ở vùng châu thổ sông Nile cũng có hình móc câu này. Cây gậy cong (crook) hình móc câu của các vị thần Ai Cập cổ, là một trong hai chiếc quyền trượng đặc thù của thần Osiris, có một khuôn mặt là mặt trời Nước, thần trị vì Cõi Âm giống như mặt trời Nước Lạc Long Quân (có một khuôn mặt sấm thấy rõ qua hậu thân là thần sấm dông Phù Đổng thiên vương). Chiếc gậy cong này có một biểu tượng cho ngành âm, nước, âm thế. Nếu nhìn theo diện chỉ là một chữ nòng nọc nhất thể thì chữ móc câu mang nghĩa âm dương, sinh tạo, tạo hóa. Lửa-nước, sấm cũng có nghĩa sinh tạo, tạo hóa. Tiếng nổ Big Bang là tiếng sấm khai thiên lập địa. Cây gậy cong của Osiris nếu nhìn theo diện này cũng có nghĩa là sinh tạo, tạo hóa vì thế mà vị thần này có một khuôn mặt sinh tạo, tạo hóa, tái sinh. Ông là người chủ chốt phán xét trong việc cân trái tim người chết trong cuộc Phán Xét Cuối Cùng. Mũi hình móc câu của Phật ở Nepal mang ý nghĩa sinh tạo, tạo hóa, nhất thể này. Chiếc gậy đầu cong chăn chiên của Chúa Jesus cũng vậy.

Chữ viết nòng nọc cũng đã thấy trong nền văn minh cổ đại ở một lục địa dính liền với Đông Nam Á (trong đó có địa bàn của Đại Tộc Việt) là Continent of Mu đã bị chìm sâu xuống biển (xem dưới). Như thế các hoa văn mưa sấm của Trung Hoa không nhất thiết là có nguồn gốc từ Trung Hoa, không phải do người Trung Hoa phát kiến ra, không thể nói người Ai Cập cổ đã lấy hình móc câu nước, mưa, sấm này của Trung Hoa. Ngược lại hoa văn sấm, mưa cũng có thể có nguồn gốc từ nền văn minh Mu Mother Land hay Sundaland, nghĩa là từ Đông Nam Á, từ đại Tộc Việt mà chứng tích là trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là một bộ từ điển của chữ viết nòng nọc.

Riêng ở trống Wanjiaba ngoài “hoa văn” mũi tên trên mặt trống, phía mặt trong có mạng lưới hình thoi. Đây quả là một nét đặc biệt của trống đúng như các tác giả Trung Hoa nói. Thứ nhất mạng hoa văn hình thoi là loại hoa văn thấy trên các trống rất muộn như trên trống Nam Ngãi II của Việt Nam (được xếp vào loại Đ-III-6). Loại hoa văn cổ nhất là hai chữ cái nòng O và nọc que I riêng rẽ của chữ viết nòng nọc, tức hoa văn hình vòng tròn, hình chấm và hình que. Kế đến là hai chữ nòng và nọc ghép lại thành. Hình vòng tròn riêng rẽ là hai vòng tròn kép hay dính lại thành hình số 8 và mở ra thành hình sóng. Hai que ghép lại riêng rẽ thành II (lửa, thái dương) hay dính lại thành hình mũi tên, mũi mác, hình chữ thập, chữ T… Rồi mới đến hình do ba chữ ghép lại thành hình ba vòng tròn, hình mây ba thùy, hình tam giác, chữ Y, đinh ba… muộn nhất là những hình đa giác như hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình thang… Khi các hình này lại nối kết lại thành mạng lưới thì lại càng mang tính muộn thêm nữa.

Như thế trống Wanjiaba có hoa văn mạng lưới hình thoi là trống đã muộn. Trống cổ nhất như các tác giả Trung Hoa nói phải có hoa văn đơn giản nhất tức phải là hoa văn hình vòng tròn và hình que riêng rẽ. Hơn thế nữa “không giống ai” các hoa văn này cùng với con vật bò sát bốn chân lại ở mặt trong của trống. Muốn nhìn thấy hoa văn phải lật trống lên. Trống lật ngược lên không còn là trống nữa mà là thành cái cồng, cái nồi mang âm tính. Như thế các hoa văn này mang âm tính cho thấy trống liên hệ với với một tộc ngành nòng âm. Việt Nam có trống Đào Xá có hình mặt trời đĩa tròn có ánh sáng là 6 vòng sáng là mặt trời nòng thái dương (số 6 là số lão dương, âm thái dương) mang âm tính cũng có con vật thuộc loài bò sát trông giống con khủng long có đuôi lông chim (có thể là linh vật “rồng đất” thần thoại hóa từ loài kì đà, thằn lằn) (1). Trống Đào Xá là trống muộn (các tác giả Việt Nam xếp vào lại D-I-1)). Trống đồng nòng nọc, âm dương Đào Xá có mặt trời âm đĩa tròn có ánh sáng vòng tròn và hình thú bốn chân thuộc loài bò sát cũng “không giống ai”. Đào Xá và Wanjiaba có thể cùng nhánh nòng âm, một nhánh phụ, “liệt” so với nhánh dương nọc mặt trời thái dương mang tính trội mà đa số trống đồng nòng nọc, âm dương thuộc nhánh dương này. Cả hai đều mang tính trống muộn. Rất tiếc là tôi chưa được nhìn thấy những con thú bốn chân thuộc loài bò sát trên trống Wanjiaba. Không biết những con vật này có còn ở dạng thiên nhiên (naturalistic) hay đã thần thoại hóa một phần hay toàn phần như con “rồng đất” trên trống Đào Xá. Nếu đã thần thoại hóa rồi thì trăm phần trăm Wanjiaba là trống muộn giống như trống Đào Xá.

Các hoa văn vẽ ở mặt trong trống đồng cũng cho thấy trống Wanjiaba mang tính muộn vì với kỹ thuật thô sơ khi mới làm ra trống thì khắc được hoa văn trên mặt trống đã là một chuyện khó và khổ công rồi huống chi còn khắc hoa văn ở mặt trong còn khó hơn nữa. Khắc được hoa văn ở mặt trong đòi hỏi một kỹ thuật tân tiến hơn mang tính muộn hơn.

Xác định năm tháng tuyệt đối (absolute dating).

Luận cứ thứ tư của Trung Hoa là dựa vào năm tháng tuyệt đối.

Sự xếp loại và trang trí, hoa văn ở trên chỉ cho biết về năm tháng một các tương đối thôi (relative dating), cần phải xác định năm tháng tuyệt đối (absolute dating) của trống. Muốn xác định được năm tháng hay tuổi các cổ vật tuyệt đối ta cần phải dựa vào các cách xác định khoa học như Carbon phóng xạ 14 (C14) tức định tuổi các di vật hữu cơ ở các di chỉ khảo cổ. Các nhà khảo cổ Trung Hoa dùng C14 ước tính trống cổ nhất nằm vào khoảng 2640 +/- 90 tính trước năm 1950 tức 690 +/- 90 Trước Tây Lịch (TTL). Dựa vào thử nghiệm trên các vật hữu cơ thấy đi cùng với trống Wanjiaba cổ khoảng thế kỷ 7th-5th TTL, Tây Hải San (tương đương với trống Đông Sơn) khoảng thế kỷ 6th -1st STL (Dadao 1990: 536,540) và cho rằng loại trống Shizhaishan (tương đương với Đông Sơn) là do loại Wanjiaba đẻ ra (trống Đông Sơn của Việt Nam là do trống Trung Hoa Wanjiaba đẻ ra). Các nhà khảo cổ học Việt Nam tin rằng trống đồng Đông Sơn cổ nhất vào khoảng thế kỷ thứ 7 hay thứ 8, đôi khi cho là sớm hơn trước thế kỷ thứ 7 TTL (khó định tuổi chính xác được vì nhiều trống được khám phá ra một cách tình cờ). Các nhà khảo cổ học Việt Nam cho rằng những năm tháng này không chính xác.Thử C14 trên gỗ quan tài (trong quan tài có trống đồng) các nhà khảo cổ học Việt Nam thấy có độ sai (margin of error) tới 235 năm và cho rằng các nhà khảo cổ học Trung Hoa cố ý chọn ngày tháng này để dành lấy nguồn gốc trống đồng nòng nọc, âm dương là của họ.Theo các nhà khảo cổ Việt Nam, còn phải dựa vào các yếu tố khác không thể chỉ dựa vào C14. Các nhà khảo cổ học Việt Nam đưa ra ví dụ là trường hợp một trống đồng nòng nọc, âm dương ở Việt Khê, C14 cho thấy mộ xây khoảng 2480 +/- 100 năm tính từ trước năm 1950 hay vào khoảng 530 TTL. Tuy nhiên dựa vào kiểu trống, các nhà khảo cổ học Việt Nam chỉ tính trống cổ vào khoảng thế kỷ thứ 3 thứ 4 Trước Tây Lịch. Các nhà khảo cổ học Việt Nam cũng có lý vì phương pháp dùng Carbon phóng xạ này có giới hạn:The technique has limitations within the modern industrial era, due to fossil fuel carbon (which has little carbon-14) being released intothe atmosphere in large quantities, in the past few centuries[kỹ thuật có giới hạn trong những vùng kỹ nghệ tân tiến do những nhiên liệu carbon địa khai (có rất ít Carbon 14) thải ra một lượng lớn trong bầu khí quyển, trong vài thế kỷ vừa qua] (Wikipedia).

Dĩ nhiên có thể còn nhiều trống khác còn cổ hơn trống Wanjiaba còn nằm ở đâu đó trong lòng đất trong lãnh địa Việt Nam.

Như thế tất cả những lý lẽ, luận cứ của người Trung Hoa không vững.

Sau đây là những điểm cho thấy trống đồng nòng nọc, âm dương là của Đại Tộc Việt

Nền văn hóa của đại tộc Đông Sơn có một sắc thái riêng độc lập với nền văn hóa Trung Hoa thời Chu ở vùng đồng bằng ở trung tâm Trung Hoa. Nền văn hóa này ngày nay còn thấy bóng dáng trong nhiều tộc ở Nam Đảo (Nam Dương, Mã Lai), Úc Châu và Mỹ châu, những tộc này có nguồn gốc ruột thịt với Việt cổ và không liên hệ gì với văn hóa Trung Hoa (xem dưới).

Văn hóa Đông Sơn với văn hóa Đa Đảo, Nam Đảo

Như đã thấy thuyền vàng của người Dayak là một hình bóng muộn của thuyền Phán Xét Linh Hồn thấy trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I và các trống họ hàng. Trên thuyền Phán Xét Linh Hồn này có cây cầu thử thách (“bridge of challenge”) hay cầu gian nguy (“dangerous bridge”) là cây cầu mà người chết phải đi qua để chịu sự thử thách cuối cùng trước khi đi về cõi hằng cửu, cõi trời (thiên đường). Cầu thử thách là một thứ cầu rất gian nguy, thường chỉ có một tay vịn như cây cầu khỉ của chúng ta (như thấy ở hình ở dưới), đôi khi cầu làm bằng vật sắc như lưỡi dao. Hồn người ác nặng với tội lỗi bị lưỡi sắc cắt đứt chân không thể nào vượt qua được và rơi xuống vực thẳm Cõi Âm. Cầu có hình một đài cao biểu tượng Tam Thế bên trong có Trục Thế Giới. Trên trống Hoàng Hạ,Trục Thế Giới diễn tả rất rõ có cổng vào.

clip-image006-thumb5

Cầu thử thách có cổng vào Trục Thế Giới trên trống đồng âm dương Hoàng Hạ .

Trên một chiếc thuyền khác nữa ở trống Hoàng Hạ, một hồn người chết sau khi đã được phán xét xong đang đi vào cổng Trục Thế Giới để vượt qua cầu thử thách đi về Cõi Trên.

M. Eliade cũng đã viết: “Người Niassan biết rằng Cây Vũ Trụ sinh ra muôn loài. Đi lên cõi trời, người chết phải đi qua một cây cầu. Dưới cầu là vực thẳm cõi âm. Một người cầm giáo và mộc đứng gác lối vào cổng trời, một con mèo giúp người gác ném những hồn tội lỗi xuống nước hỏa ngục, vân vân… Quan niệm về “cây cầu gian nguy” rất phổ thông trong tôn giáo ở Đông Nam Á: có một sự tương đồng giữa phức thể này của người Niassan và ý tưởng của người Naga ở Ấn Độ. Sự so sánh có thể nới rộng ra tới các thổ dân khác ở Ân Độ; chúng ta đang giao tiếp với các di tích của cái gọi là nền văn minh Nam Á, chia xẻ bởi những người Tiền-Aryan và Tiền-Dravidian của Ấn Độ và đa số các thổ dân ở Đông Dương và quần đảo Ấn Độ dương “ (tr.287).

(Xin mở một dấu ngoặc ở đây: con mèo của người Niassan ở Polynesia giúp những người gác Cổng Trời ném những linh hồn ác xuống cõi nước địa ngục giống con chó tham dự vào việc Phán Xét Linh Hồn trên thuyền ở trống đồng âm dương Ngọc Lũ I. Người Naga là người Rắn, Rồng Ấn giáo ở Assam, cực Tây địa khối Vân Nam, người Ao-Naga là người Âu-Long liên hệ với với Rắn Rồng Lạc Long Quân và Âu-Lạc, xin đóng ngoặc lại).

Ta thấy rất rõ cây cầu thử thách ở các thuyền Phán Xét Linh Hồn người chết trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I và các trống họ hàng mà M. Eliade đã xác nhận là thuộc nền văn hóa Nam Á và của dân bản địa Đông Dương cho thấy trống đồng thuộc dân bản địa Đông Dương có nền văn hóa Nam Á, không thể là của Trung Hoa.

Như đã nói, trên các thuyền phán xét linh hồn có những linh hồn là những đứa trẻ trần truồng ngồi ở trên sàn thuyền mà các tác giả hiện nay gọi là những tù nhân. Linh hồn được tin là lúc nào cũng trẻ thơ như một đứa trẻ, sinh ra trẻ thơ, tự nhiên, thiên nhiên, trần truồng không quần áo, không trang sức. Với năm tháng thân xác con người già đi nhưng hồn người mãi mãi vẫn là trẻ thơ. Khi chết những linh hồn trẻ thơ này vẫn thế và được về miền vĩnh cửu hay tái sinh. Quan niệm này thấy rõ trong đức tin của người Mường (Jeanne Cuisinier, Les Mường, Géographie humaine et Sociologie, Paris, Institut d’Ethnologie, 1946, p.463-64): cũng như ở các hải đảo Nam Á (1).

Văn hóa Đông Sơn với văn hóa thổ dân Úc châu và của người Inuit.

Thổ dân Úc châu có nghệ thuật khắc vẽ trên đá theo cái nhìn quang tuyến, nhìn xuyên thấu vật thể như vẽ con thú thấy cả xương cốt, ruột gan (X-ray paintings) đã có hàng chục ngàn năm và người Inuit (trước kia được gọi là Eskimo) ở vùng bắc cực, tây bắc Canada cũng có lối vẽ theo X-ray. Lối vẽ Xray này giống hệt như nghệ thuật khắc hình theo cái nhìn quang tuyến trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Ta thấy rất rõ là thổ dân Úc châu và người Inuit có gốc từ vùng duyên hải Á châu nghĩa là liện hệ với người cổ Việt Đông Sơn. Rõ hơn nữa Inuit có nghĩa là Người, thổ dân Úc châu cũng có tộc mang tên là Người và Đại Tộc Việt có tộc Man, Mán, Mường, Môn cũng có nghĩa là Người. Vậy nghệ thuật vẽ theo kiểu X-ray liên hệ với tộc NgườiTrống đồng nòng nọc, âm dương có nghệ thuật vẽ X-ray là của tộc Người tức của Man, Mán, Mường cổ Việt. Cổ thư Trung Hoa cũng đã từng xác nhận trống đồng là trống Man.

Cũng nên biết thêm là người Inuit có hình tượng thờ phượng gọi là Inuksuk (Giống Người) có hình cây nghĩa là thần tổ của Inuit do Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống sinh ra giống như truyền thuyền Mường Việt cho rằng người đàn bà nguyên khởi là Dạ Dần (Mẹ Người), thần tổ của Mường Việt cũng sinh ra từ cây Si (thuộc họ cây đa) tức Cây Vũ Trụ, Cây Đời sống (người Thái ở Nghệ An có Cây Vũ Trụ là cây đa).

Không thấy lối vẽ X-ray này trong văn hóa Trung Hoa.

Văn hóa Đông Sơn với văn hóa Thổ Dân Mỹ châu

Như đã nói Aztec thờ mặt trời có nghĩa là tộc Cò, là một thứ Lang Việt Cò Gió Hùng Vương ở Mỹ châu (1). Hầu hết trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn đều có hình cò. Trống đồng nòng nọc, âm dương là trống biểu của Đại Tộc Cò Văn Lang.

Maya là một thứ Bộc Việt ở Trung Mỹ châu còn có nhiều dấu tích của chữ viết nòng nọc giống như trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn như đã thấy trong bài nói chuyện của tôi về đề tài Trống Đồng Là Trống Nòng Nọc, Âm Dương ví dụ biểu tượng đặc trưng của Maya là chữ viết nòng nọc hai vòng tròn đồng tâm (thái âm, nước) cho biết họ thuộc dòng Nòng Khôn (một thứ Bộc Việt); mũi móc câu của thần mưa Chac có nghĩa là nước, nước chuyển động, nước mưa, nước-lửa liên hệ với sấm giống hình móc câu trên những hình thoi búa thiên lôi trên trống Nam Ngãi II (1).

Vật tổ của Aztec là Rắn-Lông Chim (Quetzal Coatl) và của Maya là Trăn-Chim Cúc Cu Kukulcan (Kuku- = chim Cúc Cu và Chan = Chăn = Trăn) có cùng chủ đạo chim-rắn tức Tiên Rồng của chúng ta. Chủ đạo này cũng thấy qua hình mũi thuyền Rắn- Bườm Chim trên trống Quảng Xương, Hữu Chung và trên vài trống Nam Dương.

Tôi đã chứng minh Đức Chúa Jesus nói tiếng Việt giống như học giả người Guatemala Jauraqui Antonio đã chứng minh Đức Chúa Jesus nói tiếng Maya, có nghĩa là tiếng Việt và tiếng Maya ruột thịt với nhau (tác giả Bình Nguyên Lộc cho rằng tiếng Maya là tiếng Hùng Vương đợt II) ((Tiếng Việt Huyền Diệu).

Khoa di truyền học dựa trên DNA đã chứng minh người Việt Nam, các tộc ở Đông Nam Á và các tộc hải đảo đều thuộc chủng Mongoloids phương nam. Tất cả thuộc Đại Tộc Việt, (Bách Việt) khác biệt với người Hoa phương Bắc (người Hoa phương nam là chủng lai giữa người Hoa phương bắc và Đại Tộc Việt) (10). DNA cũng cho thấy người Maya cũng là một tộc Việt (11).

….

Văn hóa Đông Sơn với văn hóa Ấn Độ

Vũ trụ giáo cũng thấy trong văn hóa Ấn Độ. Trống đồng nòng nọc, âm dương và Ấn giáo đều dựa trên nòng nọc, âm dương và Tứ Tượng. Tứ Tượng chuyển động mang tính sinh tạo thành Tứ Hành. Trong khi Trung Hoa có Ngũ Hành (xem dưới). Nhưng Vũ Trụ giáo của Ấn giáo có những nét khác với Vũ Trụ giáo trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Ví dụ trong Ấn giáo (cũng như trong Phật giáo bị ảnh hưởng của Ấn giáo) mọi chuyển động đều từ phải qua trái theo chiều âm, theo chiều kim đồng hồ (như cách hành lễ, đi vòng các tháp, trong các giáo đường, các chùa đều di chuyển theo chiều kim đồng hồ, hương vòng đốt cháy theo chiều kim đồng hồ) trong khi trên trống đồng di chuyển từ trái qua phải theo chiều ngược kim đồng hồ tức chiều dương mặt trời. Ấn giáo, Phật giáo nghiêng về phía nòng không gian trong khi “Đông Sơn giáo” nghiêng về phía nọc mặt trời.

Các trống Nam Dương muộn sau này bị ảnh hưởng Ấn giáo có hình chim công, loài chim dùng làm chim biểu thấy nhiều trong văn hóa Ấn Độ. Trường hợp này giống như các trống muộn ở Nam Trung Hoa có hình rồng, phượng và chữ Trung Hoa. Các nhà khảo cổ học Nam Dương không có đầu óc “chauvinism” như các nhà khảo cổ học Trung Hoa nên họ chấp nhận Nam Dương không phải là nguồn cội của trống đồng nòng nọc, âm dương.

Văn hóa Đông Sơn với nền văn minh cổ Đông Nam Á

Đông Nam Á tức cổ Việt có một nền văn hóa độc lập có sắc thái riêng không phải hoàn toàn do văn hóa Trung Hoa đẻ ra. Văn hóa cổ đại của Đông Nam Á liên hệ với nền văn minh cổ đại của một lục địa dính liền với Đông Nam Á đã bị chìm sâu xuống biển mà vào thập niên 60 James Churchward gọi là Continent of Mu hay Mother Land (Mu chính là Việt ngữ Mụ, có một nghĩa là Mẹ), gần đây Stephen Oppenheimer trong Địa Đàng ở Phương Đông (1999) cũng chứng minh có một lục địa dính với Đông Nam Á bị chìm xuống biển gọi là Sundaland. Vài năm trước đây cũng khám phá thấy một thềm lục địa (?) chìm xuống đáy biển ở giữa Đài Loan và Nhật Bản gọi là Yonaguni. Có thể thấy Đại Tộc Việt là một phần hay liên hệ với một nền văn minh cổ đại huy hoàng mà James Churchward cho là cái nôi của nền văn hóa nhân loại và Stephen Oppenheimer cũng xác nhận Sundaland là như thế. Ông cho rằng cuối kỷ băng hà (8000 BC) đã tồn tại một nền văn minh trên bán đảo Đông Nam Á cổ (Sundaland) và thềm lục địa Nam Hải (Nanhailand). Những nền văn minh sau kỷ băng hà như Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Hoa, Maya, Aztec, Incas… đều kế thừa nhiều thành tựu của cư dân lục địa Sundaland và Nanhailand khi vùng đất nầy chìm xuống biển Đông, buộc cư dân tại đây di chuyển tới các vùng đất khác, đem theo tri thức và kinh nghiệm ảnh hưởng đến những vùng đất đó.

Những nghiên cứu về DNA cũng đã chứng minh là con người cổ khởi đi từ Đông châu Phi di đến Đông Nam Á rồi từ dưới Đông Nam Á đi lên phía bắc Trung Hoa.

Như thế văn hóa cổ đại Đông Nam Á đi ngược lên phía bắc ảnh hưởng tới văn hóa Trung Hoa là chuyện tất nhiên (như thấy rất rõ là văn hóa Hòa Bình đẻ ra văn hóa Long Sơn, Ngưỡng Thiều của Trung Hoa).

Pearson và Quaritch-Wales cho rằng tôn giáo cổ Đông Nam Á là “tôn giáo trống (dẫn lại trong Tạ Đức, tr.253) (6). Trống đồng thường rất lớn (có cái cao cả mét, nặng tới 100 kí lô) được dùng vào việc tế lễ vũ trụ trời đất của cả một bộ lạc, một quốc gia, một sắc tộc hay cả một liên bang các sắc tộc. Trống là bộ kinh của Vũ Trụ giáo. Trống đồng vì thế là loại trống thiêng liêng, trống thờ. Trống đồng được thờ như một vị thần linh. Trống đồng thờ trong miếu thần núi đồng cổ ở Thanh Hóa, Đền Trống Đồng ở Hoa Lư, Thăng Long thờ Thần Trống, thần bảo hộ cho nhà Đinh, Lê, Lý, Trần và nước Đại Việt (Tạ Đức, 254). Ngày nay còn khá nhiều trống đồng còn để thờ ở các đền, đình, chùa và đặc biệt trước đây để thờ ở đền Hùng Vương. Rõ ràng tôn giáo cổ Đông Nam Á là tôn giáo thờ trống. Đúng ra là loại trống nòng nọc, âm dương tức trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn, biểu tượng của Vũ Trụ giáo dựa trên lưỡng hợp nòng nọc, âm dương, trên Dịch lý. Tôn giáo trống của Đông Nam Á là Vũ Trụ giáo còn chứng tích là trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là bộ Dịch bằng đồng duy nhất của nhân loại diễn giải bằng hình ảnh. Dịch lý là nền móng của văn minh Đông phương nói riêng và của nhân loại nói chung.

Văn hóa thời Chu Trung Hoa không phải là văn hóa thờ trống. Các vua chúa thời Chu không có tục chôn đầu hay tro than của mình trong trống đồng nòng nọc, âm dương như các nhà lãnh đạo của đại tộc Đông Sơn.

Văn hóa Đông Sơn với văn hóa Trung Hoa

Văn hóa Đông Sơn có những nét đặc thù rất khác với văn hóa Trung Hoa thời Chu. Vì phạm vi bài viết chỉ xin nói qua vài điểm chính.

.Nét chính của văn hóa thời Chu là dựa vào thiên mệnh. Các vua chúa nhà Chu cho mình là những kẻ thế thiên hành đạo. Họ là thiên tử. Quan niệm vua chúa là “con trời”, thay thế vũ trụ, mặt trời để làm chúa tể loài người này đã muộn. Chu Dịch cũng là Dịch dùng để cai trị dân Trung Hoa và các chư hầu nghiêng nhiều về bói toán phong thủy, nghiêng nhiều về duy dương, võ biền. Trong khi văn hóa trống đồng nòng nọc, âm dương Đông Sơn có chủ thể là Vũ Trụ giáo dựa trên nòng nọc, âm dương. Người của đại tộc Đông Sơn là Tiểu Vũ Trụ con của Đại Vũ Trụ (người cuối cùng ở nhóm 7 người nhẩy múa trên trống Ngọc Lũ I có trang phục đầu hình quả bầu nậm vũ trụ). Con Người và Tạo Hóa ruột thịt với nhau nếu không muốn nói là Một. Thượng Đế và Con Người tương hòa trực tiếp với nhau. Không có một quân vương hay một giáo chủ nào thay thế Tạo Hóa. Dịch trên trống đồng nòng nọc, âm dương là Dịch nguyên thủy còn có nòng nọc, âm dương đề huề (bằng chứng rõ nhất là trống có mặt đáy âm để hở, trên mặt trống luôn luôn có mặt trời dương nằm trong vòng không gian âm).

Văn hóa trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn mang nét văn hóa nguyên thủy, cội nguồn của tất cả những nền văn hóa muộn sau này, nhất là những nền văn hóa duy dương, du mục, võ biền kiểu nhà Chu.

.Trống trống đồng của đại tộc Đông Sơn là trống nòng nọc, âm dương hở đáy. Ta không thấy một trống đồng Trung Hoa đời Thang, Chu nào hở đáy.

.Văn hóa Trung Hoa có ngũ hành trong khi văn hóa Đông Sơn có tứ hành và Cây Vũ Trụ.

Văn hóa Trung Hoa cũng có âm dương, có Dịch (Chu Dịch, phong thủy) tức cũng theo Vũ Trụ giáo. Nhưng nguyên tắc lưỡng hợp, nhị nguyên nền tảng của Vũ Trụ Tạo Sinh, của Vũ Trụ giáo, của Dịch không phải là của riêng của người Trung Hoa mà thấy bàng bạc trong mọi nền văn minh cổ, trong mọi tôn giáo lớn của loài người. Khắp năm châu bốn biển, chỗ nào cũng thấy dấu vết của quan niệm lưỡng hợp âm dương. Thổ dân Úc châu có con rắn-đầu qui đầu mang tính lưỡng hợp âm dương, thổ dân Mỹ châu có hai loại dùi trống đực và cái, có hai loại bình đựng nước đực và cái, người Navajo có hai loại nhà hogan đực và cái. Người Dogon, Mali, châu Phi có nhiều dấu biểu tượng lên hệ với nòng nọc, âm dương. Ai Cập cũng có con rắn có hai khuôn mặt đực cái, âm dương, cũng có vị thần Ra lưỡng tính phái, thần Horus có mắt phải là mặt trời, dương và mắt trái là mặt trăng, âm. Ở châu Âu, Thiên Chúa giáo có ông Adam lưỡng tính phái nên thượng đế mới rút chiếc xương sườn cong mang âm tính của ông để tạo ra bà Eva, Ấn Độ có thần Bhrama, có một khuôn mặt lưỡng tính, Phật giáo có Bồ Tát Bodhisattva Avalokieshvara lưỡng tính phái, lúc đầu vốn là một người nam sau trở thành Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát (các Dalai Lama của Tây Tạng là hiện thân của Bodhisattva Avalokieshvara với khuôn mặt nam giới). Phật giáo Tây Tạng có Bodhisattva Samanthabrada ôm một người nữ ở thế giao hợp ngồi, trên đầu có hình quả bầu mang tính lưỡng hợp, nhất thể. Việt Nam chúng ta có các vị vua tổ Hùng Mặt Trời Mọc sinh ra từ bọc Trứng mang hình ảnh Trứng Vũ Trụ, Thái Cực âm dương, chia ra làm hai ngành Lửa-Nước, Đất-Biển, Chim-Rắn, Tiên-Rồng… trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là trống nòng nọc (1). Vũ Trụ giáo dựa trên nguyên lý lưỡng hợp, nòng nọc, âm dương là tôn giáo cổ nhất của nhân loại đã ảnh hưởng đến những nền văn minh cổ và các tôn giáo lớn ngày nay trong đó có Trung Hoa. Vũ Trụ giáo trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn có thể là nguyên thủy hay liên hệ với một nền văn hóa cổ đại Đông Nam Á, không nhất thiết là do Trung Hoa đẻ ra.

Thật vậy mặc dù có nguyên lý lưỡng hợp như nhau nhưng mỗi tộc nhìn theo một chiều hướng âm dương khác nhau, có một loại Dịch khác nhau. Dịch nòng nọc Đông Sơn khác dương Dịch Trung Hoa. Vũ trụ Tạo Sinh của người Trung Hoa dựa trên âm dương nhưng lại có Ngũ Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong khi văn hóa Đông Sơn chỉ có Tứ Tượng ví dụ như hình thái Tứ Tượng (hiện gọi lầm là họa tiết lông công) ở các khoảng không gian giữa các tia sáng mặt trời trên trống Ngọc Lũ I. Tứ Tượng chuyển hành, vận hành sinh ra Tứ Hành ở vùng ngay sát vỏ Trứng Vũ Trụ mặt trời-không gian ở tâm mặt trống (1). Về vật thể, ở cõi sinh tạo, tạo hóa, Tứ Hành là Khí nguyên khởi (ether) ứng với hành Kim của Trung Hoa; Nước nguyên khởi (còn ở dạng hơi nước vũ trụ tinh vân) ứng với hành Thủy của Trung Hoa; Lửa nguyên khởi (tia sáng vũ trụ) ứng với hành Hỏa của Trung Hoa và Đất đá nguyên khởi (vân thạch) ứng với hành Thổ của Trung Hoa. Tứ Hành liên tác sinh ra Vũ Trụ, Tam Thế biểu tượng bằng Cây Tam Thế, Cây Đời Sống, Cây Vũ Trụ. Người Trung Hoa đã lấy Cây này làm thành hành thứ 5 là hành Mộc (Cây). Ta thấy rất rõ Cây Mộc có rất muộn, chỉ có ở cõi thế gian này, còn thoạt khởi thủy của Vũ Trụ Tạo Sinh khi mới khai thiên lập địa không có cây, chưa có hành mộc. Có không khí, có ánh sáng, có đất, có nước trước thì mới mọc ra cây được. Vì thế văn hóa Trung Hoa dựa trên Ngũ Hành có hành Mộc là văn hóa muộn, duy tục, thế gian. Tứ Tượng dựa trên âm dương có Tứ Tượng âm và Tứ Tượng dương, cộng lại ta có Bát Tượng ứng với Bát Quái của Dịch. Trung Hoa có Ngũ Hành thì Ngũ Hành âm và dương cộng lại là mười hành, mười tượng mà Dịch Trung Hoa cũng chỉ có bát quái, còn hai tượng đi đâu không rõ. Một điểm khó hiểu nữa là hành Kim tức kim loại là những cố thể, chất rắn (ngoại trừ thủy ngân là chất lỏng) lại cho là khí, gió nên kim loại còn gọi là kim khí và kim khí lại được diễn tả bằng hình vòng tròn (!). Đối chiếu với DNA trong khoa di truyền học ngày nay thì mọi sự sinh tạo, sự Sống chỉ gồm có bốn yếu tố chính của DNA là CGAT (bốn chữ đầu của bốn chất Cytosine, Guanine, Adenosine và Thymine) gọi là “Bốn Chữ Cái của Đời Sống” (“Four Letters of Life”), “Bốn Tiểu Hạt của Thượng Đế” (“Four God’s Particles“) hay “Tứ Hành của Tạo Hóa” (“Four Elements of Creator”) cấu tạo nên mà thành. Ta cũng thấy rõ qua định luật Mendel, cho đậu đỏ (cha) lai giống với đậu trắng (mẹ), ta sẽ có được bốn dòng con. Trong phôi học tinh trùng hợp với trứng phái nữ phân sinh thành hai, bốn, tám rồi thành hình quả dâu (tang kỳ) chứ không chia thành 5… Như thế theo qui luật thiên nhiên và khoa học, Tứ Tượng, Tứ Hành chính xác hơn Ngũ Hành của Trung Hoa.

.Riêng về văn hóa trống, người Việt và Trung Hoa cũng ngược nhau. Chúng ta gọi dụng cụ bộ gõ là TRỐNG và thường hiểu theo nghĩa là TRỐNG KHÔNG ít khi hiểu theo nghĩa là Chống (cây chống đỡ) tức cho trống là biểu tượng của KHÔNG (hư không), tức là lúc khởi thủy của vũ trụ bắt đầu tạo sinh, trong khi người Trung Hoa gọi trống là CỔ có nghĩa là CÂY. Hiểu theo nghĩa thông thường thì từ cổ cho biết trống nguyên thủy làm từ cây (trống gỗ). Hiểu theo vũ trụ tạo sinh thì cổ gọi theo lúc Vũ Trụ Tạo Sinh đã hoàn tất, có biểu tượng là Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống. Văn hóa Trung Hoa muộn hơn văn hóa Việt (Vũ trụ khởi đầu từ TRỐNG KHÔNG và hoàn tất thành Cây Vũ Trụ nên văn hóa Trống Không có trước văn hóa Trống Cây, Trống Cổ). TRỐNG (là không, O) thuộc Nòng (O), âm trong khi CỔ (là cây) thuộc Nọc (|), dương. Vũ Trụ Giáo dựa trên nòng nọc, âm dương có kinh là Dịch suy ra Dịch của chúng ta là Dịch âm hay Dịch Nòng Nọc đề huề, còn Trung Hoa theo dịch dương (Chu Dịch).

.Trên trống đồng âm dương còn diễn tả bằng nòng vòng tròn và nọc hình que trong khi Trung Hoa diễn tả hào dương là nọc hình que và hào âm hình que đứt đoạn.

.Thời Chu thừa hưởng chữ viết của nhà Thương nhưng dương hóa biến chữ Hán thành loại chữ có nét thẳng và góc cạnh mang dương tính nhưng vẫn đọc từ sau ra trước, từ trái qua phải (như ngày nay) theo chiều âm từ trái qua phải trong khi trên trống đồng nòng nọc, âm dương đọc theo chiều dương, chiều mặt trời chiều ngược kim đồng hồ từ phải qua trái.

.Cây Vũ Trụ, Tam Thế, Cây Đời Sống thấy trong mọi nền văn hóa, có thể kể cả Trung Hoa (nhưng rất lu mờ) nhưng văn hóa Đông Sơn độc đáo không dùng cây loại mộc mà dùng Cây Nấm Vũ Trụ (trống Nguyễn Xuân Quang VI hình Cây Nấm Vũ Trụ) vì vòm nấm giống hệt vòm vũ trụ, vòm trời nên văn hóa của đại tộc Đông Sơn có một sắc thái riêng và chuyên chính hơn.

Nói cho cùng, giả dụ theo lời các nhà khảo cổ học Trung Hoa cho rằng nguồn gốc trống đồng nòng nọc, âm dương là trống Wanjiaba ở Vân Nam hay Quảng Tây đi nữa, thì vào khoảng đời nhà Chu (Zhou, ca 1046-256 B.C) tại khu vực phía Nam Trung Hoa giáp với biên giới Trung-Việt ngày nay đã tồn tại những bộ tộc không thuộc Hoa tộc như Bách Việt, Bộc (Pu) mà họ gọi là Nam Man (trong Tứ Di). Vân Nam và Việt Nam hơn hai ngàn năm trước là một, lúc ấy chưa có ranh giới Việt Hoa như ngày nay. Những tộc này liên hệ sinh học hay văn hóa với nhau. Vân Nam thuộc về địa bàn của Bách Việt, của liên bang Văn Lang. Vân Nam hiển nhiên là thuộc Bách Việt (như ở trên đã thấy chứng minh qua DNA). Lịch sử Việt Nam còn ghi rành rành Vua Quang Trung đã có ý định đòi lại hai vùng Lưỡng Quảng. Họ cho là Vân Nam là phần đất của các sắc dân đã thần phục nhà Chu vào lúc làm ra trống đồng nên trống đồng nòng nọc, âm dương là của Trung Hoa. Nhà Chu (Zhou, ca 1046-256 B.C) gồm Tây Chu (1046-771 B.C) nối tiếp nhà Thương cai trị miền Trung Trung Hoa (nhà Thương cũng có thể có liên hệ với Đại Tộc Việt). Sau dời đô về Luoyang năn 771 B.C rồi suy tàn. Tiếp theo là Đông Chu (771-256) chia ra hai thời Xuân Thu và Chiến Quốc. Lúc Nam Trung Hoa thần phục nhà Chu dù cho là vào đầu Tây Chu đi nữa thì cũng chỉ cách sự ra đời của trống Wanjiaba vài ba thế kỷ, thì văn hóa thời Chu chắc gì đã tẩy sạch được văn hóa bản địa (đó là chưa kể còn có thể còn có các trống lâu đời hơn trống Wanjiaba còn nằm đâu đó dưới lòng đất ở Nam Trung Hoa). Ngay chúng ta đã bị cả ngàn năm Trung Hoa đô hộ mà cốt lõi, sắc thái Việt vẫn còn. Hãy nhìn ra thế giới, người Ai Cập cổ khi bị Alexander The Great cai trị, văn hóa Ai Cập cổ vẫn tồn tại mặc dù bên ngoài đền đài có ảnh hưởng ít nhiều kiến trúc Hy Lạp nhưng bên trong vẫn là những vị thần Ai Cập cổ. Không những thế mà văn hóa Ai Cập cổ còn lan truyền qua Hy Lạp và các nuớc Âu châu khác như hình bóng của nữ thần Isis chẳng hạn. Câu hỏi được đặt ra là nhà Chu và ngay cả nhà Thương có loại trống đồng hở đáy nòng nọc, âm dương và ở tâm trống có hình mặt trời nằm trong vành tròn không gian âm dương không? Nếu không, thì trống đồng nòng nọc, âm dương là của dân bản địa. Nếu bảo rằng chịu ảnh hưởng của văn hóa Chu thì những nét đặc thù của đồ đồng Chu và ngay cả đồ đồng Thang là hình thao tiết (taotiet), hình rồng có trên trống đồng nòng nọc, âm dương Wanjiaba không? Không thấy các tác giả Trung Hoa nói tới. Ngược lại nét đặc thù của trang trí trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là lối vẽ quang tuyến không thấy trên các đồ đồng Thang Chu.Vậy trống đồng nòng nọc, âm dương phải là của bản địa, dù có bị ảnh hưởng của văn hóa Chu đi nữa thì cũng chỉ là cái lớp áo bên ngoài thôi.

Vân Nam nằm trong địa bàn của Đại Tộc Việt, thuộc Bách Việt. Bằng chứng cụ thể nhất là người Choang (Zhuang) nhận trống đồng nòng nọc, âm dương là nét đặc thù của văn hóa của họ mà họ được Trung Hoa coi là một tộc Tự Trị, có nghĩa là có văn hóa độc lập với văn hóa Trung Hoa. Vạy thì văn hóa trống đồng nòng nọc, âm dương của họ cũng tự trị, trống đồng nòng nọc, âm dương cũng “tự trị” với Trung Hoa. Người Choang nhận mình là con cháu của Rồng và Lạc Việt, một nửa của chúng ta, cũng nhận mình là con cháu của Rồng. Có tác giả đã cho rằng người Choang là người cổ Việt…

Sự giao lưu văn hóa giữa Vân Nam và nhà Chu cũng phải nhìn theo hai chiều. Vân Nam là chư hầu của nhà Chu không có nghĩa là văn hóa thời Chu không bị ảnh của văn hóa Vân Nam, của Đại Tộc Việt, của Đông Nam Á cổ đại. Với một nền văn hóa cổ đại của Đông Nam Á (nền văn hóa Hòa Bình là cha đẻ của văn hóa Ngưỡng Thiều, Long Sơn, những nền văn hóa tiêu biểu của Trung Hoa) thì người Trung Hoa thời Chu khi mới xâm chiếm vùng Nam Trung Hoa với số quan lại cai trị nhỏ nhoi (hoặc chỉ là các chư hầu có nhiệm vụ triều cống hàng năm mà không bị cai trị trực tiếp) thì người thời Chu bị Việt hóa trước tiên thay vì Đại Tộc Việt bị Hoa hóa ví dụ điển hình còn thấy là mãi vào đời nhà Hán sau này Triệu Đà, một vị quan nhà Tần cũng còn bị Việt hóa. Trong những thế kỷ đầu của một ngàn năm đô hộ của Trung Hoa, người Hoa cũng đã bị Việt hóa trước tiên. Jennifer Holmgren “Sự đô hộ Bắc Việt Nam của Trung Hoa” (Chinese Colonisation of Northern Vietnam, 1980) có đoạn viết: «Những ghi chép về hoạt động của Trung Hoa ở Bắc Bộ Việt Nam trong 6 thế kỷ đầu thời kỳ thực dân này (Việt Nam gọi là thời Bắc thuộc) cho thấy quá trình Việt Nam hóa đối với các dòng họ Trung Hoa, hơn là quá trình Hoa hóa đối với người Việt… » (9). Một ví dụ thấy rất rõ trước mắt là ở Ai Cập hiện nay các lễ hội của người Hồi giáo Sophists ở vùng quê vẫn còn mang sắc thái của các lễ hội của Ai Cập cổ.

Ở Vân Nam, văn hóa hiện đại của địa phương này không có nhiều liên hệ với nền văn hóa thuần Hán của vùng đồng bằng ở trung Trung Hoa cả về tín ngưỡng, trang phục, ẩm thực. Ở Vân Nam, còn tồn tại tục ăn côn trùng (9). Bộ phận Mongoloid hương Nam, là hậu duệ của những người đi tới Đông Nam Á 70.000 năm trước.

°°°

Văn hóa Đông Sơn với văn hóa Việt Nam hiện tại

Trống đồng nòng nọc, âm dương là bộ sử đồng của Đại Tộc Việt, là bộ Việt Dịch nòng nọc (1).

Vì khuôn khổ bài viết chỉ xin nhắc lại vài điểm mấu chốt.

.Chủ đạo của Đại Tộc Việt là nòng nọc, âm dương, lưỡng tính Chim-Rắn, Tiên- Rồng.

Trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là trống biểu của Đại Tộc Việt lưỡng tính Chim-Rắn, Tiên- Rồng.

.Trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là trống biểu của Đại Tộc Việt lưỡng tính.

Chủ đích chính yếu của trống đồng nòng nọc, âm dương là gì? Tại sao lại chọn thờ trống đồng nòng nọc mà không thờ một thứ gì khác? Trong Vũ Trụ giáo, mỗi dụng cụ âm nhạc dùng trong tế lễ mang một ý nghĩa biểu tượng khác nhau. Mõ hình tròn biểu tượng cho hư vô, hư không. Chuông hình vòm biểu tượng cho bầu vũ trụ, bầu trời. Trống theo duy dương, trống có một nghĩa là đực (gà trống), dương, mặt trời (dương là đực và cũng có nghĩa là mặt trời) biểu tượng cho mặt trời. Trống là đực, dương, mặt trời có cùng những nghĩa của từ Việt (rìu, vật nhọn, nọc, đực, mặt trời). Trống là Việt. Trống đồng nòng nọc, âm dương là biểu tượng cho của Đại tộc Việt mặt trời lưỡng tính (gồm hai ngành lửa, dương theo mẹ lên núi và ngành nước, âm theo cha xuống biển). Trong khi đó cồng chiêng theo duy âm biểu tượng cho không gian. Tại Việt Nam ngày nay còn hai dòng văn hóa đi song song bên nhau theo âm dương, mặt trời-không gian, vũ trụ là văn hóa trống đồng nòng nọc, âm dương mặt trời của đại tộc Đông Sơn và văn hóa cồng chiêng không gian ở Tây Nguyên (các tộc Tây nguyên có văn hóa cồng chiêng có gốc từ dòng nòng, không gian, nước của Đại Tộc Việt vì họ đến từ Nam Đảo).

.Trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là trống biểu của Hùng Vương, của liên bang Văn Lang.

Như đã thấy, hầu hết trên các trống đồng nòng nọc, âm dương nhất là loại Đông Sơn (NXQ VI, H.I) đều có hình cò bay (bay có một khuôn mặt biểu tượng cho gió). Cò là chim biểu cho khí gió, chim biểu của Hùng Vương có một khuôn mặt trời tạo sinh, tạo hoá là Bầu Trời, Bầu Vũ Trụ, Bầu Không gian khí gió sinh ra từ bọc vũ trụ, bầu không gian. Hùng Vương có chim biểu là con cò Lang, cò Trắng, Bạch Hạc nên mới đóng đô ở Phong châu cũng còn gọi là đất Bạch Hạc và cũng có địa danh là Hạc Trì (Ao Cò). Cò trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là cò Gió, Cò Lang, Cò Trắng, Bạch Hạc (không phải là chim Lạc) chim biểu của Hùng Vương và cũng là chim biểu của liên bang Văn Lang, Bách Việt (1). Rõ hơn nữa là Đại Việt sử lược, một quyển sử thuộc loại xưa nhất còn truyền lại ngày nay cũng đã ghi: “Đến đời Trang vương nhà Chu (698-682 trước công nguyên) ở bộ Gia Ninh có người lạ thường, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng vương, đóng đô ở Văn Lang…” Chú ý tới chi tiết “dùng ảo thuật”. Thời thái cổ những kẻ biết ‘ảo thuật’ ‘ma thuật’ thường là những ông mo, bà đồng, thầy pháp, pháp sư, giáo sĩ. Như thế Hùng vương là một vị biết làm ‘ảo thuật’ thì phải là một giáo sĩ, một người lãnh đạo tinh thần. Hùng vương “áp đảo” được các bộ lạc tuân theo lên làm vua thì quả là một giáo vương (tương đương với các Pharaohs của Ai Cập cổ, với giáo hoàng). Cụm từ «áp đảo được các bộ lạc » cho thấy Hùng Vương cai trị nhiều bộ tộc, nước Văn Lang là một liên bang bao gồm các bộ tộc ở vùng Nam Trung Hoa trong đó dĩ nhiên có Vân Nam. Ta thấy rất rõ đời Trang vương nhà Chu (698-682 trước công nguyên), lúc Hùng Vương lập quốc chính là thời điểm ra đời của các trống đồng nòng nọc, âm dương trong đó có trống trống đồng âm dương Ngọc Lũ I được cho có tuổi khoảng 500-600 TTL và như đã nói ở trên loại Wanjiaba mà theo các nhà khảo cổ Trung Hoa có số tuổi định bằng C14 vào khoảng thế kỷ 7th-5th TTL. Rõ như ban ngày trống đồng nòng nọc, âm dương là trống Hùng Vương. Bằng chứng cụ thể kiên cố nhất là trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là trống Hùng Vương, trống Văn Lang (1).

.Trống đồng nòng nọc, âm dương là trống Man, Trống (Loài) Người.

Trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I có hai nhóm người nhẩy múa. Một nhóm 7 người thuộc ngành dương, lửa (số 7 là số lẻ, số dương, số 7 là số Càn, dương thái dương) và một nhóm 6 người thuộc ngành âm, nước (số 6 là số chẵn, số âm, số 6 là số Tốn, âm thái dương). Trang phục đầu của hai nhóm người này đều giống nhau ngoại trừ người cuối cùng ở nhóm 7 người có hình trái bầu nậm nòng nọc, âm dương có một nghĩa biểu tượng là nòng nọc, âm dương, nhất thể, thái cực, vũ trụ, mặt trời-không gian.

clip-image008-thumb3

Người nhẩy múa cuối cùng của nhòm 7 người trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I có trang phục đầu hình quả bầu nậm âm dương.

Lưu ý tay phải dương cầm que nọc (dùi chuông, mõ) biểu tượng cho nhánh dương 7 người ứng với phần cổ quả bầu hình nọc và tay trái cầm mõ hay chuông hình chữ U biểu tượng cho nhánh âm 6 người ứng với phần bầu của quả bầu hình nòng. Vậy những người này thuộc họ Người Bầu Vũ Trụ, Mặt Trời-Không Gian. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt thì chính là Đại Tộc Việt sinh ra từ một quả bầu. Người Việt chui ra trước nên có màu da sáng hơn, còn các tộc khác chui ra sau nên có mầu đậm hơn. Tổ Hùng Vương của chúng ta sinh ra từ bọc trứng mang hình ảnh Bầu Trứng Vũ Trụ. Các vua họ Hồng Bàng thế gian của chúng ta cũng sinh ra từ một quả bầu như thấy trên bàn Bầu Cua Cá Cọc, một thứ Dịch dân gian của Việt Nam. Bầu Đế Minh sinh ra con Cọc, hươu cọc Kì Dương Vương (Đất dương), con cá chép Lạc Long Quân (Nước dương) và con cua Hùng Vương (Khí Gió dương) (cua có mai khum tròn biểu tượng cho bầu trời khí gió) (8).

Chúng ta là Man, Mán, Mường có nghĩa là Người. Người là Tiểu Vũ Trụ, con của Đại Vũ Trụ. Như thế chúng ta sinh ra từ Bầu Đại Vũ Trụ. Trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là trống của Man, Mán, Mường, Môn… đúng như cổ thư Trung Hoa cũng nói rằng trống đồng là trống Man.

.trống đồng nòng nọc, âm dương là chứng sử đồng của lịch sử Việt.

Hãy lấy một thí dụ cụ thể. Thành Cổ Loa là một phế tích lâu đời nhất của cổ sử Việt còn tồn tại cho tới ngày nay. Cổ Loa là kinh đô của nước Âu-Lạc của An Dương Vương thuộc dòng mặt trời êm Dịu (An là Êm Dịu, Dương là mặt trời), dòng mặt trời chiều, mặt trời hoàng hôn, mặt trời Nước Lạc Long Quân (tương đương với dòng Atum, Mặt Trời Chiều của Ai Cập cổ liên hệ với Osiris, một khuôn mặt tương đương với Lạc Long Quân) thuộc ngành nòng, âm, Khôn). Vì vậy mà thành Cổ Loa có hai vòng thành hình tròn tức hai nòng OO (thái âm, nòng Khôn). Trống Cổ Loa II (chỉ còn lại một mảnh) có vành chủ yếu là chữ nòng hai vòng tròn OO. Trong khi trống Cổ Loa I là trống có mặt trời 14 nọc tia sáng là trống Đoài khí gió thế gian tức Khôn dương, trống này có một vành 16 con cò bay. Số 16 là số Khôn tầng 3 (những số Khôn là O, 8, 16…). Con cò có bờm chẻ hai diễn tả gió tung bay tức cò tộc gió. Trống Cổ Loa I là trống Khôn dương khí gió và Cổ Loa II là trống Khôn âm, nước, mưa (nên có tượng cóc). Cả hai trống đều thuộc về tộc Khôn, bản thể của An Dương Vương. Các trống Cổ Loa đào tìm thấy ở nơi có thành Cổ Loa, kinh đô Âu-Lạc là trống biểu của các tộc dòng An Dương Vương. Điểm này cho thấy rõ trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là chứng sử đồng của cổ sử Việt. Trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là của người bản địa không phải từ Trung Hoa hay từ một nơi nào khác đến.

.Tất cả các chim thú biểu tượng trên trống đồng nòng nọc, âm dương đều là những loài sống trong địa bàn của Đại Tộc Việt và đều là chim thú biểu của Đại Tộc Việt.

Về ngành dương, lửa, mặt trời Viêm Đế họ Khương (Sừng) các chim thú biểu đều có nghĩa là Việt [rìu, vật nhọn, sừng, nọc, cọc, đực, dương, mặt trời) như ở Cõi Giữa thế gian có thú biểu bốn chân là con thú Việt (hươu sừng, hươu đực, con cọc như thấy trong Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc), ở Cõi Nước, Cõi Dưới là con cá Việt (cá sấu mõm nhọn, mõm dao gavial có vi sừng), rắn Việt (rắn có mào sừng)… Biểu tượng của Cõi Trên là loài chim, có chim Việt. Ở nhánh Lửa là chim rìu, chim Việt, chim cắt, chim sừng hornbill, chim khướng của người Mường (khướng biến âm với khương là sừng). Ở nhánh Đất là con gà Sống, gà qué (que, kẻ, cọc, nọc) có cựa sừng, chim cắt đất (ground hornbill). Ở nhánh Nước là con cốc (thằng cộc, cộc biến âm với cọc vì có mỏ nhọn, Anh ngữ có loài có tên là chim phi tiêu darter), con ngỗng nước (chim Lạc) và ở nhánh gió là con cò. Cò có nghĩa là cồ (đực) mang dương tính (con cò mà mổ con trai…) là chim Việt của ngành Gió, Bầu Trời Hùng Vương. Như đã biết Cò Trắng, Cò Lang, Bạch Hạc là chim biểu của Hùng Vương. Trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là trống biểu của Hùng Vương theo Vũ Trụ giáo.

Trên trống đồng nòng nọc, âm dương Hòa Bình có hình cá sấu có mõm nhọn mũi dao mũi mác (gavial, gharial), tức sấu Việt là con thú chủ (host) của gao long, Giao Việt, trong khi rồng thời nhà Chu mang hình ảnh con thằn lằn chứ không phải là cá sấu. Vùng phía bắc Trung Hoa không có cá sấu nhất là loài sấu Việt gavial (gharials).

.Người Việt cổ ở Việt Nam là một tập hợp còn lại của tất cả những con người kiên cường, những tinh anh của Đại Tộc Việt đối kháng lại sự xâm lăng của Trung Hoa liên hệ với các tộc Đông Nam Á cổ khác ở Nam Đảo, Úc châu và Mỹ châu. Vì thế người Việt Nam hiện nay là di duệ của Đại Tộc Việt mang tất cả di sản văn hóa của toàn Đại Tộc Việt. Điều này giải thích tại sao trống đồng nòng nọc, âm dương thấy nhiều nhất, tinh xảo và chính thống nhất như trống đồng âm dương Ngọc Lũ I là loại Cây Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I) mà các tác giả Việt Nam gọi là trống Đông Sơn. Loại này là trống liên bang, trống biểu của Đại Tộc Việt, trống mẹ đẻ ra bốn loại trống con (chi tộc) ứng với Tứ Tượng là trống mặt trời Đất dương Nguyễn Xuân Quang V (Heger II) ứng với tượng Đất, thấy nhiều ở vùng cao ở Bắc Việt Nam; trống mặt trời Nước Nguyễn Xuân Quang IV (Heger IV) ứng với tượng Nước, thấy nhiều ở Nam Trung Hoa (Heger gọi là trống Nam Trung Hoa); trống mặt trời Gió Nguyễn Xuân Quang III (Heger III) ứng với tượng Gió thấy nhiều ở tộc Shan (Heger gọi là trống Shan), người Shan nói tiếng Tai-Kadai (thuộc ngành âm nòng Khôn (dương của Khôn, âm là thiếu âm, Gió) và trống mặt trời Lửa Nguyễn Xuân Quang II) hình trụ ứng với tượng Lửa là trống moko của Nam Dương.

Ngày nay, các nhà làm văn hóa Việt Nam theo duy dương (theo Lạc Long Quân) thường cho rằng Việt Nam chỉ là Lạc Việt và cho trống đồng nòng nọc, âm dương là trống Lạc Việt, điều này thiếu xót.

°°°

Kết Luận

Qua những điều kể trên, ta thấy rõ trống đồng nòng nọc, âm dương là của Đại Tộc Việt có bản thể sinh học và có nền văn hóa cổ đại riêng biệt của vùng Đông Nam Á không liên hệ gì với văn hóa Trung Hoa. Điểm này thấy rất rõ qua văn hóa của các tộc ở Nam Hải (Nam Đảo, Đa Đảo), Đại Dương châu (Úc châu) và các tộc có gốc từ vùng duyên hải Đông Nam Á ngày nay đã di chuyển đi xa như qua châu Mỹ (tất cả các tộc này là các chi của Đại Tộc Việt đã được chứng minh bằng DNA) có liên hệ mật thiết với văn hóa Đông Sơn.

Văn hóa của đại tộc Đông Sơn có chủ đạo là Vũ Trụ giáo dựa trên nguyên lý nòng nọc, âm dương, thờ phượng vũ trụ, mặt trời-không gian, thờ phượng thần tổ Người con của vũ trụ, thời phượng Tổ Tiên trong hình bóng vũ trụ.

Với số lượng khổng lồ loại trống Cây Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (Đông Sơn, Heger I) trong đó có trống tuyệt tác nhất là trống đồng âm dương Ngọc Lũ I biểu tượng trọn vẹn Vũ Trụ Tạo Sinh, trống biểu của Vũ Trụ giáo, trống biểu liên bang Văn Lang Hùng Vương và trống Trứng Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang I thì Việt Nam là đất Mẹ, là đất tổ của trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Tôi dùng từ “đại tộc Đông Sơn” là dựa theo trống Đông Sơn của các tác giả Việt Nam tức trống Cây Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (H.I) là trống mẹ đẻ ra các trống con, trống cây đẻ ra các trống cành, trống nhánh có hình dạng khác nhau ở khắp vùng Nam Trung Hoa và Đông Nam Á (tôi thêm hai từ “đại tộc” cho ý nghĩa được bao quát). Nếu nghiêng về cổ sử Việt ta có thể gọi là trống Văn Lang, trống Hùng Việt. Các trống ở Nam Trung Hoa chỉ là trống chi tộc nằm trong đại tộc Đông Sơn. Những ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa chỉ là những lớp áo bọc ngoài thấy trên các trống muộn, trống “rỏm”.

Nếu Đông Nam Á là một phần của Continent of Mu của James Churchward, của Sundaland của Stenven Oppenheimer và của Yonaguni một lục địa đã chìm dưới biển thì trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là di sản của nền văn minh Đông Nam Á cổ đại, huy hoàng, cái nôi của văn minh nhân loại.

Nói theo khảo cổ học, trống đồng nòng nọc, âm dương là của đại tộc Đông Sơn, nói theo cổ sử và truyền thuyết Việt, trống đồng là của Đại Tộc Việt, là của liên bang Văn Lang Hùng Vương.

Nguyễn Xuân Quang
Original
Tiêu đề do lstv đặt.


Tài Liệu Tham Khảo

1.Nguyễn Xuân Quang, Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á (Hừng Việt 2008).

2. Han Xiaorong, The Presence Echoes of the Ancient Bronze Drum: Nationalism and Archeology in Modern Việt Nam and China, Explorations in Southeast Asian Studies, A Journal of the Southeast Asian Studies Student Association, Vol. 2, No. 2 Fall, 1998.

3.Nguyễn Xuân Quang, Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt (Y Học Thường Thức, 1999).

4.Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Vinh, Những Trống Đồng Đông Sơn Đã Phát Hiện ở Việt Nam, Viện Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam xuất bản 1975.

5.Mircea Eliade, Shamanism, Archaic Techniques of Ectasy, 1964.

6.Tạ Đức, Nguồn Gốc và sự Phát Triển của Kiến Trúc, Biểu Tượng và Ngôn Ngữ Đông Sơn.

7.Li Kunsheng and Huang Derong, Restudy of Wanjiaba-style Bronze Drum, Chinese Archeology.

8.Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc (Hừng Việt 2007).

9. Diễn đàn Lịch sử Trung Hoa (China History Forum), Ai là tổ tiên của cư dân Lưỡng Quảng? Tạp chí Xưa & Nay số 295, 11/2007 tr. 30-33.

10. S. W. Ballinger et al, Southeast Asian Mitochrondrial DNA Analysis Reveals Genetic Continuity og Ancient Mongoloid Migrations, Genetics 130: 139-152 (January, 1992).

11. Nguyễn Đệ, Trần Thị Nhung Mitochrondrial DNA và Nguồn Gốc Việt Nam, Trung Hoa và Maya, Giai Phẩm Xuân Kỷ Sửu Hội YNDS VN, Florida, 2009).

000 năm cách nay Một bộ xương cổ hơn của chủng Mongoloid, gọi là xương Liujiang phát hiện ở Lưu Giang, Quảng Tây Trung Quốc có tuổi 68.000hứng tỏ, cuộc rời châu Phi phải xảy ra trước 68.000 năm cách nay.

Một tài liệu khác do nhóm Y. Chu công bố năm 1998 cho rằng, người tiền sử tới Việt Nam khoảng 60- 70.000 năm trước.

Một tài liệu khác do nhóm Y. Chu công bố năm 1998 cho rằng, người tiền sử tới Việt Nam khoảng 60- 70.000 năm trước.

8.000 năm cách nay

Một tài liệu khác do nhóm Y. Chu công bố năm 1998 cho rằng, người tiền sử tới Việt Nam khoảng 60- 7000 năm trước.

2 bình luận về “129. Chủ nhân đích thực của trống Đồng

  1. lần đầu tiên tôi đến đây, mặc dù tư liệu không biết đúng hay không nhưng tôi thật sự rất mừng vì cuối cùng cũng tìm ra một thế giới của Việt Nam cổ xưa

    Thích

    1. Xin cảm ơn bạn rất nhiều vì đã phản hồi cho LSTV.
      Rất vui khi được biết LSTV hữu ích với bạn.
      Hy vọng là LSTV sẽ giúp ích được cho bạn gì đó trong việc hiểu biết về nguồn gốc của mình.

      Trân trọng.

      Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.