Tab tổng hợp các bài viết trên fanpage Lược Sử Tộc Việt
Vua Quang Trung về họ Hồng Bàng, nước Văn Lang và vấn đề Lưỡng Quảng
Bài viết: “Vua Quang Trung cầu hôn công chúa Đại Thanh” của tác giả Hồ Văn Quang [1] đã dẫn ra một số tư liệu rất thú vị về vấn đề Quang Trung muốn đòi lại Lưỡng Quảng, có một chi tiết rất đáng chú ý được dẫn trong bài viết này, là chi tiết trong tờ biểu của vua Quang Trung gửi tới nhà Thanh qua Phúc Khang An, được chép trong Bang Giao Lục:
“Nước thần ban đầu, vua Kinh Dương Vương chịu mệnh nơi Viêm Ðế, bà Âu Cơ kết duyên cùng vua Lạc Long. Tổ nước Văn Lang mở cõi Giao Chỉ, trăm trai nối dõi, từng làm phên dậu phía Nam, may nhờ phúc ở Trung Hoa, được nổi danh là văn hiến thế đại, dẫu đã xa nhưng sử sách còn đủ để khảo xét.”
Ghi chép này đã cho thấy triều Tây Sơn cũng xem họ Hồng Bàng là nguồn gốc của dân tộc Việt, tờ biểu này nhắc tới Kinh Dương Vương, Âu Cơ, Lạc Long, nước Văn Lang làm chủ đất Giao Chỉ. Là tờ biểu dâng lên nhà Thanh, nên câu chữ có vẻ hơi “nịnh” nhà Thanh một chút, nhưng cũng không phải vấn đề lớn, quan trọng nhất, là triều đình Tây Sơn cũng xem nguồn gốc Hồng Bàng là Tổ của dân tộc. Như vậy thì các triều đại từ Trần, Lê, Tây Sơn, Nguyễn đều công nhận và xem họ Hồng Bàng, Hùng Vương là Tổ của dân tộc.
Từ tờ biểu này, Quang Trung muốn thử nhà Thanh để động mối binh đao, lấy cớ đòi lại Lưỡng Quảng, sự kiện này được chép lại trong một số sách.
Tập 2, trang 208, của bộ “Tây Sơn Liệt Truyện”, xuất bản 1986 tại Bình định ghi rằng: “Vua Quang Trung sau khi quyết định đánh Trung Quốc, đã sai bề tôi là Chiêu Viễn Vũ Văn Dũng đi sứ sang nhà Thanh, dâng biểu xin cầu hôn và đòi lại đất 2 tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây. Ðiều đó không phải là do bản tâm của vua Quang Trung, chẳng qua chỉ muốn xem thử ý của nhà Thanh ra sao mà thôi, nhưng vừa lúc ấy Quang Trung bị bệnh rồi mất”. [1]
Quyển 30, tờ 41b, “Ðại Nam Chính Biên Liệt Truyện” ghi: “Năm Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung sai làm biểu văn sang nhà Thanh cầu hôn, để dò ý vua Thanh và cũng để mượn cớ gây mối binh đao, nhưng vua bị bệnh không đi được”. [1]
Chúa Trịnh cũng từng có ý tưởng tương tự như Quang Trung [2], cũng muốn đòi lại Lưỡng Quảng
Có vẻ các triều đại Việt Nam đều hướng về lãnh thổ của nước Nam Việt cũ, theo quan điểm của ad, việc đòi lại đất của Nam Việt có lẽ là một cái cớ phù hợp nhất, chắc chắn là các vị vua trung đại biết về lãnh thổ của nước Văn Lang, nhưng Nam Việt thì lại có ghi chép rõ ràng hơn, được chính sử Trung Quốc công nhận, nên có lẽ các vị muốn dựa vào đó để lấy chính danh đòi lại Lưỡng Quảng, chứ không hẳn là họ phủ nhận nước Văn Lang.
[1] Hồ Văn Quang, Vua Quang Trung cầu hôn công chúa Đại Thanh, trích từ sách: “13 Biên Khảo Về Nhà Tây Sơn”.
Bánh Chưng, Phở hay một căn bệnh trầm kha khi bàn về nguồn gốc văn hóa Việt
Một căn bệnh trầm kha tồn tại dai dẳng trong khi bàn về nguồn gốc các đặc trưng văn hóa của người Việt, là hễ cứ người Việt có cái gì giống với các văn hóa, dân tộc xung quanh, thì nhiều người tự đặt ra mặc định là người Việt mượn, copy của họ, chứ hoàn toàn không nhắc tới chuyện ngược lại, không cho là người Việt có thể tạo ra những thứ đó, ảnh hưởng tới các dân tộc kia.
Câu chuyện bánh Chưng là một ví dụ như vậy, người Việt ăn bánh Chưng từ thời Hùng Vương, có ghi chép bằng truyện cổ, có đầy đủ bằng chứng về lịch sử, khảo cổ [1], nhưng nhiều người thấy người Trung Quốc cũng ăn bánh giống với Chưng, thế là kết luận ngay người Việt copy từ đó, thấy người Chăm ăn bánh tét, thế là kết luận ngay người Việt mượn từ người Chăm. Có truyện cổ thời Hùng Vương, họ cũng phủ nhận sạch trơn giá trị của nó, cho rằng đó là sáng tạo ở thời trung đại, cốt chỉ để hướng vấn đề theo dòng suy diễn của họ. Người Trung Quốc cũng công nhận bánh Chưng vuông có nguồn gốc từ Việt Nam [2], ấy thế nhưng nhiều người lại luôn cố gắng chứng minh điều ngược lại, thật khó hiểu.
Rồi câu chuyện của Phở, người ta thấy cái tên “phở” có vẻ giống với “feu” trong món “pot au feu” của Pháp, thế là người ta khẳng định ngay người Việt mượn từ người Pháp, hay phở có vẻ giống với “phấn” trong “ngưu nhục phấn” của Trung Quốc, người ta cũng khẳng định chắc nịch rằng người Việt tạo ra phở từ món ăn đó của Trung Quốc, cho rằng “phở” đọc trại từ “phấn” (bằng cách nào thì không ai giải thích được), dù rằng bản chất các món ăn đó với món phở rất khác nhau, sự liên kết để từ các món đó người Việt sáng tạo ra phở không đủ cơ sở, nhưng họ vẫn cố gắng để chứng minh phở của người Việt có nguồn gốc từ bên ngoài, cố gắng khẳng định người Việt KHÔNG THỂ sáng tạo ra nó. Trong khi cái tên “Phở”, có nguồn gốc từ chữ Nôm, là một sự sáng tạo hoàn toàn có chủ đích của người Việt [3].
Ngoài ra còn vô vàn những thứ khác trong văn hóa Việt, nếu bạn đọc theo dõi trên các diễn đàn mạng sẽ không khó để thấy, cứ hễ cái gì của người Việt giống của người khác, thì đều được khẳng định là do người Việt đi vay mượn, copy. Nếu có ai muốn chứng minh đó là các sản phẩm sáng tạo của người Việt, thường sẽ bị những người này chụp ngay cho cái mũ “chủ nghĩa dân tộc”.
Đó là một dạng não trạng nô lệ, nhược tiểu, theo cách mà thực dân Pháp trước kia đã tiêm nhiễm vào đầu óc của người Việt, cho rằng mọi thứ của người Việt đều có nguồn gốc từ bên ngoài. Hoặc cũng có thể, bản thân những người tuyên truyền những điều này muốn tước bỏ sạch những gì thuộc về văn hóa Việt, để biến văn hóa Việt thành một nền văn hóa toàn những thứ đi vay mượn, không có bản sắc.
Người ta nói rằng các vấn đề này gây tranh cãi khó dứt điểm, nhưng bản chất, vấn đề nằm ở chỗ những người luôn cố gắng chứng minh những đặc trưng văn hóa Việt có nguồn gốc từ bên ngoài. Tại sao người Việt không thể tự sáng tạo nên những thứ đó? Tại sao những bằng chứng chứng minh nguồn gốc Việt nhiều hơn, họ vẫn cố gắng để khẳng định nó có nguồn gốc từ bên ngoài? Văn hóa Việt trở nên tiêu điều, xơ xác cũng vì những người này.
Chú dẫn:
[1] https://luocsutocviet.com/2021/12/20/583-nguon-goc-cua-banh-chung-banh-day/
[2] http://style.sina.com.cn/tas/food/2012-06-23/024898819_5.shtml
“Mâu thuẫn Kinh-Trại” hay một ngụy thuyết được sáng tạo nhằm chia rẽ Việt Nam
Về cái gọi là “mâu thuẫn Kinh Trại”, đây là thuyết do Keith Weller Taylor sáng tạo ra, được rất nhiều người, từ bậc học giả cho tới bình dân, ca tụng nó và người sáng tạo ra nó là “khoa học”, “khách quan”, từ đó họ cố gắng diễn giải mọi vấn đề trong lịch sử làm sao cho phù hợp với thuyết đó.
Trong Đại Việt sử ký toàn thư, ghi chép về “kinh-trại”, chỉ vẹn vẹn có thế này:
Đại Việt sử ký toàn thư, quyển V chép sự phân biệt “kinh trạng nguyên” và “trại trạng nguyên” diễn ra vào khoảng năm 1256: “Hồi quốc sơ, cử người chưa phân kinh trại, người đỗ đầu ban cho [danh hiệu] trạng nguyên. Đến nay, chia Thanh Hóa, Nghệ An làm trại, cho nên có phân biệt kinh trại.” [1]
Đại Việt sử ký toàn thư, quyển V: “Hai Khoa Bính Thìn, Bính Dần trước kia có chia kinh trạng nguyên và trại trạng nguyên, đến nay lại hợp nhất.” [2]
Có thể dễ dàng nhận thấy, đây chỉ là sự phân biệt trạng nguyên giữa hai vùng, sau đó không lâu thì bỏ, ngoài ra không còn bất cứ ghi chép nào về “kinh-trại” nào khác trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, thế nhưng, chỉ từ chi tiết này, Taylor đã sáng tạo ra hẳn một cái gọi là “mâu thuẫn Kinh – Trại”, từ đó đã diễn giải toàn bộ lịch sử Việt Nam theo thuyết này, dựng nên cả một mâu thuẫn về mặt nguồn gốc dân tộc giữa các vùng Thanh-Nghệ và vùng đồng bằng sông Hồng, theo đó, Taylor cho rằng những người ở vùng đồng bằng sông Hồng (Kinh) là một nhóm dân cư nói ngôn ngữ Hán, còn ở vùng Thanh Nghệ (Trại), là nơi sinh sống của người Mường, nói ngôn ngữ Proto-Viet-Muong.
Từ thuyết này của Taylor, rất nhiều “học giả” cả quốc tế lẫn Việt Nam đã dùng nó để diễn giải, suy diễn lịch sử Việt Nam theo sự phân biệt này, cả cố ý lẫn vô tình. Thuyết này có thể nói đã có những ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức về nguồn gốc và lịch sử dân tộc của người Việt ngày nay, khiến phần lớn người Việt không biết đâu mới là sự thực, nghi ngờ mọi thứ, phủ nhận mọi thứ về nguồn gốc, lịch sử, văn hóa dân tộc.
Mục đích sâu xa của sự bịa đặt này, không gì khác hơn, là nhằm chia rẽ dân tộc. Chiến lược của những phe phái phá hoại bắt đầu từ sự chia rẽ các dân tộc thiểu số với người Việt, vậy chưa xong, họ còn tiếp tục tiến hành chia rẽ người Việt các vùng miền, chia rẽ người Việt hai miền Bắc Nam, chia rẽ lịch sử của người Việt bằng sự tuyên truyền về mâu thuẫn nguồn gốc dân tộc giữa các vùng. Mục đích cuối cùng, là muốn phá hoại Việt Nam, phá hoại sâu tới tận gốc rễ, rất bài bản, toàn diện, không còn là những hiện tượng lẻ tẻ.
Không biết bạn đọc có để ý không, nhưng những vấn đề liên quan tới nhau rất mật thiết, trên mạng, ngoài xã hội, diễn ra sự phân biệt với người Thanh-Nghệ-Tĩnh, đồng thời, về sử học, lại được tạo ra sự mâu thuẫn tưởng tượng giữa người Việt vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Thanh Nghệ Tĩnh. Nó chính là chiến lược chia để trị (vốn đã được thực dân Pháp áp dụng trong thời gian đô hộ Việt Nam, những dư hệ của nó vẫn còn ảnh hưởng rất sâu rộng tới tận ngày nay), gây ra những mâu thuẫn trong nội bộ đất nước, để khiến Việt Nam trở nên bất ổn, để những thế lực bên ngoài có khả năng thao túng chính trị. Sự đoàn kết và thống nhất của người Việt, là thứ mà những thế lực này không bao giờ muốn có, họ đã, đang và sẽ thực hiện mọi cách để chia rẽ người Việt, không cho phép người Việt đoàn kết về ý thức dân tộc.
Để những phe phái này phá hoại rất sâu và toàn diện như vậy, mới thấy nền sử học đất nước èo uột tới như thế nào, những người có trách nhiệm không có khả năng bảo vệ lịch sử, văn hóa dân tộc, tiếng nói của họ đã bị át hẳn đi bởi những kẻ phá hoại như vậy, nên những phe phái mới có đủ khả năng mặc sức tung hoành, ảnh hưởng tới người Việt mà không gặp nhiều trở ngại.
Rất mong rằng, mọi người sẽ tỉnh táo và cẩn trọng hơn trước những ngụy thuyết như thế này, giờ những ngụy thuyết như vậy, có thể nói là nhan nhản, nếu mọi người không tỉnh táo, rất dễ bị dắt mũi, tác động bởi chúng. Điều quan trọng nhất, là cần một lập trường vững chắc về lịch sử dân tộc, lịch sử dân tộc không hoàn hảo, nhưng nó không hề xấu xí như những gì đã được tô vẽ bởi các phe phái phủ nhận, lật sử.
Tài liệu tham khảo:
[1] Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Quyển V, Kỷ Nhà Trần: Thái Tông Hoàng Đế, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, 1993, tr. 172.
[2] Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Quyển V, Kỷ Nhà Trần: Thái Tông Hoàng Đế, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, 1993, tr. 172. tr. 182
Đũa xuất hiện sớm nhất ở văn hóa Long Cầu Trang, tỉnh Giang Tô vào khoảng 5000-6000 năm trước
Văn hóa Đông Á là một nền văn hóa đặc trưng dùng đũa, đây được xem như một trong những biểu trưng quan trọng của nền văn hóa có ảnh hưởng của Trung Hoa, nhưng các khám phá khảo cổ học đã cho thấy, đũa có nguồn gốc từ vùng đồng bằng sông Dương Tử.

Tại địa điểm Longqiuzhuang 龙虬庄 (Long Cầu Trang) ở Gaoyou, tỉnh Giang Tô, các cuộc khai quật khảo cổ học đã khai quật được 42 chiếc đũa xương, những chiếc đũa xương này có niên đại từ 5 đến 6 nghìn năm trước. Chúng được khai quật dưới nồi đất hoặc bát, và thường xuất hiện theo cặp. Các chuyên gia đánh giá, nó dùng được với bát đũa nên được đặt tên là đũa xương. [1]
Như vậy, dựa trên những bằng chứng khảo cổ, đôi đũa đã xuất hiện sớm nhất từ văn hóa Long Cầu Trang ở tỉnh Giang Tô, vùng hạ lưu sông Dương Tử, có niên đại khoảng 5000-6000 năm trước. Vùng đồng bằng sông Dương Tử là cội nguồn của phần lớn các dân tộc trong vùng phía Nam con sông này tới Đông Nam Á lục địa và hải đảo ngày nay.
Các bài viết trước đây của page, cũng đã chỉ ra những sự kế thừa về khảo cổ, nhân chủng của văn hóa Lương Chử với các văn hóa Phùng Nguyên, Đông Sơn tại Việt Nam, ví dụ như sự tương đồng về chỉ số sọ của mẫu tại Mán Bạc (văn hóa Phùng Nguyên) và mẫu tại Weidun (văn hóa Mã Gia Banh) vùng hạ lưu Dương Tử [2], kỹ thuật chế tác ngọc của văn hóa Phùng Nguyên cũng kế thừa từ Lương Chử [3]. Do vậy, những di sản vùng phía Nam sông Dương Tử liên quan tới các dân tộc ngày nay vẫn còn sinh sống trong địa bàn phía Nam con sông này về phía Nam, không phải của người Hoa Hạ ở phía Bắc.
Những bài viết trước đây về nguồn gốc của văn hóa dùng đũa, đều không có bằng chứng cụ thể, nên đã có những thành phần, hội nhóm cực đoan, dựa vào đây để công kích, chụp mũ những người nói về nó bằng cái gọi là “Bách Việt thượng đẳng”, một cái “mũ” mà những kẻ cực đoan này tạo ra để tấn công những người tìm hiểu về nguồn gốc dân tộc. Nhưng những bằng chứng khảo cổ đã củng cố và khẳng định về nguồn gốc của đũa, cho thấy những bài viết trước đây về văn hóa dùng đũa không phải không có cơ sở, càng không phải cực đoan như những thành phần kia quy chụp.
Tài liệu tham khảo:
[1] Bảo tàng Quan Phủ (2018), “Đũa Trung Quốc đã mở rộng “vòng tròn văn hóa đũa” ở Đông Á như thế nào?”.
https://www.thepaper.cn/newsDetail_forward_2729666
[2] Hanihara, T., Matsumura, H., Kawakubo, Y., Coung, N. L., Thuy, N. K., Oxenham, M. F., & Dodo, Y. (2012). Population history of northern Vietnamese inferred from nonmetric cranial trait variation. Anthropological Science, 120(2), 157–165. https://doi.org/10.1537/ase.110909
[3] Higham, C.F. The later prehistory of Southeast Asia and southern China: the impact of exchange, farming and metallurgy. asian archaeol 4, 63–93 (2021). https://doi.org/10.1007/s41826-021-00040-y
Nghiên cứu di truyền theo dòng mẹ cho thấy được khoảng cách di truyền của người Hán Bắc-Nam Trung Quốc
Vấn đề khác biệt về di truyền, nhân chủng của Bắc-Nam Trung Quốc page cũng đã có nhắc nhiều lần trong các bài viết, các dân tộc phía Nam (bao gồm cả các nhóm Hán) vốn có nguồn gốc từ cộng đồng Việt, ở vùng phía Bắc Dương Tử, là địa bàn sinh sống của các nhóm dân Hoa Hạ. Về toàn bộ bộ gen, các nghiên cứu đều cho thấy khoảng cách di truyền phân tầng theo hướng Bắc-Nam, càng lên phía Bắc, thì di truyền các nhóm Hán phía Nam lại gần với người Hán phía Bắc hơn. [1]

Về di truyền theo dòng mẹ, kết quả cũng tương tự như toàn bộ bộ gen, hình dưới là PCA của Li et al., 2019 [2], biểu đồ cho thấy các nhóm Hán ở Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Đài Loan tách biệt hẳn với các nhóm Hán ở các vùng khác. Các nhóm Hán ở Hồ Nam, Quý Châu, Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Vân Nam, Giang Tây nằm ở vị trí trung gian. Các nhóm Hán ở Chiết Giang, Hồ Bắc, Thượng Hải, An Huy, Giang Tô rất gần với các nhóm Hán phía Bắc.
Như vậy, nó đã thể hiện rõ tình hình đồng hóa về mặt huyết thống của người Hán phía Bắc với người Việt phía Nam, các vùng ở gần phía Bắc, dọc sông Dương Tử có sự đồng hóa về huyết thống rất cao độ, nên gần với người Hán phía Bắc hơn, các nhóm dân ở các tỉnh Tây Nam và phía Nam vùng Dương Tử, nằm ở vị trí trung gian. Các nhóm dân ở Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Đài Loan tách biệt hẳn so với người Hán phía Bắc, cho thấy tỉ lệ đồng hóa về mặt huyết thống bởi người Hán khá thấp.
Tham khảo:
[1] https://luocsutocviet.com/2021/10/12/556-phan-tich-ve-di-truyen-cua-cong-dong-toc-viet/
[2] https://kd.nsfc.gov.cn/paperDownload/1100002876230.pdf
Thông tin rất quan trọng được nhà khảo cổ Nguyễn Việt chia sẻ:
“Khi khai quật khu mộ Đông Sơn ở Châu Can (Hà Nội), Động Xá (Hưng Yên), Yên Bắc (Hà Nam) tôi đã gặp những ngôi mộ như vậy. Có những mộ được cuốn trong 24 lớp vải lanh, gai khác nhau, cứ 6 lớp vải lại có một lớp cói bao bọc. Giữa các lớp vải, cói có một dạng “hồ”, keo có vôi, tạo thành một cái kén dày 2,5-3 cm bao bọc xác chết.” (Do bài của bác Việt để chế độ riêng tư, nên ad không share link được!)

Hình ảnh: lớp vải trong mộ Động Xá, Hưng Yên.
Tới 24 lớp vải mọi người ạ! Nó đã cho thấy ở văn hóa Đông Sơn, người Việt đã có khả năng làm ra rất nhiều, thậm chí là dư thừa về vải. Chỉ một chi tiết này đã phủ nhận hoàn toàn những hình ảnh mô tả Tổ Tiên chúng ta xưa kia chỉ biết cởi trần, đóng khố, đeo lá cây như thời nguyên thủy.
Về vấn đề trang phục thời Hùng Vương, ad đã có hai bài viết khảo cứu rất sâu, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm web LSTV:
https://luocsutocviet.com/2018/01/07/053-khao-cuu-ve-trang-phuc-thoi-ky-hung-vuong/
https://luocsutocviet.com/2021/11/08/569-lich-su-trang-phuc-thoi-hung-vuong/
Văn hóa Trung Hoa cũng từng là một nền văn hóa đã làm đứt gãy văn hóa Việt
Trên các diễn đàn về văn hóa, không khó để gặp những bình luận, bài viết cho rằng người Việt bỏ chữ Hán, bỏ Nho học là đứt gốc văn hóa, nhưng về bản chất, chính văn hóa Hán đã làm đứt gãy văn hóa của người Việt, gần như cắt đứt mối liên hệ của người Việt với văn hóa cuối cùng trước khi rơi vào 1000 năm Bắc thuộc, là văn hóa Đông Sơn.
Văn hóa Đông Sơn là điểm cuối của một tiến trình phát triển trong nhiều nghìn năm của những cư dân tiền Việt và người Việt, đó là một tiến trình phát triển liên tục và luôn có sự kế thừa một cách chủ động các yếu tố văn hóa, vì đó, mà văn hóa của người Việt không bị ngắt quãng trong khoảng thời gian rất dài, thậm chí có thể tính tới mốc hàng chục nghìn năm, với điểm bắt đầu là văn hóa Hòa Bình.
Nhưng những cuộc xâm lược của người Hoa Hạ đã làm đứt quãng gần như hoàn toàn sự liên tục văn hóa đó của người Việt, áp đặt, xóa bỏ những yếu tố văn hóa cổ đại của dân tộc, thay thế bằng những yếu tố văn hóa vật chất, tinh thần của Hoa Hạ. Tuy người Việt kháng cự rất mạnh mẽ, văn hóa Đông Sơn đã tiếp tục duy trì cho tới tận thế kỷ 3-4, văn hóa, ngôn ngữ dân tộc vẫn tiếp tục được giữ gìn và duy trì bền bỉ, nhưng văn hóa Đông Sơn sau đó đã mất đi cốt lõi và linh hồn của nó.
Từ đó, văn hóa Hoa Hạ, trong đó bao gồm các yếu tố văn hóa vật chất, tinh thần bắt đầu có những ảnh hưởng sâu và rộng tới người Việt, sự ảnh hưởng đó tới từ các cuộc xâm lược, các chính sách phá hủy văn hóa, đồng hóa dân tộc, nên có thể nói, nó đã làm đứt gãy nghiêm trọng văn hóa dân tộc. Chỉ từ đó, văn hóa Việt mới chịu ảnh hưởng sâu sắc như vậy của văn hóa Trung Hoa.
Tất nhiên, trước sự phát triển rất mạnh của văn hóa Hoa Hạ, điều tất yếu, dù sớm hay muộn, chúng ta cũng sẽ phải tiếp thu những tiến bộ của họ để phát triển thêm văn hóa của mình, bởi sự tiếp thu, học hỏi là không thể tránh khỏi trong bất kỳ vùng văn hóa nào trên thế giới, nhưng cách mà văn hóa Hoa Hạ tràn vào Việt Nam là một cách bạo lực, chứa đầy xương máu, nước mắt, và cả nỗi khổ nhục của người Việt, không chỉ trong thời gian ngắn, mà trong gần 1000 năm dài đằng đẵng. Nên không thể nói, rằng văn hóa Hoa Hạ là một văn hóa “bản thể” của dân tộc Việt, để ngày nay nếu chúng ta bỏ nó đi, thì có nghĩa chúng ta đánh mất “bản thể” của chính mình, hay như cách nói kia là “đứt gãy văn hóa”.
Cho tới khi giành lại được độc lập, thì việc phải làm phiên thuộc của Trung Quốc, khiến văn hóa Việt liên tục được cập nhật và duy trì những ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, người Việt phải theo văn hóa Trung Hoa, mặc đồ ảnh hưởng của Trung Hoa, viết chữ Hán, theo kiến trúc Trung Hoa, quá trình này có cả sự áp đặt lẫn sự tự nguyện. Tới lúc này, thì những sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đã trở nên khá bình thường trong tâm thức của người Việt thời kỳ đó, họ vẫn ý thức được sự khác biệt văn hóa, bản sắc của văn hóa dân tộc mình, nhưng vẫn tiếp thu những yếu tố tiến bộ của văn hóa Trung Hoa, để làm giàu thêm kho tàng văn hóa của dân tộc mình.
Chúng ta ngày nay cũng có thể có cách nhìn tương tự đối với những ảnh hưởng của văn hóa Hoa Hạ trong thời kỳ trung đại: đó là một điều bình thường, một sự thực tất yếu và không thể tránh khỏi, và cũng đã trở thành một phần lịch sử của dân tộc Việt. Nhưng, nó không đồng nghĩa, rằng văn hóa Trung Hoa là “bản thể” của dân tộc Việt, lý do tại sao, thì ad đã giải thích ở những đoạn trước.
Thêm một yếu tố nữa, các bạn cho rằng bỏ chữ Hán dùng chữ Latin là mất gốc, bởi chữ Latin là thứ chữ đi mượn, nhưng chữ Hán cũng là chữ vay mượn, bản chất hai thứ chữ này cũng hoàn toàn khác nhau, chữ Hán là chữ tượng hình, còn chữ Latin là chữ ghi âm, chữ Hán không ghi lại được tiếng nói của người Việt, chữ Quốc Ngữ thì chỉ dùng những ký tự Latin để GHI ÂM lại tiếng nói của người Việt, có các dấu thanh đặc trưng của tiếng Việt, tức bản chất, đó là một dạng chữ thể hiện hồn Việt hơn rất nhiều so với chữ Hán, chữ Quốc Ngữ cũng có công đóng góp không hề nhỏ của người Việt để nó có được hình hài như ngày hôm nay, chứ không chỉ có mình công của những linh mục truyền giáo phương Tây.
Về chữ Nôm, đó là một dạng chữ ghi âm mà tiền nhân chúng ta đã sáng tạo nên dựa trên chữ Hán, nhưng để học được chữ Nôm, cần phải biết chữ Hán, nên nó tuy là chữ viết của dân tộc, nhưng vẫn chưa thể thoát khỏi được ảnh hưởng của chữ Hán. Thêm nữa, nếu so với chữ Quốc Ngữ, thì cả chữ Hán lẫn chữ Nôm đều không thể so sánh với chữ Quốc Ngữ về sự tiến bộ, tiện dụng, khả năng phổ cập… Nhờ chữ Quốc Ngữ, mà người Việt ngày nay phần lớn đều biết chữ, giúp cho sự phổ cập giáo dục trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Vì vậy, tựu trung lại, việc người Việt bỏ chữ Hán, không phải là một sự đứt gãy văn hóa, văn hóa Hoa Hạ về bản chất, cũng là một văn hóa đã từng làm đứt gãy văn hóa gốc của người Việt, làm văn hóa Việt mất đi linh hồn thực sự của mình, trực tiếp khiến văn hóa Đông Sơn và văn minh Việt cổ chìm vào quên lãng. Văn hóa Đông Sơn và các văn hóa tiền thân của Đông Sơn, mới thực sự là bản thể của dân tộc Việt.
Văn hóa luôn có sự giao lưu, tiếp biến, nên những ảnh hưởng của Trung Quốc đối với văn hóa Việt nên xem là một điều bình thường, nhưng với những thành tựu khảo cổ ngày nay, chúng ta đã được biết về một nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ, là bản thể của dân tộc Việt, qua những nghiên cứu của page, cũng đã xác định được sự kế thừa ở rất nhiều yếu tố của văn hóa Đông Sơn với các văn hóa Đông Á cổ đại, đây hoàn toàn có thể là cơ sở, để chúng ta phục hưng, đưa những giá trị của văn hóa Đông Sơn và văn hóa Việt cổ đại trở lại với đời sống người Việt thời nay, ad tin, đó sẽ là cơ sở rất quan trọng để chúng ta có thể vững vàng xây dựng một nền văn hóa mới thực sự đậm chất Việt như chúng ta vẫn luôn kỳ vọng.
Về nguồn gốc văn hóa búi tóc của người Việt
Trong các tài liệu khảo cổ lẫn các ghi chép lịch sử Việt Nam và Trung Quốc, thì người Việt có hai đặc trưng tóc quan trọng: cắt tóc và búi tóc, dạng cắt tóc trong bức tranh Trúc Lâm Đại Sĩ Xuất Sơn Đồ vẫn cho thấy người Việt thời Trần vẫn cắt tóc.
Dạng búi tóc là một dạng tóc khác của người Việt, được ghi chép trong lịch sử, cũng như thể hiện trên trống đồng Động Xá của văn hóa Đông Sơn (hình 1), được duy trì cho tới tận gần đây (hình 2), dạng búi tó của người Việt đã có sớm nhất từ văn hóa Lương Chử (hình 3).



Hình 1, 2, 3. Nguồn các hình xem tại: https://www.facebook.com/lstvfanpage/posts/pfbid0BtPqTKye99sxjGqTPp68Zsm7PKY2iX1sKndGU3ZVbBh2JFFWVADCH4odDGfZkzmXl
Hậu Hán Thư, Văn Uyển liệt truyện chép về phong tục đặc trưng của người Việt: “椎結左衽” – “búi tóc, áo vạt trái”.
Trong sách Tam Quốc Chí, phần Ngô chí có ghi lại trong chi tiết, Thái thú Tiết Tông trong tờ sớ xin chọn Thứ sử Giao Châu vào thế kỷ III SCN đã miêu tả người Việt: “tóc búi, chân trần, áo chui đầu vạt trái”.”
Người Hán cũng có văn hóa búi tóc, nhưng sự khác biệt của văn hóa Việt với văn hóa Hoa Hạ, đó là người Việt búi tóc đằng sau gáy, còn người Hoa Hạ hầu như các triều đại đều là búi tóc đỉnh đầu (hình 4,5).


Hình 4, 5. Nguồn các hình xem tại: https://www.facebook.com/lstvfanpage/posts/pfbid0BtPqTKye99sxjGqTPp68Zsm7PKY2iX1sKndGU3ZVbBh2JFFWVADCH4odDGfZkzmXl
Sự khác biệt đôi khi là không lớn nhưng lại mang đặc trưng riêng của từng dân tộc, văn hóa Việt và văn hóa Hoa Hạ tách ra từ văn hóa Đông Á cổ (thời đồ đá mới), nên cũng có một số điểm chung, ngoài búi tóc có cả sự tương đồng lẫn khác biệt, có thể chỉ ra là dạng áo giao lĩnh, của người Việt là vạt trái, còn người Hoa Hạ lại là vạt phải.
Nhìn chung, thì văn hóa búi tóc của người Việt có nguồn gốc từ văn hóa Đông Á cổ, và có bằng chứng trực tiếp và sớm nhất là văn hóa Lương Chử, khác biệt với phong cách của người Hán, do đó, văn hóa búi tóc của người Việt KHÔNG có nguồn gốc từ tục búi tóc của người Hoa Hạ.
Về các văn bản Hịch Tướng Sĩ và Chiếu Dời Đô
Về các văn bản Hịch Tướng Sĩ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Chiếu Dời Đô của Lý Thái Tổ, khá nhiều hội nhóm phủ nhận đang dựa vào đây để suy diễn và tuyên bố rằng người Việt là người Hán, hoặc người Việt đã bị Hán hóa, đây là luận điệu quen thuộc của những phe phái xuyên tạc lịch sử, văn hóa Việt Nam.
Nhưng có một điều họ cố tình bỏ qua, đó là văn hóa Việt thời kỳ trung đại chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa Trung Quốc, các vua, quan Việt Nam được học các sách vở Trung Quốc, lịch sử Trung Quốc là chủ yếu, nên tất yếu, các vua, quan Việt Nam lấy các sự tích, nhân vật, triều đại của Trung Quốc để minh họa cho các văn bản của mình là điều rất bình thường. Nếu tìm trong các văn bản Hàn Quốc, Nhật Bản, có lẽ cũng sẽ thấy những trích dẫn tương tự, bởi tầng lớp tinh hoa của tất cả các quốc gia Đông Á đều học kinh sách của Trung Quốc, nên họ thường sẽ xem đó là văn minh và từ đó sẽ trích dẫn trong các tác phẩm của mình.
Nó đơn thuần chỉ là sự ảnh hưởng văn hóa, nhưng các hội nhóm kia lại dùng nó để suy diễn, xuyên tạc về nguồn gốc của người Việt, điều đó hoàn toàn không có cơ sở. Các vua Việt Nam tuy dẫn các sự tích, nhân vật, triều đại của Trung Quốc, nguyên nhân như ad đã chỉ ra ở trên, nhưng họ vẫn luôn ý thức về những nguy cơ với giặc phương Bắc, luôn luôn đề phòng trước những hiểm họa từ phương Bắc. Đó là cái hay của các vị tiền nhân thời trung đại, học Trung Quốc, ảnh hưởng Trung Quốc nhưng vẫn có tư tưởng độc lập, tự chủ, học hỏi họ mà không đánh mất đi bản sắc dân tộc của chính mình.
Để minh họa thêm cho vấn đề các văn bản thời Lý-Trần này, có thể chỉ ra nhiều những đặc trưng văn hóa của các triều đại này, hoàn toàn là văn hóa Việt.
Đầu tiên, các triều đại Lý-Trần cũng sử dụng trống đồng, kế thừa từ văn hóa Đông Sơn của người Việt trước khi rơi vào 1000 năm Bắc thuộc, hình dưới là một ví dụ.
Trong lịch sử, có nhiều ghi chép khác cũng cho thấy các triều đại Lý-Trần mang những đặc trưng văn hóa Việt: xăm mình, ăn trầu, răng đen, đi chân đất, búi tóc…
Đại Việt sử ký toàn thư chép về thời Anh Tông nhà Trần: “Thượng hoàng có lần ngự cung Trùng Quang, vua đến chầu, quốc công Quốc Tuấn đi theo. Thượng hoàng nói: “Nhà ta vốn là người hạ lưu (thủy tổ người Hiền Khánh), đời đời chuộng dũng cảm, thường xăm hình rồng vào đùi. Nếp nhà theo nghề võ, nên xăm rồng vào đùi để tỏ là không quên gốc”; “Lại hồi quốc sơ, quân sĩ đều xăm hình rồng ở bụng, ở lưng và hai bắp đùi, gọi là “thái long” (rồng hoa).Vì khách buôn người Tống thấy dân Việt ta xăm hình rồng, lỡ gặp gió bão thuyền đắm, thuồng luồng không dám phạm tới, cho nên gọi là “thái long”.
Đại Việt sử ký toàn thư chép về giai đoạn chuyển giao giữa nhà Lý và nhà Trần: “Có một hôm, Cảnh bưng chậu nước hầu, Chiêu Hoàng rửa mặt lấy tay vốc nước té ướt cả mặt Cảnh rồi cười trêu, đến khi Cảnh bưng khăn trầu thì lấy khăn ném cho Cảnh.”
Đại Việt sử ký toàn thư, (Trần) Thái Tông hoàng đế chép: “Tháng 2, dời dựng điện Linh Quang ở Đông Bộ Đầu, gọi là điện Phong Thủy. Khi xa giá dừng ở đây, các quan đưa đón, đều dâng trầu cau và trà, nên tục gọi là điện Trà.”
Chu Khứ Phi (Trung Quốc) trong sách “Lĩnh ngoại đại đáp” (1178) chép về phong tục thời Lý như sau: “Người nước ấy áo thâm, răng đen, búi tóc chuy kế, đi chân đất, sang hèn đều như vậy.”
Có thể kết luận lại, những thế lực phủ nhận thường sử dụng những điểm ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, như các văn bản Chiếu Dời Đô và Hịch Tướng Sĩ nhằm mục đích bóp méo về nguồn gốc của người Việt, tuyên truyền tư tưởng độc hại rằng người Việt gốc Hán, nhưng bản chất nó chỉ là sự ảnh hưởng văn hóa, nguyên nhân đơn giản, dễ hiểu nhưng các hội nhóm kia đã cố tình bỏ qua.
Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về nguồn gốc các triều Lý-Trần trong bài viết sau:
https://luocsutocviet.com/2021/12/17/582-tim-hieu-ve-nguon-goc-cac-trieu-dai-ly-va-tran/
Thời đại đồ sắt vượt trội hơn đồ đồng ở nguồn nguyên liệu, không phải ở chất lượng
Tìm hiểu về vấn đề chất lượng của đồng, sắt, hay nói chung là sự chênh lệch của vũ khí và hiện vật của hai thời đại, ad tìm thấy một câu trả lời thực sự bất ngờ nhưng cũng rất hợp lý: vũ khí bằng sắt không có lợi thế hơn so với đồ đồng, mà nó liên quan chủ yếu tới vấn đề “kinh tế”, bởi đồng yêu cầu những nguyên liệu hiếm: thiếc, chì, nhưng sắt chỉ yêu cầu duy nhất một nguyên liệu rất dễ tìm ở bề mặt trái đất. Sự dồi dào về nguyên liệu quặng sắt đã làm cơ sở có thể trang bị số lượng lớn cho quân đội, nâng quy mô quân đội lên nhiều lần.
Dưới đây là một số câu trả lời trên các diễn đàn Quora và Reddit:
- Câu hỏi: Vào thời cổ đại, một đội quân trang bị vũ khí sắt có thực sự có nhiều lợi thế hơn một đội quân trang bị vũ khí bằng đồng?
Trả lời 1 của James Parker:
“Đây là một huyền thoại được giảng dạy ngay cả trong các trường đại học bởi các giáo sư, những người mà dường như đáng lẽ phải dành thời gian để biết rõ hơn.
Vũ khí bằng sắt, hoàn toàn KHÔNG CÓ LỢI THẾ hơn vũ khí bằng đồng. Thật vậy, các thế hệ vũ khí đồng cuối cùng có sức mạnh và độ cứng vượt trội hơn so với vũ khí bằng sắt. Sắt không có carbon, mềm và dẻo. Nó uốn cong một cách dễ dàng và KHÔNG THỂ cứng như thép. Mặt khác, đồ đồng có thể được đập vào một cạnh cứng.
Ưu điểm của sắt so với đồng là kinh tế hơn là chức năng. Đồng là một hợp kim bao gồm đồng và thiếc (ở văn hóa Đông Sơn là cả chì); thiếc (và chì) là kim loại hiếm hơn trong số hai kim loại. Do đó, việc sản xuất đồ đồng bị hạn chế bởi sự sẵn có của nguyên liệu khan hiếm và đắt tiền nhất của nó.
Trong “Thời đại đồ đồng”, nền tảng của quyền lực chính trị và kinh tế thường tập trung vào việc kiểm soát đồng và các kim loại cần thiết để sản xuất ra nó. Thiếc đã được giao dịch trên một khoảng cách rộng lớn. Trong thế giới phương Tây, nguồn thiếc lớn nhất và phi thường nhất là ở Quần đảo Anh. Phân tích luyện kim loại đã phát hiện ra thiếc của Anh ở tận Ba Tư và Babylonia cổ đại. Toàn bộ mạng lưới thương mại đều dựa trên và được thành lập dựa trên sự chuyển động của kim loại này.
Một vị vua có thể có của cải để trang bị vũ khí bằng đồng cho rất nhiều người. Những người hầu giàu có hơn của ông ta thậm chí có thể được trang bị những tấm áo ngực bằng đồng và những thứ như vậy. Nhưng đây cũng chính là nguyên nhân khiến đồng thua sắt.
Lợi thế của sắt là ở tính sẵn có của nó. Sắt là một trong những kim loại phong phú nhất trên bề mặt Trái đất. Các mỏ quặng sắt rất dồi dào so với đồng và đặc biệt là thiếc. Khi công nghệ nấu chảy và rèn sắt phát triển, nó đã làm đảo lộn một cấu trúc chính trị và xã hội dựa trên việc buôn bán và kiểm soát đồ đồng.
Các công cụ và vũ khí bằng sắt, mặc dù mềm hơn đồng, nhưng có thể được sản xuất với số lượng lớn và ở mức độ đến mức ngày nay việc chế tạo ra những thứ từ kim loại mà bạn không bao giờ có thể có trước đây là thực tế do chi phí của đồng. Điều này đã cách mạng hóa lao động và nông nghiệp. Thợ tạo hình đá hoặc đàn ông cắt gỗ có thể có năng suất cao hơn gấp 2 hoặc 3 lần. Những người nông dân, những người trước đây sử dụng máy cày bằng gỗ, bây giờ đã có máy cày bằng sắt có thể xới đất nhanh hơn và có thể xới đất cứng hơn bất cứ ai có thể mơ ước làm với máy cày gỗ.
Về vũ khí, một xã hội thời đại đồ đồng có thể trang bị cho 2.000 hoặc 3.000 người đàn ông với giáo, rìu và kiếm bằng đồng, thì một xã hội sử dụng đồ sắt có thể trang bị cho 10.000 người.
Trả lời 2 của Matt Riggs (MA Khảo cổ học, Đại học Boston):
Sắt sơ khai không có lợi thế hơn đồng trưởng thành về độ cứng hoặc các đặc điểm khác liên quan trực tiếp đến hiệu suất làm vũ khí hoặc áo giáp. Đúng hơn, lợi thế của sắt so với đồng là kinh tế. Sắt đòi hỏi nhiệt độ cao hơn một chút để hoạt động, có nghĩa là tốn nhiều nhiên liệu hơn, nhưng nó cũng phổ biến hơn đồng trong vỏ Trái đất và hai cấp độ phổ biến hơn thiếc, có nghĩa là nó dễ kiếm hơn và rẻ hơn rất nhiều. Vì vậy, một người lính được trang bị bằng sắt không có lợi thế hơn một người lính được trang bị bằng đồng tương đương. Tuy nhiên, một đội quân có khả năng tiếp cận công nghệ làm việc bằng sắt có thể sẽ có nhiều nông cụ bằng kim loại hơn một đội quân chỉ có đồ đồng.
- Câu hỏi: Đội quân được trang bị bằng đồng hoặc bằng sắt có bao giờ đụng độ với đội quân được trang bị bằng sắt hoặc thép không? Kết quả là gì?
Trả lời của Spoonfeedme:
Đây không phải là trực tiếp trả lời câu hỏi của bạn, mà là sửa chữa một quan niệm sai lầm mà bạn dường như mắc phải. Đồng không nhất thiết phải là một vật liệu tồi tệ hơn nhiều so với thép thô sơ cấp thấp mà họ sẽ sử dụng trong giai đoạn chuyển tiếp. Câu trả lời thực sự cho sự phân chia thời đại Đồ đồng / Đồ sắt không phải là Sắt mạnh hơn , mà là, nó dồi dào hơn. Điều đặc trưng cho các nền văn minh Thời đại đồ sắt từ những người tiền nhiệm Thời đại đồ đồng của chúng thực sự nhiều hơn về số lượng vũ khí và áo giáp có thể được trang bị và quy mô của các đội quân có thể được nâng lên.
Hãy xem, trong khi đồng, một trong những thành phần chính của Đồ đồng, cực kỳ phổ biến, thì thiếc, thành phần chính khác (và thành phần cần thiết để biến đồng dễ uốn thành Đồng cứng) thì không. Khi nguồn cung cấp thiếc có sẵn, đồng / đồng là vật liệu tốt hơn nhiều để làm việc so với Sắt vì nó dễ nấu chảy và tạo khuôn hơn nhiều; Điểm nóng chảy của Sắt nóng hơn 500 độ, và khá thẳng thắn, công nghệ cần thiết để nấu chảy Sắt thực sự khá tiên tiến. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ đó thực sự đòi hỏi một tình huống mà Đồng không còn là một giải pháp khả thi. Ở một số nơi, điều này xảy ra sớm hơn do họ không được tiếp cận với thiếc ngay từ đầu, và ở Cận Đông, điều này có thể xảy ra ít nhất một phần nhờ vào sự gián đoạn thương mại từ Sự sụp đổ của thời đại đồ đồng.
Bây giờ, tôi đã đề cập rằng Thời đại đồ sắt thực sự cho phép trang bị cho các đội quân lớn hơn, và đây là lợi thế thực sự của Đồ sắt: nó thậm chí còn phổ biến hơn đồng; tất nhiên một khi bạn biết cách nấu chảy kim loại từ quặng của nó. Một khi công nghệ này tồn tại để tạo ra nhiệt độ cần thiết, đột nhiên bạn có một nguồn nguyên liệu dồi dào để chế tạo vũ khí và công cụ. Và cuối cùng, nếu người ta hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu một đội quân được trang bị Sắt chiến đấu với một đội quân được trang bị Đồng, điều đó phụ thuộc: họ có được trang bị tương tự không? Bởi vì về mặt chức năng, sự khác biệt giữa các kim loại không quá xa. Chắc chắn là không đủ để quyết định cả một trận chiến. Mặt khác, một đội quân được trang bị sắt có khả năng sẽ có nhiều người đàn ông được trang bị vũ khí và bọc thép nặng hơn.
Như vậy, thì câu trả lời đã trở nên khá rõ ràng, việc cho rằng đồ sắt vượt trội hơn đồ đồng là không chính xác, đồ sắt sơ khai không có chất lượng vượt trội hơn so với đồ đồng, mà sức mạnh của sắt nằm ở nguồn nguyên liệu dễ kiếm hơn rất nhiều so với đồ đồng.
Từ đó, nhìn về trường hợp của người Việt, thì người Việt có khả năng sản xuất đồ đồng số lượng lớn, lượng quân đội không lớn, do mục đích chính chỉ là chống ngoại xâm, nên nhu cầu chuyển đổi sang đồ sắt có lẽ là không cao, dù đã luyện được đồ sắt, nhưng không có động lực đủ lớn để chuyển đổi hẳn sang luyện sắt. Ngược lại, người Hoa Hạ có nhu cầu chiến tranh, xâm lược rất cao, nên việc luyện sắt đã tạo cơ sở cho họ để đủ khả năng trang bị số lượng lớn cho quân đội, tạo nền tảng cho những cuộc xâm lược của họ sang các vùng đất xung quanh.
Thành phần mtDNA và Y-DNA của các dân tộc tại Việt Nam
Ở thành phần Y-DNA ở phía bên phải, cho thấy những thông tin rất quan trọng: người Việt (Kinh) có khoảng 47% là O1b-M268 (O2a cũ), có nhiều trong các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á (Mảng, Giarai, Ede), 30% O2a-M324 (O3 cũ), có nhiều trong các dân tộc thuộc ngữ hệ Hán-Tạng, còn lại là các haplogroup C2e-F2613, C1b-F137, N1-M2291, O1a-M119, H-L901. Người Việt thuộc ngữ hệ Nam Á, nên việc có O1b-M268 chiếm đa số là một điều tự nhiên.

Các dân tộc Tày, Thái, Nùng, Cờ Lao vốn là các dân tộc có nguồn gốc từ những người Nam Á bị Nam Đảo đồng hóa, nên tỉ lệ O1b-M268 của họ cũng rất cao.
Các dân tộc ở Việt Nam được nghiên cứu đều có sự xuất hiện với tỉ lệ cao của thành phần O1b-M269. Gen của người Tày, Nùng, Thái cũng có một tỉ lệ O2 khá cao so với người Việt, người Thái có hai nhóm haplogroup là O2-M122 và O2a-M324 chiếm 30%, tương tự người Việt. Người Giarai, Ede cũng có một tỉ lệ khá cao O2a-M324.
Như vậy, thì thành phần O2a-M324 của người Việt và các dân tộc nhiều khả năng đã xuất hiện từ ngay thời kỳ đồ đá mới, các dân tộc Giarai, Ede như bài trước ad có chia sẻ, là các dân tộc Nam Á chuyển ngữ sang Nam Đảo [1], họ có nguồn gốc từ cuộc di cư về Đông Nam Á 4000 năm trước của ngữ hệ Nam Á theo các nghiên cứu di truyền [2][3]. Họ đã hòa huyết với người Onge bản địa khi di cư xuống Tây Nguyên, sau đó thì hầu như là sống biệt lập, nên nhóm haplogroup O2a-M324 chỉ có thể đã có từ trước cuộc di cư về phía Nam của người Nam Á.
Về mtDNA truyền theo dòng mẹ (cột bên trái), người Việt có các haplogroup B, C, D, F, M, R, trong đó các haplogroup M, F, B chiếm đa số. Nhìn chung thì các dân tộc phần lớn đều có các haplogroup tương đồng nhau, nhưng tỉ lệ khác nhau ở từng dân tộc.
Từ biểu đồ này, nhìn chung là Y-DNA và mtDNA có sự đa dạng rất cao, trong các dân tộc hay cả trong từng cá thể của một dân tộc với nhau, nên để xác định sự đồng nhất, cần dựa vào toàn bộ bộ gen mới cho ra kết quả chính xác hơn. Thành phần O2a-M324 của người Việt và các dân tộc có thể đã có trong di truyền của họ từ rất sớm, trải qua sự hòa huyết ngay từ thời kỳ đồ đá mới, không phải diễn ra trong thời kỳ Bắc thuộc.
[2] https://science.sciencemag.org/content/361/6397/88
[3] https://www.science.org/doi/10.1126/science.aat3188
Nguồn biểu đồ: https://static-content.springer.com/esm/art%3A10.1038%2Fs41431-019-0557-4/MediaObjects/41431_2019_557_MOESM2_ESM.pdf
Từ nghiên cứu: https://www.nature.com/articles/s41431-019-0557-4
Về vấn đề số lượng mẫu trong các nghiên cứu di truyền về nguồn gốc quần thể
Thời gian gần đây, ad có chia sẻ nghiên cứu của Thái Lan về 100 người Việt (Kinh) ở Hồ Chí Minh (hình 1), kết quả cho thấy người Việt tại đây có sự đồng nhất di truyền cao, nhưng có một số bạn cho rằng số lượng mẫu này không đủ lớn, ít mẫu nên không đảm bảo tính khách quan.

Nhưng thực tế, một quần thể sẽ luôn trải qua sự hòa huyết trong nội bộ quần thể đó trong một thời gian dài, trong hàng nghìn năm, sẽ diễn ra các cuộc hôn nhân, hoà huyết liên tục và chồng chéo trong nội bộ quần thể, dẫn tới bộ gen dần dần sẽ có được sự đồng nhất. Nên một cá thể sẽ có tính đại diện cho quần thể, vì nguyên do đó.
Trong trường hợp của người Việt, thì người Việt đã có bộ gen ổn định ngay từ văn hóa Đông Sơn (hình 2), rất gần với các nhóm dân cư khác trong vùng đất Việt cũ (sự đồng nhất này không chỉ trong địa bàn Việt Nam, mà còn ở Nam Trung Quốc cổ đại, các dân tộc Tai-Kadai, vốn là Austroasiatic chuyển ngữ vẫn rất gần với người Việt, từ thời Bắc thuộc tới nay không có sự di cư về phía Bắc của người Việt, nên sự đồng nhất đó chỉ có thể có từ thời tiền Bắc thuộc). Người Việt đã có sự đồng nhất di truyền từ sớm, nên các nghiên cứu đều cho thấy các mẫu của người Việt ở các vùng đều có chung một bộ gen. Các vùng xung quanh người Việt được bao quanh bởi những tộc người có di truyền gần gũi (do có cùng nguồn gốc), dẫn tới sự khác biệt biệt giữa các vùng dù có sự hòa huyết với các dân tộc, cũng sẽ không cao.

Người Việt tại thành phố Hồ Chí Minh, với 100 người ngẫu nhiên không có quan hệ với nhau, sẽ có tính đại diện cho dân số của thành phố hay thậm chí là toàn vùng, bởi thành phố là nơi tập trung dân tứ xứ đổ về, chủ yếu là từ các tỉnh 4 phía xung quanh di cư tới lập nghiệp, sinh sống, nếu lấy ngẫu nhiên 100 người không có quan hệ với nhau, thì kết quả sẽ thể hiện rõ được nguồn gốc của các nhóm dân cư của toàn vùng, nếu họ có nguồn gốc liên quan tới Hoa, Chăm, Khmer, thì chắc chắn có một tỉ lệ nhất định trong số 100 người này có di truyền liên quan tới các nhóm dân cư này, nhưng kết quả lại không cho thấy điều đó.
Các nghiên cứu di truyền về nhiều nhóm dân cư thường cũng không lấy quá nhiều mẫu trong một quần thể, con số trung bình là khoảng 10 mẫu cho một quần thể, bởi các mẫu có tính đại diện cao, sự phức tạp thường sẽ có thể được xác định qua lịch sử các cuộc di cư, xâm lược, sự khác biệt nếu có sẽ có hiện tượng phân theo từng vùng, như Trung Quốc chẳng hạn, họ có một lịch sử phức tạp do các cuộc di cư, xâm lược sang tứ phía, mỗi tỉnh lại có di truyền khác nhau nên họ cần phải lấy mẫu nhiều ở từng tỉnh, từng vùng mới có thể biết được sự tương đồng, khác biệt.
Ví dụ như công trình “Peopling History of the Tibetan Plateau and Multiple Waves of Admixture of Tibetans Inferred From Both Ancient and Modern Genome-Wide Data” [1], nghiên cứu này thu thập 2.444 cá thể từ 183 quần thể trong toàn vùng Đông Á, trung bình là 13 cá thể trên một quần thể bên cạnh đó là 98 người Tây Tạng hiện đại được thu thập từ 11 khu vực địa lý khác nhau.
Ví dụ tiếp theo là nghiên cứu “Genetic structure, divergence and admixture of Han Chinese, Japanese and Korean populations” [2], đã thu thập mẫu từ 182 người Hán, 90 người Nhật và 100 người Hàn Quốc để đánh giá cấu trúc dân số. Người Hán dân số là hàng tỉ người, người Nhật là khoảng 120 triệu người, dân số Hàn Quốc khoảng 50 triệu người nhưng cũng chỉ cần số lượng mẫu hạn chế như vậy.
Các quần thể nhỏ đôi khi chỉ cần thu thập số lượng rất ít mẫu, ví dụ như nghiên cứu “Reconstructing genetic history of Siberian and Northeastern European populations” [3] thu thập 28 cá thể thuộc 14 quần thể bản địa riêng biệt ở Siberia và Bắc Đông Âu, trung bình là mỗi quần thể chỉ cần 2 cá thể.
Các nghiên cứu chuyên sâu về các nhóm dân cư sẽ thu thập tới con số hàng nghìn người để nâng độ chính xác cao hơn, nhưng đó không phải là yêu cầu bắt buộc, các nghiên cứu về nguồn gốc quần thể đều có thể được thực hiện trên một số lượng rất hạn chế mẫu, bởi tính đại diện cao của một cá thể.
Vì đó, con số 100 mẫu tuy không phải quá cao nhưng cũng đã đủ nhiều và có tính đại diện cho thành phố Hồ Chí Minh hay là cả miền Nam. Tất nhiên, chúng ta vẫn có thể thu thập nhiều mẫu hơn từ các vùng (nó đã và đang được thực hiện) để có được kết quả toàn diện nhất, nhưng với những nghiên cứu đã có, thì kết quả trên mẫu lớn hơn sẽ không có nhiều khác biệt so với những kết quả đã có.
Tham khảo:
[1] https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fgene.2021.725243/full
[2] https://hereditasjournal.biomedcentral.com/articles/10.1186/s41065-018-0057-5
[3] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5204334/
Điều nghịch lý trong không gian lịch sử, văn hóa của người Việt ngày nay, là những kẻ lật sử, xuyên tạc lịch sử, lại đi công kích những người nói sự thật là “chủ nghĩa dân tộc”, họ tự cho mình là chân lý, còn những người trái với quan điểm của họ đều bị họ chụp vào cái mũ “chủ nghĩa dân tộc” hết, họ rất mạnh mồm chửi rủa những người dám trái với quan điểm của họ mà không biết xấu hổ, vì họ biết nhiều người không hiểu rõ về những điều họ đang cố sức tuyên truyền.
Giai đoạn này có thể nói là thời điểm mà trắng-đen, chính-tà bị đảo lộn hoàn toàn, những kẻ xuyên tạc, phủ nhận lịch sử, lại được coi là “khoa học”, “khách quan”, còn những người hễ có xu hướng nói tốt cho dân tộc, lại bị quy cho “chủ nghĩa dân tộc”, “cực đoan dân tộc”. Họ lợi dụng cái mác “đa dạng học thuật” để mặc sức tuyên truyền những thông tin sai lệch. Vì đó nên nhiều người giờ kiểu cứ ai nói ngược thì mới tin, nói xuôi thì lại nghi ngờ, cũng vì vậy mà lịch sử, văn hóa dân tộc rơi vào một mớ bùng nhùng, do cả một quá trình tuyên truyền phá hoại rất bài bản đã diễn ra trong thời gian dài.
Đó cũng là lý do cho sự bức xúc của ad, từ đó mới có những bài viết, bình luận để phản biện, đấu tranh với các thế lực này. Tình trạng ad đã thấy được trong một thời gian rất dài, kể từ khi bắt đầu tham gia các hội nhóm văn hóa, lịch sử, đó là rất ít người đứng ra viết bài để bảo vệ người Việt, lịch sử, văn hóa Việt, mà hầu như chỉ có xu hướng phủ nhận, mọi người dường như đều không thực sự hiểu rõ về lịch sử, văn hóa của dân tộc mình (đặc biệt là thời cổ đại), những người có hiểu biết thì đôi khi lại ngại va chạm, nên tình trạng chung trước kia, là các bài viết, bình luận phủ nhận, xuyên tạc lịch sử phần lớn không có sự phản biện.
Nên ad mới dần dần đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, tìm bằng chứng để phản biện các hội nhóm phủ nhận, chia sẻ thực lòng với bạn đọc, ad có cảm giác là nếu như mình không phản biện, thì sẽ không ai có đủ trách nhiệm để đứng ra viết bài để phản biện, nên ad mới phải bao đồng làm nhiều việc để bảo vệ văn hóa, lịch sử dân tộc như vậy. Đôi khi cảm giác khá buồn, khi có ít người đủ kiến thức, bản lĩnh để đứng ra đấu tranh với những thế lực phá hoại lịch sử, văn hóa dân tộc như vậy, nhưng càng như vậy thì ad càng cảm thấy trách nhiệm mình phải làm điều đó.
Cũng may mắn là tình hình tới hiện tại cũng đã dần ổn, mọi người có nhận thức tốt hơn, có kiến thức tốt hơn về nguồn gốc, lịch sử cổ đại của dân tộc, nên nhìn chung, các xu hướng phủ nhận dần dần đã có sự phản biện từ những người có kiến thức. Mọi thứ giờ đỡ phức tạp hơn trước, đó là một tín hiệu tích cực cho lịch sử, văn hóa của dân tộc, sự thật dần dần rõ ràng hơn, mọi người không còn mông lung về chính lịch sử, văn hóa của dân tộc mình nữa.
Nhưng ad vẫn mong là mọi người vẫn sẽ đề cao cảnh giác trước những xu hướng phủ nhận, xuyên tạc lịch sử, những xu hướng, hội nhóm như thế hiện vẫn tồn tại, vẫn “bền bỉ” tuyên truyền, tẩy não những người thiếu kiến thức, chúng vẫn chưa mất đi sự nguy hiểm, chỉ cần chúng ta lơ là, thì xu hướng đó chắc chắn sẽ lại nổi lên. Nên dù mọi thứ đã ổn, nhưng chúng ta vẫn nên thận trọng, kiên trì đấu tranh với những xu hướng, hội nhóm này, để họ không có cơ hội ảnh hưởng tới nhiều người như trước.
Sự tương đồng thú vị giữa ngôi mộ Bộc Dương của văn hóa Ngưỡng Thiều và qua đồng Đông Sơn!
Ngôi mộ Bộc Dương, một ngôi mộ thời kỳ đá mới đã quá nổi tiếng với những người quan tâm tới văn hóa cổ, trong ngôi mộ này, người ta đã phát hiện ra 2 con vật: rồng và hổ được xếp bằng những chiếc vỏ sò trắng, đây được xem là hình tượng rồng đầu tiên của Đông Á.

Xem kỹ lại ngôi mộ này, ad mới nhận ra nó rất giống với hình ảnh trên qua đồng Núi Voi của văn hóa Đông Sơn, trên qua đồng này, cũng có hai loài vật được thể hiện: rồng và hổ.

Loài vật trên qua đồng Núi Voi có thể bị nhầm thành cá sấu, nhưng bản chất rồng là một loài vật thần thoại không có thực, nên nó được “hiện thực hóa” bằng những loài vật hiện thực, trong đó tiêu biểu và quan trọng nhất là cá sấu, nên việc một trong những hình tượng rồng của văn hóa Đông Sơn gần với cá sấu là một hiện tượng có thể hiểu được. [1]
Cả hai loài vật trên qua đồng Núi Voi tương đồng rất thú vị với các hình tượng của văn hóa Ngưỡng Thiều, bản chất văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa kế thừa nhiều yếu tố của văn hóa Đông Á cổ đại, nên việc xuất hiện một hình tượng của văn hóa Ngưỡng Thiều trong văn hóa Đông Sơn cũng là một hiện tượng tự nhiên. [2]
[1] https://luocsutocviet.com/2021/06/15/538-hinh-tuong-rong-trong-van-hoa-co-a-dong/
[2] https://luocsutocviet.com/2021/12/12/580-khao-cuu-ve-trong-dong-va-hoa-van-trong-dong-dong-son/
Nguồn hình ảnh:
- http://www.chaz.org/Arch/China/Fengshui/Neolithic_burial.png
- Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Bản đồ phân bố các loại hình trống Đông Sơn được thực hiện bởi nhà nghiên cứu Vũ Thắng
Có thể thấy phần lớn trống đồng của văn hóa Đông Sơn tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Mã, các trống sớm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng sông Hồng, các trống muộn lại tập trung ở vùng Thanh Hóa.

Điều này khá dễ hiểu, vì đồng bằng sông Hồng là trung tâm của văn hóa Đông Sơn, vào giai đoạn muộn, cũng là lúc người Việt phải sống dưới ách đô hộ của người Hán, tất yếu các vùng phía Nam, nơi xa trung tâm đô hộ sẽ là nơi xuất hiện nhiều trống muộn hơn.
Thông tin này cũng khẳng định các trống đồng Đông Sơn phần lớn đều có nguồn gốc từ vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, địa bàn sinh sống chủ yếu của người Việt từ thời trung đại tới nay không phải tập trung ở vùng Tây Bắc như một nhóm người chủ trương tư tưởng “Đại Tai” tuyên truyền trong thời gian gần đây. Việt Nam cũng là nơi tập trung số lượng trống loại I lớn nhất trong toàn vùng văn hóa trống đồng, bằng tất cả các nơi khác cộng lại theo thống kê của Trung Quốc. [1]
Nguồn: Vũ Thắng (1974), Tình hình phân bố trống Đông Sơn ở Việt Nam và Đông Nam Á, Tạp chí Khảo Cổ Học, số 13.
[1] https://luocsutocviet.com/2022/07/11/594-chu-nhan-cua-trong-dong-va-van-hoa-dong-son/
Phác họa sơ qua cấu trúc căn nhà của văn hóa Đông Sơn được thể hiện trên thân một chú hươu mà trước ad có chia sẻ!
Đây là một dạng nhà mái ngang, các chi tiết mờ nên ad phỏng đoán là có hai ô cửa sổ ở đỉnh mái, có cửa chính và hai cửa sổ hai bên, cũng như ở hai thân nhà, tương tự như văn hóa Lương Chử. Mái được làm vươn ra hai bên, tạo ra sự bề thế cho căn nhà. Đằng dưới không rõ có thêm nền hay là sàn hay không, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào kết cấu cơ bản này và nền Lương Chử, nhà sàn Điền Việt để vẽ thêm.

Vùng xung quanh Đền Hùng là nơi tập trung rất dày các di chỉ từ Phùng Nguyên tới Đông Sơn!
Văn hóa Phùng Nguyên chính là khởi nguồn của thời kỳ Hùng Vương, điều này đã được các nhà khảo cổ Việt Nam khẳng định từ lâu [1], nó cũng tương ứng với sự hình thành văn hóa Phùng Nguyên từ sự di cư về từ vùng Dương Tử của Mẹ Âu Cơ cùng 50 người con theo truyện họ Hồng Bàng, dòng di cư này đã được các nghiên cứu di truyền xác định [2][3].
Theo truyện họ Hồng Bàng, thì về Việt Nam, những người con của Mẹ Âu Cơ đã lập nước Văn Lang, với kinh đô ở Phong Châu, Phú Thọ, vùng Phú Thọ cũng chính là nơi tập trung dày đặc nhất các di chỉ văn hóa Phùng Nguyên, đây cũng là nơi tập trung rất dày các di chỉ của các văn hóa kế tiếp là Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn. Địa bàn phân bố của các di chỉ các văn hóa này đều nằm xung quanh Đền Hùng.

Một điểm rất đặc biệt, là di chỉ Xóm Rền (Xóm Dền trong ảnh dưới), ngôi mộ lớn nhất có tới 2 chiếc Nha chương, trong đó có chiếc Nha chương lớn nhất trong văn hóa Phùng Nguyên, cũng ở rất gần Đền Hùng. Nha chương là một hiện vật biểu trưng quyền lực nhà nước trong văn hóa Đông Á cổ đại [4], theo Chu Lễ: “牙璋以起軍旅,以治兵守。” – “Nha chương dùng để điều động quân đội, chỉ huy quân đồn trú”. Do đó, đây cũng là một cơ sở chứng minh rằng thời kỳ Hùng Vương thực sự tồn tại.
Suốt thời gian qua, Liam Kelley hay không ít các học giả Việt Nam khác “nối giáo” cho Kelley, đã tuyên truyền và buộc tội rằng thời kỳ Hùng Vương là sáng tạo lịch sử của các sử gia trung đại, tục thờ Hùng Vương cũng như vậy, họ nhắm vào việc thời Hùng Vương ít được ghi chép lại, nhưng như page đã phân tích trước đây, thời Hùng Vương cũng được chép trong sử sách Trung Hoa, cũng như bối cảnh lịch sử 1000 năm Bắc thuộc, thì thông tin về thời kỳ tiền Bắc thuộc của người Việt chỉ có thể được lưu truyền trong dân gian bằng hình thức truyền miệng. [5]
Chính vì sự phủ nhận một cách sạch trơn này của Kelley và một bộ phận (không hề nhỏ) trí thức Việt Nam, nên hiện nay rất nhiều người bị nhiễm độc, phủ nhận, công kích nặng nề thời Hùng Vương và nguồn gốc người Việt. Đây là một hiện trạng rất đáng buồn, khi mà người Việt nghi ngờ chính vị Tổ mà dân tộc đã thờ trong hàng nghìn năm nay.
Việc phủ nhận thời kỳ Hùng Vương, có mục đích sâu xa là nhằm xóa bỏ lịch sử của người Việt thời tiền Bắc thuộc, từ đó làm cơ sở để những thông tin độc hại về nguồn gốc người Việt, lịch sử, văn hóa Việt có cơ sở xuất hiện và ảnh hưởng tới nhiều người, điều này đã có những tác động rất rõ, khi ngày nay, nhiều phe phái đang tiến hành sự tuyên truyền những thông tin sai lệch, bịa đặt về văn hóa, lịch sử Việt, nhưng rất nhiều người, trong đó có nhiều trí thức, lại không đủ kiến thức, bản lĩnh để phản biện, nhận ra những vấn đề trong các giả thuyết độc hại được các phe phái này tuyên truyền, đó chính là ảnh hưởng từ sự phủ nhận họ Hồng Bàng, thời Hùng Vương tạo nên.
Mong rằng mọi người sẽ tỉnh táo hơn trước những luận điệu bịa đặt, xuyên tạc lịch sử, nguồn gốc dân tộc, hiện nay có đủ các phe phái đang tìm mọi cách để phá hoại lịch sử, văn hóa của người Việt, bằng đủ mọi phương thức, mọi thời đại, những gì page làm, phản biện, cũng chỉ là một phần nào đó, mọi người tự xây dựng nền tảng kiến thức, từ đó chia sẻ, lan tỏa, hoặc cũng có thể góp phần phản biện những tuyên truyền kia, sẽ có vai trò lớn hơn nhiều để át đi được những kẻ xuyên tạc, đưa những sự thực lịch sử tiếp cận tới nhiều người hơn.
[1] Lê Xuân Diệm, Nguyễn Duy Tỳ (1974). Các giai đoạn phát triển văn hóa thời Hùng Vương.
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/22140
[2] McColl H, Racimo F, Vinner L, Demeter F, Gakuhari T, Moreno-Mayar JV, Van Driem G, Wilken UG, Seguin-Orlando A, De la Fuente Castro C, Wasef S (2018). The prehistoric peopling of Southeast Asia. Science. 361(6397):88-92.
https://science.sciencemag.org/content/361/6397/88
[3] Lipson M, Cheronet O, Mallick S, Rohland N, Oxenham M, Pietrusewsky M, Pryce TO, Willis A, Matsumura H, Buckley H, Domett K, Nguyen GH, Trinh HH, Kyaw AA, Win TT, Pradier B, Broomandkhoshbacht N, Candilio F, Changmai P, Fernandes D, Ferry M, Gamarra B, Harney E, Kampuansai J, Kutanan W, Michel M, Novak M, Oppenheimer J, Sirak K, Stewardson K, Zhang Z, Flegontov P, Pinhasi R, Reich D. Ancient genomes document multiple waves of migration in Southeast Asian prehistory. Science. 2018 Jul 6;361(6397):92-95. doi: 10.1126/science.aat3188. Epub 2018 May 17. PMID: 29773666; PMCID: PMC6476732.
https://science.sciencemag.org/content/361/6397/92
[4] https://luocsutocviet.com/2021/07/01/540-nguon-goc-va-vai-tro-cua-nha-chuong-trong-van-hoa-a-dong/
[5] https://luocsutocviet.com/2021/10/14/560-hong-bang-thi-co-phai-truyen-thong-duoc-kien-tao-khong/
Trong thời gian gần đây, có một số người tuyên truyền những thông tin nhằm xóa bỏ lịch sử thời Bắc thuộc và tiền Bắc thuộc của người Việt, theo đó những người này cho rằng toàn bộ các tên gọi thời Bắc thuộc đều nằm trên vùng Lĩnh Nam, từ sự xóa bỏ lịch sử thời tiền Bắc thuộc này, nhóm này dùng là cơ sở để tuyên truyền rằng Văn Lang là Lâm Ấp, Hùng Vương là Phạm Hùng, Lâm Ấp ở miền Bắc Việt Nam.
Tất cả những gì họ sử dụng, đó là dựa vào một số tài liệu để suy diễn, như Thủy kinh chú, Hậu Hán Thư, sử dụng một số thông tin trong các sách này để phủ nhận toàn bộ những ghi chép khác của người Hán, cho rằng đó là ngụy tạo. Page đã có bài viết phản biện về nhóm người này. [1]. Đằng sau những hành động này ẩn chứa những mục đích rõ ràng, chứ không còn đơn thuần là “đa dạng học thuật” như họ đang sử dụng để bảo vệ những giả thuyết sai lệch của mình.
Nhưng những hiện vật dưới đây đã cho thấy rõ ràng vấn đề, đây là những hiện vật của văn hóa Hán ở vùng Quảng Nam, chính là địa bàn của quận Nhật Nam, nó cho thấy người Hán đã cai trị, đô hộ tới vùng miền Trung Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc. Còn nhiều bằng chứng khác nữa chứng minh điều ngược lại với nhóm này tuyên truyền, đã được ad đã tổng hợp trong bài [1].
Mong rằng mọi người sẽ tỉnh táo hơn trước những luận điệu phủ nhận tương tự, với không gian lịch sử Việt Nam ngày nay, có rất nhiều phe nhóm đang tiến hành phủ nhận, định hướng, tung những giả thuyết sai lệch, xuyên tạc về lịch sử, văn hóa Việt, nhằm khiến người Việt không nhận diện được đúng sự thực lịch sử, ẩn chứa đằng sau những mục đích không hề đơn giản.
Nguồn hình ảnh: Perspectives on the Archaeology of Vietnam International Colloquium, Hanoi 29th February-2nd March 2012.
Xác minh thông tin chúa Trịnh Tráng muốn chiếm lại Lưỡng Quảng
Trên các trang mạng xã hội, thông tin về chúa Trịnh Tráng muốn chiếm lại Lưỡng Quảng được lưu truyền khá rộng rãi, nhưng hầu như không thấy các tài liệu lịch sử khả tín được dẫn ra, ad đã thử đi tìm hiểu và xác minh lại thông tin về vấn đề này, nhận thấy đây là một sự kiện có thực, đã được Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, quyển XLIX, phần Bang Giao Chí chép lại:
“Chân Tông, năm Phúc Thái thứ 5 [1647] (ngang với năm Vĩnh Lịch thứ 1 nhà Minh, năm Thuận Thiên thứ 4 nhà Thanh), tháng 6, Thanh vương [Trịnh Tráng] vì nước Minh có loạn to, có ý muốn lấy tỉnh Quảng Đông, liền sai Thiếu bảo Tuấn quận công Trịnh Lãm, Lại khoa Cấp sự trung Lý Hải bá Ngô Sĩ Vinh đem 300 chiến thuyền vượt sang cướp đất. Bọn Trịnh Lãm đi qua ba thôn Tây Động, đến Liêm Châu. Nhà Thanh đã sai Mã đô đốc đến làm tổng trấn. Mã tổng trấn sai người đưa tờ dụ nói rằng : “Nước Đại Thanh trời cho người theo; Trung Quốc và ngoại di đều là một cõi. Nghe nói Giao vương hiền minh, tất biết thuận theo ý trời, đều giữ đất đai, yên phận giữ phép, nước Đại Thanh không có ý tham cầu. Từ Sa Châu trỏ ra ngoài đến Phân Mao Đồng trụ là đất của quý quốc cày cấy chăn nuôi từ lâu, nên cho về nước An Nam. Nếu kẻ nào mượn tiếng mà xâm lấn một bước, tức thì bắt giải để đem chính pháp, chớ nên nghe lời phao đồn mà sinh lòng khác”. Trịnh Lãm đem việc ấy tâu lên, sai làm thư đáp lại rằng : “Bờ cõi cũ của bản quốc từ Phân Mao Đồng trụ đến các phủ châu huyện Ngô Châu, Nam Ninh, Thái Bình, Trấn An, Tư Minh, Tư Ân, đã sai quân tuần hành giữ đất xin phiền phát cho cái bài để giữ lấy làm bằng, cho khỏi quân thiên triều xâm lấn đến và xin nhờ tâu cho nước tôi vẫn được giữ bờ cõi cũ lâu dài”. Mã đô đốc không trả lời. Quân bèn rút về.” [1]
Ghi chép này đã xác minh về thông tin chúa Trịnh Tráng muốn tiến đánh Trung Quốc, nhưng ý định của chúa Trịnh Tráng là chiếm lại Quảng Đông, chứ không phải Lưỡng Quảng, có lẽ do lúc ấy vua nhà Minh đang đóng quân ở Quảng Tây. Bối cảnh của sự kiện này, là khi quân Mãn Thanh tiến đánh Trung Quốc, gây ra loạn lạc lớn cho nhà Minh, vua của nhà Minh phải lui xuống Nam Ninh để chống cự, nhân lúc loạn lạc đó, Trịnh Tráng đã có ý định chiếm lấy tỉnh Quảng Đông, điều 300 chiến thuyền vượt biển sang để cướp đất, nhưng khi tới nơi, thì nhà Thanh đã chiếm được vùng này, sai Mã đô đốc làm tổng trấn. Mã tổng trấn đã đưa tờ dụ tới quân Việt, Trịnh Lãm tâu việc ấy lên vua, đưa thưa hồi đáp, tâu về việc “Bờ cõi cũ của bản quốc từ Phân Mao Đồng trụ đến các phủ châu huyện Ngô Châu, Nam Ninh, Thái Bình, Trấn An, Tư Minh, Tư Ân”, nhưng không được hồi đáp, nên đã rút quân về.
Qua thông tin này, có lẽ các vị vua Việt xưa xem Lưỡng Quảng là đất cũ của người Việt, có mong muốn chiếm lại, nhưng không gặp thời thế để thực hiện việc đó, lúc nhà Minh loạn lạc, Trịnh Tráng nhận thấy cơ hội, nên đã điều quân tiến đánh Quảng Đông, nhưng đáng tiếc là nhà Thanh đã nhanh chân hơn, nên không thành.
Tham khảo:
[1] Phan Huy Chú, Viện Sử Học (dịch) Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (Tập 2). Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo Dục, 2006, tr. 662.
Những bức tượng vũ công nữ cùng với bản vẽ của văn hóa Điền Việt giúp chúng ta có thêm tư liệu để hình dung về nữ giới quý tộc Việt thời xưa.
Các hiện vật dưới cho thấy hình ảnh những người nữ giới Điền Việt búi tóc cao, dạng búi tóc này giống với văn hóa Đông Sơn, búi tóc đỉnh đầu trong văn hóa Việt thường dành cho nữ giới, tiêu biểu là hiện vật được chia sẻ dưới phần bình luận. Tượng có những đặc trưng khác rất quan trọng: đeo khuyên tai dạng tròn, đeo rất nhiều vòng tay cũng như đeo dao găm, một hiện vật cực kỳ tiêu biểu và quan trọng của văn hóa Việt.
Về trang phục, bên trong là một bộ trang phục dạng quần áo cùng với thắt lưng hình tròn, dạng trang phục này khác biệt với văn hóa Đông Sơn, tuy nhiên, cũng không thể loại trừ khả năng văn hóa Đông Sơn cũng đã có trang phục dạng quần, bởi vốn văn hóa Đông Sơn và Điền Việt có mối quan hệ rất mật thiết. Có một điểm quan trọng khác: các bức tượng này cũng được thể hiện cùng với áo choàng, áo choàng cũng là một dạng trang phục quan trọng của văn hóa Việt thời kỳ cổ đại, cả bằng lông chim, lông ngỗng lẫn bằng vải.
Nguồn hiện vật: Bản chất của các di tích văn hóa được khai quật ở núi Shizhai, Jinning, Vân Nam (Cục Di tích Văn hóa và Thể thao Quận Jinning) 云南晋宁石寨山出土文物精粹 (晋宁县文物体育局). Nhà xuất bản dân tộc Vân Nam, 2006.

Trống đồng Vĩnh Hùng, trống đồng Đông Sơn được tìm thấy tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa với trung tâm là Mặt Trời dạng ngôi sao bát giác (hình 1).

Ngôi sao bát giác là một hình tượng xuất phát từ văn hóa Cao Miếu (Gaomiao, 5500 – 3500 TCN) [1] ở vùng phía Nam hồ Động Đình, đây là một trong những văn hóa tiền thân của Phùng Nguyên, Đông Sơn, từ văn hóa này, sao bát giác lan tỏa lên các văn hóa phía Bắc theo dòng di cư của cư dân từ vùng Dương Tử [2]. Mô hình ngôi sao bát giác sau đó được kế thừa ở văn hóa Đường Gia Cảng cũng trong vùng Hồ Nam (hình 2).

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng đề xuất ngôi sao bát giác này chính là một biểu hiện của Mặt Trời [1]. Trên trống đồng Đông Sơn, Mặt Trời được thể hiện bằng số sao rất rộng, theo số chẵn từ 8-18, trong đó 8 cánh là số tia ít nhất của Mặt Trời, Mặt Trời dạng ngôi sao tám cánh này kế thừa trực tiếp từ văn hóa Cao Miếu và các văn hóa Đông Á cổ, với sự phát triển đa dạng hơn nhiều về số lượng tia được thể hiện.
Nếu chú ý kỹ, cũng có thể thấy được kết cấu dạng hoa văn đồng tâm, cách trang trí trên thân của trống đồng Đông Sơn cũng được kế thừa từ hiện vật gốm của văn hóa Đường Gia Cảng.
[1] https://kns.cnki.net/KCMS/detail/detail.aspx?dbcode=CJFD&filename=MZYS201403031&dbname=CJFD2014
[2] https://www.biorxiv.org/content/10.1101/487918v1.full.pdf
Nghiên cứu được công bố năm 2021 của Thái Lan được đăng trên Clinical Genetics [1], với số lượng mẫu rất lớn của người Thái (1092) kết hợp cơ sở dữ liệu 1000 hệ gen của thế giới, với 2504 cá thể thuộc 26 quần thể, bao gồm cả 100 người Việt (Kinh) từ Thành phố Hồ Chí Minh, với số lượng mẫu rất lớn này, nghiên cứu đã cung cấp cho chúng ta thấy những thông tin rất quan trọng.
Trong ADMIXTURE phía dưới, với K = 10, đã chỉ ra sự khác biệt trong các mẫu phụ gia và nguồn gốc dân tộc của các quần thể Thái Lan (THA), Việt (Kinh, thành phố Hồ Chí Minh) (KHV), dân tộc Dai Trung Quốc (CDX), Nam Hán (Hồ Nam & Phúc Kiến) (CHS), Hán Bắc Kinh (CHB).

Kết quả ở nhóm E cho thấy 96/100 mẫu của người Việt (Kinh) giống hệt nhau và gần với các mẫu Thái (THA) và Dai (CDX), ở các nhóm B và D, 4 mẫu còn lại của người Việt cũng gần với người Thái (THA) và người Dai. Như vậy, gần như tuyệt đối các mẫu của người Việt đều thống nhất với nhau, đồng thời toàn bộ mẫu của người Việt đều giống với người Thái và người Dai.
Những kết quả này rất quan trọng, bởi những mẫu của người Việt được sử dụng trong nghiên cứu này tới từ thành phố Hồ Chí Minh, nơi có đông người Hoa tập trung sinh sống nhất, đáng lẽ chúng ta sẽ thấy kết quả rằng có một bộ phận cư dân ở đây sẽ nằm trong nhóm A, tức là gần với người Hán ở phía Bắc và phía Nam Trung Quốc, nhưng hoàn toàn không có sự xuất hiện của KHV ở nhóm này. Ngược lại, Thái Lan cũng là nơi sinh sống của rất nhiều người Hoa, kết quả này thể hiện trực tiếp trên nhóm A, khi 114 mẫu của người Thái rất gần với 103 mẫu người Hán tại Hồ Nam, Phúc Kiến và 102 mẫu Hán Bắc Kinh.
Điều này cho thấy người Việt đã bảo toàn di truyền của mình tốt như thế nào, gần như vẫn giữ nguyên vẹn di truyền của dân tộc, vẫn gần với các dân tộc Thái, Dai, vốn là những dân tộc nói ngôn ngữ Nam Á (Austroasiatic) đã bị đồng hóa về mặt ngôn ngữ sang Tai-Kadai [2], đặc biệt là khi người Việt miền Nam có nguồn gốc từ miền Bắc, di cư xuống đã gặp người Chăm, người Khmer, người Hoa, nhưng sự pha trộn qua đây có thể thấy là hoàn toàn không đáng kể. Nó cũng cho thấy di truyền của người Việt kể từ thời văn hóa Đông Sơn cho tới tận ngày nay không thay đổi nhiều, thống nhất trong bộ gen từ Bắc vào Nam (các hình dưới phần bình luận). [3][4]
Bàn thêm về các mẫu người Hán, thì các mẫu CHS hay Hán phương Nam được dùng trong nghiên cứu này là từ Phúc Kiến và Hồ Nam [5], đây là các vùng đã có sự pha trộn đáng kể với người Hán phía Bắc, nên di truyền nhìn chung khá gần với các mẫu người Hán ở Bắc Kinh, không gần với người Việt, Thái, Dai, nếu lấy mẫu ở Quảng Đông, Quảng Tây, có lẽ kết quả sẽ gần hơn với các dân tộc Việt, Thái và Dai hơn là các mẫu ở Phúc Kiến và Hồ Nam.
[1] Shotelersuk, V., Wichadakul, D., Ngamphiw, C., Srichomthong, C., Phokaew, C., Wilantho, A., … Tongsima, S. (2021). The Thai reference exome (T‐REx) variant database. Clinical Genetics. doi:10.1111/cge.14060
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/cge.14060
[3] He G, Wang M, Zou X, Chen P, Wang Z, Liu Y, Yao H, Wei L-H, Tang R, Wang C-C and Yeh H-Y (2021) Peopling History of the Tibetan Plateau and Multiple Waves of Admixture of Tibetans Inferred From Both Ancient and Modern Genome-Wide Data. Front. Genet. 12:725243. doi: 10.3389/fgene.2021.725243
[4] Lipson, M., Cheronet, O., Mallick, S., Rohland, N., Oxenham, M., Pietrusewsky, M., Pryce, T. O., Willis, A., Matsumura, H., Buckley, H., Domett, K., Nguyen, G. H., Trinh, H. H., Kyaw, A. A., Win, T. T., Pradier, B., Broomandkhoshbacht, N., Candilio, F., Changmai, P., Fernandes, D., … Reich, D. (2018). Ancient genomes document multiple waves of migration in Southeast Asian prehistory. Science (New York, N.Y.), 361(6397), 92–95. https://doi.org/10.1126/science.aat3188
[5] https://catalog.coriell.org/0/Sections/Collections/NHGRI/1000HanChiSo.aspx?PgId=663
Một sự kế thừa rất thú vị trong hình tượng cóc của văn hóa Đông Sơn và gốm hoa nâu triều Lý!


Văn hóa có thể được kế thừa qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng chục nghìn năm mà vẫn giữ được nguyên vẹn ý niệm như ban đầu.
Người Việt thời trung đại vẫn kế thừa và sử dụng trống đồng cùng với các hoa văn Đông Sơn, hiện vật này cung cấp thêm tư liệu về sự kế thừa văn hóa từ thời kỳ tiền Bắc thuộc tới thời kỳ giành lại được độc lập của người Việt.
1. Sách Cổ Vật Văn Hóa Đông Sơn Ở Thanh Hóa.
2. Sách Cổ Vật Việt Nam 越南历史文物.
Trung tâm và các vùng ảnh hưởng ở Đông Nam Á của các văn hóa Hòa Bình và Đông Sơn.
Văn hóa Hòa Bình và văn hóa Đông Sơn là hai nền văn hóa nổi tiếng trong vùng Đông Nam Á thời cổ đại, tương ứng với hai giai đoạn quan trọng nhất trong tiến trình phát triển của loài người: đá cũ và đồ đồng.

Vùng ảnh hưởng của văn hóa Hòa Bình bao trùm vùng Đông Nam Á lục địa, nhưng thực tế kỹ thuật đá Hòa Bình còn xuất hiện ở vùng Nam Trung Quốc và sang cả vùng Ấn Độ. [1]

Văn hóa Đông Sơn trong vùng Đông Nam Á bao trùm cả hai vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo, nhưng thực tế nó còn ảnh hưởng lên vùng phía Nam Trung Quốc. [2]
Các văn hóa này có trung tâm ở miền Bắc Việt Nam, là nơi tập trung dày đặc nhất các di chỉ, và cũng là nơi đầu tiên các văn hóa này được đưa ra ánh sáng.
Văn hóa Hòa Bình là nền tảng cho sự phát triển của văn hóa Đông Á cổ đại [3]. Văn hóa Đông Sơn là nền tảng văn hóa chính của vùng phía Nam Đông Á và Đông Nam Á trước khi những ảnh hưởng của các nền văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ tràn tới, nhưng những ảnh hưởng của các nền văn hóa này không xóa nhòa dấu ấn của Đông Sơn, khi ngày nay ở Đông Nam Á vẫn còn rất nhiều dân tộc sử dụng trống đồng cùng các hiện vật, hoa văn kế thừa từ Đông Sơn. [2]
[2] https://luocsutocviet.com/2021/07/03/543-nguon-goc-va-su-anh-huong-cua-van-minh-dong-son/
[3] https://luocsutocviet.com/2021/08/19/550-buc-tranh-di-truyen-ve-nguon-goc-cua-nguoi-viet/
Nguồn bản đồ: Pluvier, J. M., Altenmüller, H., Kähler, H., & Spuler, B. (1995). Historical Atlas of South-East Asia. Leiden: EJ Brill.
Bản dập hoa văn trên thân trống đồng Động Xá được thể hiện cùng với dạng trang phục của nam giới, dạng trang phục này được thể hiện cùng với dây lưng, nên có khả năng đây là một dạng áo váy quấn dạng giao lĩnh vạt trái, có hình còn được thể hiện cùng với áo choàng và các nhân vật đều búi tóc.

Dạng áo vạt trái là dạng áo chính dành cho nam giới trong thời kỳ Hùng Vương, được tìm thấy trong cả tư liệu lịch sử, khảo cổ.
Về câu chuyện các bài đăng về “trang phục” thời Hùng Vương mà page chia sẻ hai ngày vừa qua, thì có bạn đọc cho rằng thời kỳ đó thiếu tư liệu, nhưng chúng ta dường như quên mất rằng, thời kỳ Hùng Vương, các vị Vua Hùng là cội nguồn của người Việt, đó là Tổ Tiên của người Việt, đặt vào bối cảnh gia đình, chúng ta có bao giờ dám bất kính với những vị tiên tổ của mình hay không? Có dám vẽ tranh mô phỏng gia tiên mình trần truồng, không có tranh phục hay không? Điều đó là bất kính với gia tiên, và cũng đúng với Tổ Tiên trong thời kỳ cội nguồn của dân tộc.
Từ góc nhìn đó, thì dù là ít tư liệu, hoặc không có tư liệu, ít nhất chúng ta vẫn có thể vẽ những bộ trang phục fantasy, bổ sung thêm hơi hướng thời kỳ đó bằng những hoa văn Đông Sơn, Phùng Nguyên, nhưng điều đó đã không được thực hiện, mà chỉ có những chiếc khố, thậm chí có những bức tranh còn không có khố, phải sử dụng lá quấn quanh người, không khác gì thời nguyên thủy hàng chục nghìn năm trước. Thời nguyên thủy dã man như vậy, nhưng con người còn biết dùng da thú, vỏ cây để làm trang phục, biết nhận thức được cái rét, cái nóng mà dùng trang phục để tránh, chứ không tới mức lúc nào cũng phải trần truồng như các bức tranh về thời Hùng Vương mô tả. Đây là lý do những bức tranh kia khiến ad cảm thấy bức xúc như vậy.
Trong thực tế lịch sử, thì người Việt cũng đã có trang phục đầy đủ, những tư liệu mà page “khai quật” được và công bố với bạn đọc, chính là từ hoa văn của những chiếc trống đồng, các hiện vật và tư liệu khảo cổ. Cũng may mắn, là những bài viết của page có sự tác động rất lớn, thay đổi một phần nào đó về nhận thức trang phục thời Hùng Vương, hy vọng rằng, càng ngày sẽ càng có thêm nhiều bộ trang phục đẹp được thể hiện bằng những chất liệu page đã cung cấp, để từ đó hình thành một nhận thức mới về trang phục thời kỳ Hùng Vương!
Bạn đọc có thể theo dõi về trang phục thời kỳ Hùng Vương trong 2 bài viết:
https://luocsutocviet.com/2018/01/07/053-khao-cuu-ve-trang-phuc-thoi-ky-hung-vuong/
https://luocsutocviet.com/2021/11/08/569-lich-su-trang-phuc-thoi-hung-vuong/
Nguồn hình ảnh: sách Trống Đồng Việt Nam 越南铜鼓 do Bảo tàng lịch sử Việt Nam và các đơn vị Quảng Tây kết hợp xuất bản.
Người Tai-Kadai, ngôn ngữ và nguồn gốc tộc Việt
Vấn đề ngôn ngữ của tộc Việt, đây là một vấn đề từng thực sự khiến ad rất rất băn khoăn và lấn cấn, liệu một cộng đồng chung có thể nào lại khác về ngôn ngữ, không hiểu nhau được hay không? Một cộng đồng chung mà khác biệt ngôn ngữ, không hiểu được nhau thì nếu nói về “thống nhất” đem lại cảm giác khó chấp nhận.
Ban đầu, ad dựa vào các nghiên cứu phỏng đoán về thành phần ngôn ngữ của Bách Việt, về địa bàn phân bố để cho rằng tộc Việt bao gồm các hệ ngữ Nam Á (Austroasiatic) và Tai-Kadai, có thể bao gồm cả các hệ ngữ Hmong-Mien và Nam Đảo (Austronesian). Giả thuyết này “có vẻ” có cơ sở, nếu dựa trên sự phức tạp về mặt ngôn ngữ hiện tại và quá khứ trong vùng nam Dương Tử.
Nhưng qua nhiều nghiên cứu mới, ad mới nhận ra vấn đề trong giả thuyết này. Những người Tai-Kadai, mang trong mình một tỉ lệ rất cao O2a-M95 (hay O1b), đặc trưng của ngữ hệ Nam Á, nhưng về mặt ngôn ngữ, người Tai-Kadai lại rất gần với ngôn ngữ Nam Đảo. [1]
Đây là dấu vết đầu tiên để ad dần nhận ra vấn đề, sau đó, ad đã tìm ra thêm một nghiên cứu của Sagart [2], từ những bằng chứng về mặt ngôn ngữ, Sagart đã đề xuất về việc ngôn ngữ Tai-Kadai có nguồn gốc từ người Nam Đảo ở Đài Loan di cư vào vùng lục địa vào khoảng thời kỳ đồ đồng. Sau đó bổ sung thêm là các nghiên cứu về di truyền của người Nam Đảo và Tai-Kadai.
Từ đây vấn đề đã trở nên rất rõ ràng, người Tai-Kadai có nguồn gốc từ người Nam Đảo tại Đài Loan, vào đồng hóa những người nông dân Nam Á hiền lành trong vùng Quảng Đông, Quảng Tây để hình thành ngôn ngữ Tai-Kadai, ngôn ngữ Tai-Kadai đã chịu sự biến đổi dưới sự phản kháng của người Nam Á, nhưng những người di cư vào đã chiến thắng, áp đặt thành công ngôn ngữ của họ vào người Nam Á.
Từ bức tranh đó, thì người Tai-Kadai không thuộc tộc Việt, nếu nói một cách thẳng thắn, họ đã chiếm vùng đất của người Nam Á để hình thành lãnh thổ và ngôn ngữ. Nhưng về bản chất di truyền, phần lớn các dân tộc nói ngôn ngữ Tai-Kadai ngày nay vẫn kế thừa di sản di truyền của người Nam Á, nên họ vừa là anh em với người Việt, vừa không phải.
Cũng từ đây, thì vấn đề ngôn ngữ của tộc Việt được xác định rõ ràng: chỉ bao gồm mình ngữ hệ Nam Á. Các ngôn ngữ khác, như Nam Đảo, đã tách hẳn khỏi lục địa ngay từ 4000-5000 năm trước, có nguồn gốc từ Sơn Đông, di cư xuống Phúc Kiến, đồng hóa người bản địa rồi sang Đài Loan, từ đó không liên quan gì tới vùng lục địa [3][4], hay người Hmong-Mien, họ có nguồn gốc từ vùng Tây Bắc Trung Quốc, xuống vùng Dương Tử để hòa huyết với người Nam Á bản địa để hình thành ngôn ngữ Hmong-Mien. [5]. Cộng đồng tộc Việt cùng thuộc ngôn ngữ Nam Á, không trải qua thời gian cách biệt quá dài, nên chắc chắn có thể hiểu được nhau.
Qua khám phá này, ad đã có một góc nhìn khác về vấn đề An Dương Vương: nhiều khả năng An Dương Vương hay Thục Phán là một thủ lĩnh của những người Tai-Kadai ở Quảng Tây, có thể nói là người ngoại tộc, người Nam Đảo chiếm Lưỡng Quảng trước, sau đó mới chiếm ngôi của vua Hùng, lập nước Âu Lạc. Điều này cũng đồng thời giải thích tại sao không bất cứ dân tộc Tai-Kadai nào còn thờ vua Hùng.
Vấn đề này chắc chắn sẽ khó chấp nhận, với bản thân ad cũng vậy, thực sự là khám phá này đã khiến ad lung lay dữ dội, vì nó gần như đảo ngược những hiểu biết cũ tưởng như đã vững chắc trước kia, nên ad đã thử tìm thêm những bằng chứng để xác minh, thì kết quả không thay đổi, mà còn vững chắc hơn.
Nói chung, là page đi tìm sự thật về nguồn gốc dân tộc, nên phải chấp nhận mọi thông tin dù tốt, dù không tốt về thời xưa, đi tới tận cùng vấn đề và chấp nhận những gì mình tìm được, nên một thời gian sau ad đã giải quyết ổn thỏa về vấn đề này qua các nghiên cứu. Cảm giác nó khá lạ lùng, nhưng vẫn vui vì mình tìm được cội nguồn thực sự của dân tộc mình!
Các bài viết để bạn đọc đọc thêm về các vấn đề được chia sẻ trong bài:
[2] https://www.academia.edu/3077307/The_expansion_of_Setaria_farmers_in_East_Asia
[3] https://thericejournal.springeropen.com/articles/10.1186/s12284-018-0247-9
[4] https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0175080
Nước Việt thời Xuân Thu – Chiến Quốc “Việt hóa” nhiều hơn chúng ta nghĩ!
Nước Việt, một quốc gia chư hầu nhà Chu xuất hiện vào khoảng 3000 năm trước, với sự phân phong cho đất Cối Kê để thờ vua Vũ nhà Hạ. Có tầng lớp cai trị là gốc Hoa Hạ, nhưng họ lại lập quốc trên đất của người Việt, nên theo ghi chép lịch sử, thì tổ tiên của Câu Tiễn đã “xăm mình, cắt tóc, phát cỏ mà lập ấp” theo phong tục của người Việt trên đất Cối Kê.
Ở bài viết trước, page có chia sẻ về những hiện vật có phong cách văn hóa Việt tại vùng Chiết Giang [1], thực tế, phong cách lăng mộ của vua nước Việt, cũng mang phong cách của văn hóa Việt.
Lăng mộ Ấn Sơn Việt Quốc Vương Lăng 印山越國王陵 của Việt Vương Doãn Thường 越王允常 (là cha của Câu Tiễn) được tìm thấy tại thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc là một lăng mộ bằng gỗ có hình thuyền. (Các hình dưới)


Dạng lăng mộ bằng gỗ hình thuyền là lăng mộ có nguồn gốc từ văn hóa Lương Chử [2], văn hóa Đông Sơn, hậu duệ của văn hóa Lương Chử cũng kế thừa dạng lăng mộ này [3], đây là một đặc trưng nhận diện quan trọng của văn hóa Việt, xuất hiện ở những địa bàn có sự xuất hiện của người Việt hoặc có sự giao lưu, ảnh hưởng của văn hóa Việt.
Việc Việt Vương Doãn Thường theo phong cách mộ thuyền của văn hóa Việt, đã cho thấy tầng lớp cai trị của nước Việt đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Việt khá mạnh, xây dựng lăng mộ với phong cách khác hẳn với phong cách lăng mộ to lớn truyền thống của người Hán.
[1] https://www.facebook.com/lstvfanpage/posts/pfbid0E1LULmx8Ehqn1hFP5ekEtapTfCydnXTR5RvEUE7HhhFmci9oaCbwh8shDPM6pJS2l?cft[0]=AZV4zg1MYyyn5z-WRD3hnitiUymdvl3upxbR7d25GYYNFWxU5jt1f49QB54Yf5NVUIJ7uEM07HQEAlq2mpu5hnAq3Bi4vwAvzqytsaKoi5v7WfhUgBILQ8l5LFGyOIoBHj2jb7HDXq6K4ry4mhyWGpN3f2vDLF7LyLoXHp3T_CO9Ko0CER1YpEwGCovY9eVVcxg&tn=%2CO%2CP-R
[2] Zhao Ye 赵晔. Một cuộc thảo luận sơ bộ về di tích bằng gỗ của văn hóa Lương Chử 初论良渚文化木质遗存[J].南方文物,2012,{4}(04):74-83+55.
https://kns.cnki.net/KCMS/detail/detail.aspx?dbcode=CJFD&filename=LFWW201204016&dbname=CJFD2012
[3] https://journals.lib.washington.edu/index.php/BIPPA/article/download/11923/10549/0
Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về các quốc gia Sở, Ngô, Việt trong bài viết:
https://luocsutocviet.com/2021/03/19/513-so-ngo-viet-co-phai-toc-viet-khong/
Nguồn hình ảnh: Erica Fox Brindley, Ancient China and the Yue. (Cuốn sách này chủ yếu nói về nước Việt thời Xuân Thu Chiến Quốc).
Lăng mộ hình thuyền của văn hóa Lương Chử (hình trên) và lăng mộ hình thuyền của văn hóa Đông Sơn (hình dưới).

Lăng mộ hình thuyền bằng thân cây khoét rỗng là dạng lăng mộ rất đặc trưng của văn hóa Lương Chử, thường được sử dụng cho vua và quý tộc của văn hóa này, dạng lăng mộ hình thuyền cũng được kế thừa trong văn hóa Đông Sơn, văn hóa hậu duệ của văn hóa Lương Chử, với dạng lăng mộ hình thuyền đã trở thành hình thức mai táng chính của văn hóa Đông Sơn.
Trước đây dựa trên nghiên cứu về di truyền phụ hệ của văn hóa Lương Chử có O1 chiếm đa số, người ta cho rằng văn hóa Lương Chử là của người Nam Đảo, nhưng điều này với những nghiên cứu mới không còn phù hợp, ngôn ngữ và di truyền phụ hệ của người Nam Đảo có liên quan tới vùng Sơn Đông [1], tương quan với haplogroup O3a2b có nguồn gốc từ phía Bắc Trung Quốc [2], tất yếu, những người bản địa có nhóm haplogroup O1 trước đó phải nói một ngôn ngữ khác, với ứng cử viên sáng giá nhất là Nam Á, sau đó đã bị ngôn ngữ di cư xuống từ vùng Sơn Đông đồng hóa, từ đó người Nam Đảo sang Đài Loan và gần như tách biệt hoàn toàn với lục địa.
Với nguồn gốc đó, thì ngữ hệ Nam Đảo rất ít khả năng là chủ nhân của văn hóa Lương Chử, nhiều khả năng nhất văn hóa Lương Chử là văn hóa nói ngôn ngữ Nam Á, những chia sẻ mới đây về nghiên cứu di truyền cũng cho thấy văn hóa Lương Chử có cả O2a-M95, đặc trưng của Nam Á. Những bằng chứng khảo cổ cũng hỗ trợ về sự kế thừa của văn hóa Đông Sơn với mộ thuyền và các hiện vật như trống đồng, rìu đồng được kế thừa về mặt ý thức văn hóa từ Lương Chử. Văn hóa Đông Sơn cũng là văn hóa nói ngôn ngữ Nam Á. [3]
[1] https://thericejournal.springeropen.com/articles/10.1186/s12284-018-0247-9
[2] https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0175080
[3] Alves, Mark. (2022). The Ðông Sơn Speech Community: Evidence for Vietic. Crossroads. 19. 10.1163/26662523-bja10002.
https://www.researchgate.net/publication/359637349_The_Dong_Son_Speech_Community_Evidence_for_Vietic
Nguồn hình ảnh:
- Viện Khảo Cổ Học Chiết Giang.
- https://www.researchgate.net/publication/227549488_Ancient_Boats_Boat_Timbers_and_Locked_Mortise-and-Tenon_Joints_from_BronzeIron-Age_Northern_Vietnam
Có hình ảnh rõ nét hơn của tấm che ngực Lật Phương, ad mới soi kỹ tới hình ảnh trung tâm của tấm che ngực này, phát hiện ra nó rất giống với hình ảnh vị thần của văn hóa Lương Chử.

Cũng là một gương mặt với đôi mắt tròn xoe ở dưới, phía trên và bên trái của cả hai hiện vật, đều là (những) người đội mũ lông chim dang hai tay chạm vào gương mặt này.
Điểm đặc biệt hơn ở tấm che ngực Lật Phương, là gương mặt này đi cùng với một chiếc vương miện có đính mũ lông chim, chiếc vương miện lông chim này trong văn hóa Lương Chử lại được đội cho vị thần.
Soi kỹ hơn trên hoa văn vị thần Lương Chử, phía dưới có hai hình chim Phượng chụm đầu vào nhau, ở tấm che ngực Lật Phương, thì có hình ảnh hai con vật cũng chụm đầu vào nhau tương tự như của Lương Chử.
Phát hiện này thực sự rất thú vị, ad luôn tin rằng hình ảnh vị thần trong văn hóa Lương Chử không thể biến mất một cách không dấu vết trong các văn hóa tại Việt Nam như vậy được, khi các văn hóa từ Phùng Nguyên tới Đông Sơn là hậu duệ của văn hóa Lương Chử, Thạch Gia Hà và các văn hóa trong vùng Dương Tử. Hình ảnh này đã cho thấy, thực sự vị thần cũng hiện diện trong hoa văn của văn hóa Đông Sơn.
Nguồn hình ảnh:
- https://www.earthismysterious.com/liangzhu-the-5000-year-old-chinese-civilisation-that-time-forgot/
- Sách “Văn hóa Đông Sơn – Sưu Tập Hiện Vật Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia” xuất bản năm 2014.
Câu hỏi ad luôn thắc mắc, có lẽ cũng là thắc mắc chung của một số bạn đọc: là tại sao văn hóa Phùng Nguyên lại ít hiện vật như vậy? Hầu như chúng ta có rất ít hình ảnh, thông tin về hiện vật văn hóa Phùng Nguyên. Những gì được chia sẻ lại thường là những hiện vật không còn nguyên vẹn.

Nhưng khi thấy thống kê này thì thắc mắc đó đã được giải đáp. Văn hóa Phùng Nguyên tìm thấy rất nhiều hiện vật, chỉ một di chỉ nhỏ ở Cổ Loa (Đồng Vông), đã tìm thấy 1070 hiện vật đá (trong đó bao gồm cả các hiện vật ngọc quý được gộp chung vào hiện vật đá), có tới 420 hiện vật gốm còn lành nguyên, và 64,940 mảnh gốm. Vậy thì toàn bộ các di chỉ văn hóa Phùng Nguyên, các hiện vật tìm thấy nằm ở con số khổng lồ, chắc chắn trong số đó có rất nhiều hiện vật đẹp, có tính nghệ thuật cao.
Vấn đề không phải Phùng Nguyên nghèo nàn hiện vật, mà các hiện vật được khai quật rất ít / hầu như không được công bố, ví dụ như những hiện vật gốm, chỉ có một số hiện vật được chia sẻ lặp đi lặp lại, có khi còn có thể đếm được trên đầu ngón tay, trong khi số hiện vật thực tế còn rất nhiều. Vì vậy nên chúng ta cứ đinh ninh Phùng Nguyên nghèo nàn hiện vật, còn trong trạng thái văn hóa nguyên thủy…, nhưng sự thực không phải vậy.
Nguồn thống kê (trang 143): https://www.academia.edu/11220982/2015_Perspectives_on_the_Archaeology_of_Vietnam.International_Colloquium_Hanoi_29th_February-2nd_March_2012_To%C3%A0n_c%E1%BA%A3nh_kh%E1%BA%A3o_c%E1%BB%95_h%E1%BB%8Dc_Vi%E1%BB%87t_Nam._H%C3%B4_i_tha_o_qu%C3%B4_c_t%C3%AA_t%C6%B0_29_2%C4%91%C3%AA_n_02_3_2012_ta_i_Ha_N%C3%B4_i
Hình ảnh lễ tế trâu trên một trống đồng của văn hóa Điền Việt.
Lễ tế trâu là một văn hóa đã xuất hiện từ rất sớm, những bằng chứng hiện vật cho thấy ít nhất nó đã xuất hiện từ khoảng 500 năm TCN trong các văn hóa tộc Việt, ngày nay, lế tế, văn hóa liên quan tới trâu vẫn được giữ gìn ở Hải Phòng và ở Tây Nguyên, ở Hải Phòng là lễ hội chọi trâu, ở Tây Nguyên là lễ hội đâm trâu.

Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên có bối cảnh rất giống với hoa văn trên trống đồng Điền Việt, với cây nêu được đặt ở trung tâm, và cảnh đâm trâu được thực hiện quanh cây nêu này. Người Tây Nguyên vốn cũng từng chịu ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn, với nhiều trống đồng và hiện vật văn hóa Đông Sơn đã được tìm thấy ở đây [1], nên việc một đặc trưng văn hóa tộc Việt được người Tây Nguyên lưu giữ là điều khá dễ hiểu.
[1] http://daklakmuseum.vn/nghien-cuu/bai-viet/bo-suu-tap-trong-dong
Nguồn cổ vật: sách “Toàn tập các công trình bằng đồng Trung Quốc – Tập 14: Vân Nam – Côn Minh 中国青铜器全集14 滇 昆明”
Tác giả Tô Như vừa có hai bài viết về vấn đề nhà Nguyễn nhận là “Hán nhân”, trong các bài viết, tác giả này viết như sau:
“Điều nay thể hiện nhà Nguyễn cho rằng Đại Việt là một nhánh nối dài của Trung Hoa từ thời thượng cổ, và “Hán” đích thị là chỉ nguồn gốc ấy chứ không phải cách dùng thay thế chữ “Việt”.” [1]
“Chỉ tới khi nhà Nguyễn chối bỏ gốc Việt, tự nhận gốc Hán thì hai chữ “người Kinh” mới dần mai một.” [2]
Theo cách nói của tác giả này, thì nhà Nguyễn chối bỏ nguồn gốc Việt của mình, nhận gốc Trung Hoa, nhưng đây là một kiểu “một nửa sự thật”, đưa ra những thông tin một chiều nhằm định hướng.
Trong thực tế, nhà Nguyễn luôn tự hào về dòng giống Hồng Bàng, tiêu biểu nhất là ở bài thơ trên điện Thái Hòa. Bài thơ quan trọng nhất này được đặt ở bức hoành phi ngay gian giữa, bên dưới bức hoành phi lớn ghi chữ Thái Hòa Điện, được khắc trên gỗ, sơn son thếp vàng. [3]

Văn hiến thiên niên quốc
Xa thư vạn lý đồ
Hồng Bàng khai tịch hậu
Nam phục nhất Đường, Ngu
Dịch nghĩa:
Nước Việt đã ngàn năm văn hiến
Cơ đồ vạn dặm đã thống nhất hoàn toàn
Từ thuở Hồng Bàng mở nước
Trời Nam đã một cõi sánh với Đường, Ngu [3]
(bản dịch của Phạm Đức Thành Dũng)
Trong lịch sử, nhà Nguyễn cũng đặt thời Hùng Vương làm vua đầu tiên chính thống cùng với Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân.
Đại Nam thực lục, tập 7 chép: “Khi ấy các Sử thần làm bộ Việt sử nghĩ tâu: Thể thức phương phép nên viết, quan ở Nội các phần nhiều xin đổi lại. Vua lại sai đại thần là Trương Đăng Quế xét lại. Đến khi tâu lên, vua chuẩn cho lấy Hùng Vương làm vua đầu tiên chính thống (theo lời Sử thần) Kinh Dương và Lạc Long chia chua ở dưới vua Hùng Vương cho hợp với nghĩa “lấy việc ngờ truyền lại việc ngờ”. Từ Ngô sứ quân về trước làm Tiền biên. Đinh Tiên Hoàng trở về sau làm Chính biên (theo lời Nội các bàn); còn việc của An Dương Vương chép phụ vào để đủ khảo xét. Tiêu lên cương trước, chia ra mục sau, đều theo đúng phép chép của Tử Dương [tức Chu Hy].”
Trong bài viết, Tô Như cũng nhắc tới việc Miếu Lịch Đại Đế Vương thờ các nhân vật Trung Hoa, nhưng không hề nhắc tới việc miếu này cũng thờ cả Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương. Miếu Lịch Đại Đế Vương học hỏi từ Trung Hoa, nên việc phối thờ các nhân vật của cả hai quốc gia là điều rất bình thường, nó không phải là cơ sở để suy diễn về ý thức dân tộc của nhà Nguyễn.
Đại Nam thực lục, Tập 2 chép: “Xét sách Việt sử ngoại kỷ biên niên thì Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương thực là Thuỷ tổ của nước Việt ta. Sau từ việc nảy nỏ móng rùa thất lợi và việc cột đồng chia cương giới, cho đến những cuộc Nam – Bắc phân tranh, thì đều không phải là chính thống của nước Việt ta. Trong khoảng đó có Mai Hắc Đế và Bố Cái Vương nhất sơ nổi dậy mà công nghiệp chưa thành. Thế thì từ ngoại kỷ về trước phải lấy các vị sáng thuỷ mà thờ. Từ Đinh về sau thì mối giềng mới rõ. Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ, Trần Thái Tông, Lê Thái Tổ, thừa vận lần lượt nổi lên, đều là vua dựng nghiệp một đời. Trong khoảng ấy, anh chúa trung hưng như Trần Nhân Tông ba lần đánh bại quân Nguyên, hai lần khôi phục xã tắc, Lê Thánh Tông lập ra chế độ, mở rộng bờ cõi, công nghiệp rạng rỡ vang ở bên tai, đều nên liệt vào điển thờ. Ngoài ra các vua đều có miếu riêng, tưởng không nên thờ cả vào đấy”.
“Quy chế miếu thờ: năm thất [gian]: chính giữa gian giữa thờ Thái hiệu Phục hy thị, vị thứ nhất phía tả thờ Viêm đế Thần Nông, vị thứ nhất phía hữu thờ Hoàng đế Hiên Viên thị, vị thứ hai phía tả thờ Đế Nghiêu Đào Đường thị, vị thứ hai phía hữu thờ Đế Thuấn Hữu Ngu thị, vị thứ ba phía tả thờ Hạ Vũ, vị thứ ba phía hữu thờ Thương Thang, vị thứ tư phía tả thờ Chu Văn vương, vị thứ tư phía hữu thờ Chu Vũ vương.
Gian tả nhất thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương, Sĩ Vương và Đinh Tiên Hoàng đế; gian hữu nhất thờ Lê Đại Hành hoàng đế, Lý Thái Tổ hoàng đế, Thánh Tông hoàng đế, Nhân Tông hoàng đế; gian tả nhị thờ Trần Thái Tông hoàng đế, Nhân Tông hoàng đế, Anh Tông hoàng đế; gian hữu nhị thờ Lê Thái Tổ hoàng đế, Thánh Tông Thuần hoàng đế, Trang Tông Dụ hoàng đế, Anh Tông Tuấn hoàng đế.
Nhà Đông vu thờ tướng của Hiên Viên thị là Phong Hậu, sĩ sư nhà Ngu là Cao Dao, Nạp ngôn là Long, quan nhà Ngu là Bá ích, tướng nhà Ân là Phó Duyệt, Thượng phụ Thái công Vọng nhà Chu và Thiệu Mục công Hổ, Định quốc công Nguyễn Bặc nhà Đinh, Phá lỗ tướng quân Lê Phụng Hiểu nhà Lý, Thái uý Tô Hiến Thành, Thái uý quốc công Trần Nhật Duật nhà Trần, Thiếu bảo Trương Hán Siêu, Thái phó Cương quốc công Lê Xí nhà Lê, Thiếu phó Tĩnh quốc công Lê Niệm, Hữu tướng Vinh quốc công Hoàng Đình ái; nhà Tây vu thờ tướng Hiên Viên thị là Lực Mục, điển nhạc nhà Ngu là Hậu Quỳ, điển lễ là Bá Di, hành Y Doãn nhà Thương, Trung tể Chu công Đán nhà Chu, Triệu công Thích, nguyên lão Phương Thúc, Thái sư Hồng Hiến nhà Lê, Thái sư Việt quốc công Lý Thường Kiệt nhà Lý, Thái sư Thượng quốc công Trần Quốc Tuấn nhà Trần, Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão, Thái sư Đinh Liệt nhà Lê, Tư mã công Lê Khôi, tướng quân Trịnh Duy Tuấn, Thái phó Phùng Khắc Khoan.”
Do vậy, ý thức dân tộc của nhà Nguyễn là rất rõ ràng, việc nhà Nguyễn nhận là Hán nhân có ý nghĩa đơn thuần về mặt văn hóa, như chính những trích dẫn mà Tô như đã dẫn, thì nhà Nguyễn nhận là Hán nhân, do cho rằng Trung Hoa đang bị ngoại tộc cai trị, nên mình có quyền kế thừa chính thống, đây chính là một phần ảnh hưởng tư tưởng trung tâm mà người Hoa Hạ đã tạo ra, nên ai chịu ảnh hưởng của nền văn hóa này, đều muốn mình là người văn minh nhất. Việc sử dụng nó để suy diễn về ý thức dân tộc là không có cơ sở.
[1] https://www.facebook.com/phamtonhu1999/posts/pfbid05XfKeFW8tQyw2ci9a5CgRSWxi3JYsRw3Vok7yWHefzUUr5MT312EpR1ehnV8LcBpl?cft[0]=AZVAxh8TWs1m2EnSATrF53NSCWuEJVqUwTXgi3KbbVPGTWPUKBCliSAUJUf3PdMN6Gbl30Pmsz47eyn5ntRQfM1iv7MMS1cM3iMhOO_5Lu2IldvKhkLV8ljVv5Z0QXeTwp54m8n6J5tZ8pFt0zUu5CjQ08u1dbFSRLB4Zgresi0D0w&tn=%2CO%2CP-R
[2] https://www.facebook.com/phamtonhu1999/posts/pfbid05XfKeFW8tQyw2ci9a5CgRSWxi3JYsRw3Vok7yWHefzUUr5MT312EpR1ehnV8LcBpl?cft[0]=AZVAxh8TWs1m2EnSATrF53NSCWuEJVqUwTXgi3KbbVPGTWPUKBCliSAUJUf3PdMN6Gbl30Pmsz47eyn5ntRQfM1iv7MMS1cM3iMhOO_5Lu2IldvKhkLV8ljVv5Z0QXeTwp54m8n6J5tZ8pFt0zUu5CjQ08u1dbFSRLB4Zgresi0D0w&tn=%2CO%2CP-R
Câu chuyện về di sản văn hóa thời kỳ trung đại, về những ảnh hưởng của Trung Quốc (ví dụ như trang phục, kiến trúc, chữ Hán) là một vấn đề khá gây tranh cãi trong cộng đồng văn hóa, nhìn chung thì mọi người có cái nhìn khá tiêu cực đối với những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, nhưng dưới góc nhìn của một người nghiên cứu văn hóa, lịch sử dân tộc, theo dõi khá thường xuyên những tranh luận trên không gian mạng xã hội, ad thấy có hai xu hướng chính trong cách nhìn nhận về những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.
Xu hướng thứ nhất, là sự bài trừ cực đoan những yếu tố văn hóa liên quan tới Trung Quốc. Theo xu hướng này, thì mọi thứ liên quan tới Trung Quốc đều bị phủ nhận, xem nhẹ.
Xu hướng thứ hai, là sự tôn thờ những yếu tố văn hóa liên quan tới Trung Quốc. Xu hướng này cũng thường đi cùng với sự phủ nhận về lịch sử, văn hóa thời cổ đại của người Việt, có xu hướng xem thường những yếu tố văn hóa bản địa của người Việt… Họ thường coi văn hóa Trung Hoa là văn minh, còn văn hóa Việt là man di, có một khái niệm ad được bạn đọc chia sẻ khá phù hợp với xu hướng này, đó là sự “Hán hóa trong tư tưởng”.
Cả hai xu hướng này đều là sự cực đoan và cần được loại bỏ.
Xu hướng thứ nhất khiến chúng ta mù quáng, không nhận ra những giá trị văn hóa của tiền nhân mình đã tiếp thu và xây dựng, văn hóa luôn luôn có sự giao thoa, ảnh hưởng, nên việc người Việt sử dụng chữ Hán, theo văn hóa Hán, là một điều bình thường, cũng giống như Nhật Bản, Triều Tiên, không riêng chúng ta mới bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc, tiền nhân của chúng ta đã tiếp thu, học hỏi để biến những cái hai của người Trung Quốc thành văn hóa của mình, do đó, những di sản văn hóa trung đại cũng có thể được xem là một phần di sản văn hóa của dân tộc trong dòng lịch sử.
Xu hướng thứ hai, phần nào đó sẽ xem trọng văn hóa thời trung đại, nhưng những gì họ xem trọng thường là những yếu tố văn hóa có liên quan tới Trung Quốc, còn những yếu tố văn hóa bản địa thường bị họ xem nhẹ, xu hướng này còn tồn tại một bộ phận những người phủ nhận về nguồn gốc người Việt, phủ nhận thời Hùng Vương, coi thường văn hóa Đông Sơn hay văn hóa Việt thời tiền Bắc thuộc…
Nói chung, cả hai xu hướng đều không tốt cho việc nghiên cứu văn hóa, lịch sử của dân tộc, cần có một góc nhìn trung dung, hài hòa, không nên bài trừ và cũng không nên tôn thờ một cách thái quá những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.
Văn hóa luôn luôn có sự giao lưu, ảnh hưởng lẫn nhau, những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với văn hóa Việt, là điều không thể phủ nhận, nhưng khi tìm hiểu về nguồn gốc dân tộc, chúng ta sẽ nhận thấy, những ảnh hưởng không phải là một chiều, từ văn hóa Trung Quốc tới văn hóa Việt, mà còn có chiều ngược lại.
Dưới góc nhìn đó, ad tin là mọi người sẽ có một góc nhìn khách quan hơn về văn hóa, lịch sử của dân tộc trong thời kỳ trung đại, biết đâu là bản thể của người Việt, đâu là những ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc, từ đó, trân trọng hơn những yếu tố văn hóa cốt lõi mà tiền nhân người Việt đã xây dựng, giữ gìn trong hàng nghìn năm của những biến động lịch sử, dưới những ảnh hưởng thống trị của văn hóa và các triều đại Trung Quốc trong lịch sử Đông Á khoảng 2000 năm gần đây.

Minh họa: một ví dụ về ảnh hưởng văn hóa theo chiều ngược lại, từ văn hóa tộc Việt hay Bách Việt tới văn hóa nhà Thương, một trong những triều đại đầu tiên của người Trung Quốc.
Trong thời gian gần đây, xuất hiện một xu hướng trên các trang mạng xã hội tuyên truyền rằng người Việt miền Nam có nguồn gốc khác với người Việt miền Bắc, người Việt miền Nam là người Việt gốc, còn người miền Bắc đã lai Hán… Đại loại sự tuyên truyền này đều nhằm kích động sự chia rẽ vùng miền.
Sự tuyên truyền này cũng tương tự như thuyết Kinh – Trại mà Keith Weller Taylor đã sáng tạo ra để chia rẽ người Việt các vùng, thuyết này cho rằng cư dân ở Bắc Bộ (Kinh) là gốc Hán, còn cư dân vùng Thanh Nghệ (Trại) là người Việt gốc, ông ta đã dựa vào đây để tưởng tượng ra những mâu thuẫn sắc tộc giữa người Việt hai vùng.
Nhưng thực tế, người Việt miền Bắc và người Việt miền Nam đều cùng một nguồn gốc, người Việt miền Nam có nguồn gốc từ người Việt tại vùng Bắc Trung Bộ, di cư vào Nam trong thời kỳ Nam tiến. Do vậy, về ngôn ngữ, văn hóa có sự thống nhất cao, có những khác biệt riêng trong từng vùng miền, nhưng những khác biệt đó chỉ là tiểu tiết trong bối cảnh thống nhất chung trên phần lớn các yếu tố. Khác với Trung Quốc, các phương ngữ không thể hiểu được nhau, thì trong các phương ngữ tiếng Việt, phần lớn chỉ khác nhau ở cách phát âm, các phương ngữ vẫn có thể dễ dàng hiểu được nhau, sự khác biệt từ vựng nói chung chỉ là một bộ phận nhỏ do đặc trưng vùng miền.
Về di truyền, thì người Việt tại hai vùng: miền Bắc và miền Nam đều thống nhất với nhau. Hình dưới chính là các mẫu di truyền của người Việt tại hai thành phố lớn nhất đất nước: thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đây là hai thành phố tập trung dân tứ xứ, nên là nơi tốt nhất để đại diện cho di truyền của toàn vùng, kết quả cho thấy người Việt các vùng không có sự khác biệt di truyền đáng kể.

Cũng cần chú ý thêm, người Việt miền Nam vốn có gốc Thanh – Nghệ, nên nó cũng trực tiếp phản biện thuyết Kinh – Trại tưởng tượng của Keith Weller Taylor, cho thấy người Việt các vùng có di truyền hoàn toàn thống nhất với nhau.
Có một điểm có phần phức tạp hơn ở miền Nam, với sự xuất hiện của người Hoa ở vùng này, tuy nhiên, do người Hoa ở miền Nam đa phần có gốc từ Quảng Đông, Phúc Kiến, đây là những vùng thuộc đất Việt cũ, cũng là những nơi có di truyền rất gần với người Việt, nên gần như những người gốc Hoa hòa vào dòng máu người miền Nam gần như không thay đổi gì nhiều về di truyền của người Việt.
Do vậy, những sự tuyên truyền về việc người Việt hai miền có sự khác biệt về nguồn gốc nhằm kích động, chia rẽ dân tộc hoàn toàn không có cơ sở, mong rằng mọi người sẽ tỉnh táo hơn trước những luận điệu kích động chia rẽ này, cũng như góp phần phản biện những người đang tuyên truyền những thông tin này trên các kênh mạng xã hội.
Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về vấn đề thuyết Kinh – Trại hay vấn đề di truyền của cộng đồng tộc Việt trong các bài viết:
Kinh – Trại: https://luocsutocviet.com/2021/10/12/557-y-thuc-viet-va-ten-goi-dan-toc-kinh-thoi-hien-dai/
Di truyền cộng đồng tộc Việt: https://luocsutocviet.com/2021/10/12/556-phan-tich-ve-di-truyen-cua-cong-dong-toc-viet/
Nguồn biểu đồ: He G, Wang M, Zou X, Chen P, Wang Z, Liu Y, Yao H, Wei L-H, Tang R, Wang C-C and Yeh H-Y (2021) Peopling History of the Tibetan Plateau and Multiple Waves of Admixture of Tibetans Inferred From Both Ancient and Modern Genome-Wide Data. Front. Genet. 12:725243. doi: 10.3389/fgene.2021.725243
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8506211/
Tại sao người Việt lại thua trước người Hoa Hạ trong thời cổ đại?
Bài viết về đồ sắt của page một vài ngày trước có sự lan tỏa khá lớn, tiếp cận tới nhiều người, và đồng thời cũng có nhiều luồng ý kiến khác nhau về sự thất bại của người Việt trước người Hoa Hạ, trong đó có những ý kiến cho rằng văn hóa Đông Sơn còn đang trong trạng thái nguyên thủy nên mới thua trước người Hoa Hạ, nhưng câu chuyện không đơn giản như vậy.
Bài viết này ad sẽ phác họa một góc nhìn toàn cảnh nhất có thể về những nguyên nhân khiến người Việt thất bại trước người Hoa Hạ, nó không tới từ trình độ văn minh, không tới từ vấn đề sắt-đồng, mà bao gồm nhiều nguyên nhân khác nhau tác động tới sự phát triển của hai nền văn hóa ở từng giai đoạn.
Thông qua sự khảo cứu sâu về nguồn gốc dân tộc, thì có thể khẳng định văn hóa trước khi người Việt rơi vào thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc, là văn hóa Đông Sơn, có nguồn gốc từ các văn hóa trong vùng Dương Tử: Lương Chử, Thạch Gia Hà. Đây là hai nền văn hóa có nhà nước sớm nhất trong trong vùng Đông Á, trước khi vùng Hoa Bắc bắt đầu xuất hiện nhà nước ở văn hóa Long Sơn. Do vậy, ngay từ thời kỳ này, tiền thân của người Việt đã vượt qua giai đoạn bộ lạc nguyên thủy, tiến tới sự hình thành của nhà nước. Văn hóa Đông Sơn là điểm cuối của quá trình phát triển đó, nên nó không thể là một nền văn hóa nguyên thủy như nhiều người vẫn nghĩ.
Thêm vào đó, văn hóa Đông Sơn cũng có tầm ảnh hưởng cực kỳ rộng lớn và sâu sắc trong thời gian tồn tại, với vùng ảnh hưởng trải rộng từ phía Nam Dương Tử tới tận Đông Nam Á lục địa, hải đảo, dư âm, dấu ấn của văn hóa Đông Sơn còn hiện diện tới tận ngày nay, khi còn tồn tại vô số các dân tộc vẫn giữ và sử dụng trống đồng, vốn là một hiện vật biểu tượng mà nền văn hóa Đông Sơn đã tạo nên. Không một nền văn hóa nguyên thủy nào có thể tạo nên một sức ảnh hưởng to lớn và sâu sắc như vậy. Những ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn cũng đã khẳng định, chắc chắn thời kỳ này, người Việt đã có nhà nước, kế thừa từ các văn hóa trong vùng Dương Tử, chỉ có như vậy, mới có sức tác động và ảnh hưởng lớn đối với các vùng xung quanh. Vậy nên, chúng ta có thể xem Đông Sơn là một trong hai nền văn minh cổ đại trong vùng Đông Á và Đông Nam Á: văn minh Hoa Hạ ở phía Bắc và văn minh Đông Sơn ở Việt Nam.
Đó là về trình độ văn minh, chắc chắn người Việt không thua người Hoa Hạ, thậm chí còn có những ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và phát triển của văn minh Hoa Hạ, ở các văn hóa Lương Chử, Thạch Gia Hà, những dấu ấn của các nền văn hóa này với các văn hóa phía Bắc đã được xác định rất rõ ràng, là rất lớn. Vậy nên, người Việt đã sớm phát triển hơn so với người Hoa Hạ, nhưng người Hoa Hạ bắt đầu phát triển mạnh từ thời nhà Thương, với sự tiếp thu kỹ thuật đồ đồng từ vùng Trung Á, tiếp thu văn hóa của người Việt, sau đó cũng là một quá trình dài họ dần dần đạt tới trình độ phát triển cao hơn so với người Việt, chiếm dần dần các vùng đất của các vị vua Hùng, không phải một lúc có thể nuốt gọn toàn bộ đất đai của quốc gia Văn Lang.
Người Hoa Hạ có một nền văn hóa đặc trưng xuyên suốt lịch sử của họ, đó là văn hóa chiến tranh, nền văn hóa đó đã làm nền tảng thúc đẩy cho sự phát triển của người Hoa Hạ, hình thành nên những tổ chức nhà nước, hình thái xã hội có độ phức tạp cao, dần dần tiến tới tập quyền trong thời kỳ nhà Tần. Bên cạnh đó, có một điều kiện khác cực kỳ quan trọng, đó là họ sở hữu một vùng đồng bằng cực kỳ rộng lớn, bằng phẳng: đồng bằng sông Hoàng Hà, điều kiện tại đây làm nền tảng để cho phát triển rất mạnh về văn hóa, về dân số, do khả năng sản xuất nông nghiệp ổn định, nền nông nghiệp ổn định chính là cơ sở để họ phát triển những yếu tố văn hóa mạnh mẽ, đặc biệt là trong thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc. Thời Xuân Thu – Chiến Quốc là một giai đoạn chiến tranh triền miên, giúp người Hoa Hạ có một khả năng chiến tranh vượt bậc, để khi có chính quyền tập quyền, họ có khả năng chiếm được các vùng đất xung quanh để mở rộng lãnh thổ của mình.
Nền tảng đó đã giúp cho sự phát triển của người Hoa Hạ dần vượt qua người Việt, nhưng các triều đại Hoa Hạ cũng phải rất vất vả mới chiếm được các vùng lãnh thổ của người Việt, bắt đầu từ thời nhà Thương, sau đó là các triều đại Sở-Tần-Hán, dần dần họ mới chiếm được các vùng đất của người Việt, tới thời Nam Việt và sau đó là nhà Hán, toàn bộ lãnh thổ của người Việt bị sáp nhập vào đất đai của người Hoa Hạ.
Chế độ tập quyền của người Hoa Hạ là một bước tiến lớn, giúp cho sức mạnh của nhà nước, quân đội trở nên tập trung hơn, người Việt tuy cũng có nhà nước, nhưng nhà nước thời kỳ này vẫn theo chế độ phong kiến phân quyền, các vùng tự trị dưới quyền của các Lạc Tướng (thuộc dòng dõi vua Hùng). Nên nhìn chung, về chế độ chính trị, người Hoa Hạ đã vượt qua người Việt, đó là nguyên nhân chính cho sự thất bại của người Việt trước người Hoa Hạ.
Sự thất bại của người Việt còn tới từ sự phát triển của người Hoa Hạ, sức mạnh họ có được nhờ nền tảng nông nghiệp, tổ chức nhà nước tập trung, bên cạnh đó, nó còn tới từ nguyên nhân dân số, nhìn chung thì phía Nam là nơi không thuận lợi để phát triển dân số, bởi thời tiết, khí hậu nhiệt đới nên con người rất dễ bệnh tật, cũng vì vậy, nên người Việt không thực sự phát triển mạnh về dân số, mặc dù có khả năng sản xuất lương thực rất tốt.
Vì đó, nên người Việt dần dần mất đi những vùng lãnh thổ của mình trước khi thất bại trước nhà Hán, rơi vào gần 1000 năm Bắc thuộc. Sự thất bại không phải tới từ trình độ văn minh, mà nó tới từ điều kiện phát triển khác nhau, người Hoa Hạ có những điều kiện thuận lợi hơn, nên đã vượt qua và đánh bại chúng ta. Sau đó, người Việt đã học được tổ chức nhà nước của người Hoa Hạ để đánh đuổi họ và giành lại độc lập cho đất nước, cho dân tộc.
Một chi tiết nhỏ khác, vào năm 43 SCN, Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa, hạ 65 thành trong vùng Lĩnh Nam, trong thời gian ngắn đã đánh đuổi người Hán khỏi đất Việt, đó cũng là một cơ sở cho chúng ta thấy được một tổ chức chặt chẽ, sự cố kết, ý thức dân tộc chắc chắn đã hoàn thiện vào thời Văn Lang, đã làm nền tảng cho cuộc khởi nghĩa này có sức ảnh hưởng rộng trong thời gian ngắn.
Nhìn chung, thì dưới góc nhìn của page, sự thất bại của người Việt trước người Hán tới từ nhiều nguyên do, nó không phải bởi đơn giản theo kiểu người Việt còn trong tình trạng nguyên thủy, hay người Việt chưa tiến tới thời kỳ đồ sắt nên thua, những điều đó hoàn toàn không đúng.
Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm qua các bài viết sau:
- Những ảnh hưởng của văn minh Đông Sơn:
https://luocsutocviet.com/2021/07/03/543-nguon-goc-va-su-anh-huong-cua-van-minh-dong-son/ - Những ảnh hưởng của văn hóa Việt tới văn hóa Hoa Hạ:
https://luocsutocviet.com/2021/07/03/544-nhung-anh-huong-cua-van-hoa-toc-viet-toi-van-hoa-hoa-ha/
- Nguồn gốc của văn hóa Đông Sơn, trống đồng và hoa văn trống đồng Đông Sơn:
https://luocsutocviet.com/2020/10/11/502-khao-cuu-ve-nen-van-hoa-dong-son/
https://luocsutocviet.com/2021/12/12/580-khao-cuu-ve-trong-dong-va-hoa-van-trong-dong-dong-son/
- Quốc gia Văn Lang và những thời điểm người Hoa Hạ chiếm đất của người Việt:
https://luocsutocviet.com/2021/10/21/565-lich-su-hinh-thanh-va-tan-ra-cua-cong-dong-toc-viet/
https://luocsutocviet.com/2021/12/25/586-co-so-di-truyen-khao-co-va-lich-su-ve-quoc-gia-van-lang/

Minh họa: bản đồ nổi địa hình vùng Đông Á, có thể thấy vùng Hoa Bắc là một vùng đồng bằng cực kỳ rộng lớn, đây chính là cơ sở quan trọng (nhất) cho sự phát triển của người Hoa Hạ, giúp họ vượt qua người Việt và chiếm được toàn bộ đất Việt phía Nam.
https://old.reddit.com/r/MapPorn/comments/kz3wzd/mainland_chinakoreamongol_topographic_map/
Không ít người cho rằng người Việt chưa tiến tới thời kỳ đồ sắt nên mới thất bại trước người Hán. Tuy nhiên điều này không đúng, người Việt đã luyện được sắt từ rất sớm, trong thời kỳ này, thì kể cả người Hán vẫn sử dụng vũ khí bằng đồng, có lẽ là do vấn đề luyện kim sắt lúc đó chưa hoàn thiện, nên các vũ khí bằng sắt không thực sự vượt trội so với vũ khí bằng đồng.
Với người Việt, thì có lẽ nó còn liên quan thêm tới văn hóa trọng đồ đồng, dù đã có đồ sắt, thép, nhưng đồ đồng vẫn không suy giảm vai trò với văn hóa người Việt cho tới tận ngày nay.
Theo tài liệu khảo cổ, vào thời kỳ Đông Sơn và tiền Đông Sơn, người Việt đã luyện được đồ sắt từ rất sớm, với những khám phá tại nhiều di chỉ:
Tại Tiên Hội (Hà Nội), một số di chỉ thuộc giai đoạn Phùng Nguyên và Đồng Đậu đã tìm thấy quặng sắt và đồ sắt trong tầng văn hóa.
Trong thời văn hóa Đông Sơn, tại di chỉ Đường Mây (Hà Nội), đã tìm thấy công cụ đồng, tại địa điểm Gò Chiền Vậy đã tìm thấy các công cụ sắt, trong đó có cuốc sắt và công cụ sắt, có niên đại C14 vào 2350+-100 năm. Đây là niên đại sớm nhất của đồ sắt tìm thấy được, việc luyện sắt có đã có một quá trình phát triển từ lâu trước đó.
Tuy đã luyện được sắt từ sớm, nhưng người Việt vẫn rất ưa chuộng đúc và sử dụng đồ đồng, bởi đời sống gắn liền với các hoạt động tâm linh, nên tính cảm ứng và tâm linh rất đặc biệt của chất liệu đồng được họ quý trọng, đặc biệt là trong cúng tế. Và đặc điểm của sắt rất dễ bị ăn mòn nên ít di vật còn lại tới nay.
Tham khảo:
- Luyện kim và chế tác kim loại thời Hùng Vương – Hà Văn Tấn, Hoàng Văn Khoan.
Minh họa: Chiếc kiếm hình thuyền với cán bằng đồng và lưỡi bằng sắt được tìm thấy trong thời văn hóa Đông Sơn.
Nguồn ảnh cổ vật: Bộ sưu tập Eskenasy, Paris, được dẫn trong sách A Passage Through Asia của tác giả Martin Doustar.
“Trời tròn Đất vuông” trên một chiếc trống đồng minh khí của văn hóa Đông Sơn!
“Trời tròn, Đất vuông” là một triết lý đặc trưng của văn hóa Đông Á cổ đại, nó có thể xuất hiện từ rất sớm ở các văn hóa đồ đá mới vùng Đông Á, sau đó được kế thừa trên ngọc tông và đĩa bích của văn hóa Lương Chử. Văn hóa Đông Sơn là hậu duệ của các nền văn hóa Đông Á cổ, với sự kế thừa trên rất nhiều hoa văn và cổ vật [1].

Trong văn hóa Đông Sơn, có một hiện vật trống đồng minh khí biểu trưng trực tiếp cho triết lý Trời tròn, Đất vuông, trên không gian mặt trống đồng, được thể hiện mình ảnh Mặt Trời, bên trong là một hình vuông biểu trưng cho Đất, kế tiếp là một hình tròn biểu trưng cho Trời. Hình ảnh này đã chứng minh rất vững chắc về triết lý Trời tròn, Đất vuông trong văn hóa Đông Sơn, bởi hình ảnh Mặt Trời (hay là Trời) đã được thể hiện ở bên ngoài hai hình vuông và hình tròn, cho thấy rõ ràng tính triết lý của hình ảnh này.
“Trời tròn, Đất vuông” còn được thể hiện trên hai món ăn vô cùng đặc trưng của người Việt, gắn bó chặt chẽ với văn hóa của người Việt cho tới tận ngày nay: bánh Chưng và bánh Dày, theo truyện họ Hồng Bàng, thì bánh Dày tượng trưng cho Trời, bánh Chưng tượng trưng cho Đất.
[1] https://luocsutocviet.com/2021/12/12/580-khao-cuu-ve-trong-dong-va-hoa-van-trong-dong-dong-son/
Nguồn hiện vật: Sách “Sưu Tập Cổ Vật Tiêu Biểu Văn Hóa Đông Sơn Tại Bảo Tàng Thanh Hóa”.
Các nhà khảo cổ Việt Nam trong những năm 60-70 cũng cho rằng thời kỳ Hùng Vương bắt đầu từ văn hóa Phùng Nguyên và kết thúc ở văn hóa Đông Sơn!
Xem lại một số tài liệu cũ về thời Hùng Vương, khá bất ngờ khi ad tìm thấy thông tin về “các giai đoạn phát triển văn hóa thời Hùng Vương” [1], theo đó, các nhà nghiên cứu Lê Xuân Diệm, Nguyễn Duy Tỳ đề xuất và chứng minh rằng thời Hùng Vương bắt đầu từ văn hóa Phùng Nguyên, với niên đại tương đối khoảng 4000 năm trước.
Niên đại này cũng tương ứng với sự di cư về Việt Nam của cư dân nói ngôn ngữ Austroasiatic từ vùng Dương Tử theo nghiên cứu di truyền [2][3] (hình dưới), theo ghi chép trong truyện họ Hồng Bàng, thì là cuộc di cư của Mẹ Âu Cơ và 50 người con về Phong Châu, con cả lên ngôi Hùng Vương, lập nước Văn Lang.

Thông tin này khác hẳn những gì được xem là chính thống trong thời gian gần đây, họ cho rằng thời kỳ Hùng Vương bắt đầu vào đầu thời văn hóa Đông Sơn, và dẫn theo ghi chép trong Việt sử lược, sách này đã bị nhà Thanh sửa đổi rồi mới tới tay người Việt, sách đã gán ghép về sự hình thành của triều Hùng Vương với thời Chu Thành Vương (khoảng 696-682 TCN), các nhà nghiên cứu đã dựa vào đây để khẳng định quan điểm của mình, cho rằng văn hóa Đông Sơn bắt đầu từ đó. Nhưng cách nhìn nhận này là một cách “đẽo chân cho vừa giày”, sử dụng thông tin đã bị sửa đổi trong Việt sử lược để khẳng định về nguồn gốc thời Hùng Vương là rất chủ quan.
Thời Hùng Vương thực sự bắt đầu từ văn hóa Phùng Nguyên, trong văn hóa này, thông tin rất thiếu do sự khai quật chưa toàn diện, nhưng những chiếc Nha chương đã khẳng định rằng thời kỳ này chắc chắn đã tồn tại một tổ chức nhà nước, kế thừa từ các văn hóa vùng Dương Tử.
[1] Lê Xuân Diệm, Nguyễn Duy Tỳ (1974). Các giai đoạn phát triển văn hóa thời Hùng Vương.
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/22140
[2] McColl H, Racimo F, Vinner L, Demeter F, Gakuhari T, Moreno-Mayar JV, Van Driem G, Wilken UG, Seguin-Orlando A, De la Fuente Castro C, Wasef S (2018). The prehistoric peopling of Southeast Asia. Science. 361(6397):88-92.
https://science.sciencemag.org/content/361/6397/88
[3] Lipson M, Cheronet O, Mallick S, Rohland N, Oxenham M, Pietrusewsky M, Pryce TO, Willis A, Matsumura H, Buckley H, Domett K, Nguyen GH, Trinh HH, Kyaw AA, Win TT, Pradier B, Broomandkhoshbacht N, Candilio F, Changmai P, Fernandes D, Ferry M, Gamarra B, Harney E, Kampuansai J, Kutanan W, Michel M, Novak M, Oppenheimer J, Sirak K, Stewardson K, Zhang Z, Flegontov P, Pinhasi R, Reich D. Ancient genomes document multiple waves of migration in Southeast Asian prehistory. Science. 2018 Jul 6;361(6397):92-95. doi: 10.1126/science.aat3188. Epub 2018 May 17. PMID: 29773666; PMCID: PMC6476732.
Tên gọi Việt Lạc hay Lạc Việt có thể xuất hiện sớm nhất là từ đầu thời Thương
Nhà nghiên cứu Phan Anh Dũng đã tìm thấy một thông tin khá giá trị về Lạc Việt [1], ghi chép về Lạc Việt đầu tiên là trong sách Lã thị Xuân Thu, được hoàn thành vào thời nhà Tần. Trong ghi chép này, Lạc Việt được chép ngược lại là Việt Lạc.
【原文】
和之美者:
阳朴之姜;招摇之桂;越骆之菌;照(音毡)鲔(音委)之醢(音海);大夏之盐;宰揭之露,其色如玉;长泽之卵。
Nguyên văn:
Hòa chi mỹ giả: Dương Phác chi khương ; Chiêu Dao chi quế; Việt Lạc chi khuẩn; Chiếu (âm chiên) Vị (âm uỷ) chi hải (âm hải); Đại Hạ chi diêm; Tể Yết chi lộ, kì sắc như ngọc; Trường Trạch chi noãn.
【译文】
调料调合味道好的:四川阳朴的姜;桂阳招摇山的桂;越骆(古国)的香菌;鲤鱼和鲔鱼肉做的酱;大夏(古国)国的盐;宰揭山颜色如玉的甘露;长泽的鱼子
Dịch văn: (chú thích của Cao Dụ)
Điều liệu điều hợp vị đạo hảo đích: Tứ Xuyên Dương phác đích khương; Quế Dương Chiêu Dao sơn đích quế ; Việt Lạc (cổ quốc) đích hương khuẩn; lí ngư hòa vị ngư nhục tố đích tương; Đại Hạ (cổ quốc) quốc đích diêm; Tể Yết sơn nhan sắc như ngọc đích cam lộ; Trường Trạch đích ngư tử.“
Trong ghi chép này, Việt Lạc 越骆 được Cao Dụ chú là “cổ quốc” 古国. Quốc gia này được so sánh với Đại Hạ quốc.
Trong các ghi chép lịch sử Trung Quốc, thì Lạc Việt 骆越 được sử dụng để chỉ chung người Việt từ Dương Tử trở về Việt Nam, đều được sử dụng để chỉ tộc người [2], ngoài ra không thấy ghi chép tên gọi này cho bất kỳ tộc người nào khác. Vậy tên gọi Việt Lạc 越骆 được chép trong Lã thị Xuân Thu nhiều khả năng chỉ trực tiếp tới người Việt ở phía Nam Dương Tử. Nó được chú là “cổ quốc”, vậy người Lạc Việt cũng đã có quốc gia.
Đáng chú ý hơn, đây là đoạn Y Doãn nói với vua Thành Thang [3], vị vua sáng lập nhà Thương, sau đó được các môn khách của Lã Bất Vy chép lại. Vậy tên gọi này có thể đã có từ ngay thời nhà Thương, ghi chép này cho thấy người Việt cũng có quốc gia ít nhất là thời kỳ đó.
[1] http://fanzung.com/?p=2213
[2] https://luocsutocviet.com/2021/07/26/548-tim-hieu-ve-lich-su-cua-nguoi-lac-viet/
[3] https://ctext.org/lv-shi-chun-qiu/ben-wei?searchu=%E8%B6%8A%E9%A7%B1
Minh họa: Rìu đồng Đông Sơn, Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam.
Có một điều ad cảm thấy khá băn khoăn, tại sao người Việt luôn luôn bị định kiến rằng là một dân tộc chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Trung Quốc, luôn được nhắc tới vấn đề này mỗi khi nhắc tới văn hóa, thường đi cùng với những ám chỉ về việc có nguồn gốc và có văn hóa, chữ viết từ Trung Quốc, rất ít thấy nhắc tới việc người Việt giữ bản sắc tốt như thế nào? Trong khi không chỉ người Việt, mà các dân tộc khác khắp vùng Đông Á đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, còn sâu đậm và nặng nề hơn người Việt, nhưng dường như người Việt lại bị định kiến nặng nhất.
Người Việt (cùng với nhiều văn hóa, quốc gia khác) chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, trong khi đó thì các dân tộc Đông Nam Á lục địa và hải đảo thì lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. Họ không nhấn mạnh vào sự ảnh hưởng ở các dân tộc khác, mà nhấn mạnh vào sự ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc đối với người Việt. Đó chính là điểm kỳ lạ của vấn đề này.
Xu hướng này dường như đã tạo thành một sự tuyên truyền mặc định, hiện diện trong không ít các nghiên cứu của Việt Nam và quốc tế, rất ít thấy nhắc tới những bản sắc của người Việt, mà thường nhấn mạnh vào những ảnh hưởng của Trung Quốc. Nên người Việt bị xem nhẹ, bị nghi ngờ, thậm chí bị gạt khỏi các nghiên cứu.
Sự tuyên truyền này đã khiến người Việt mặc cảm, tự ti về văn hóa của dân tộc mình, điều mà ad, và cũng nhiều người Việt khác đã và đang bị ảnh hưởng.
Người Việt chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, cũng giống như Nhật Bản, Triều Tiên, Lưu Cầu hay các quốc gia, dân tộc Đông Bắc Á khác. Trung Quốc là một nền văn hóa phát triển, nên tất yếu, các dân tộc xung quanh phải tiếp nhận những thành tựu văn hóa của họ, đó là điều gần như không thể tránh khỏi. Học hỏi người khác để giúp nâng cao văn hóa của dân tộc mình, đó là một điều tốt, không có gì là xấu.
Nhưng quan trọng, là người Việt học hỏi sự phát triển của Trung Quốc, nhưng vẫn giữ được những bản sắc của dân tộc mình, vẫn ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình, dùng trống đồng [1], ngôn ngữ không bị ảnh hưởng quá nhiều, thậm chí còn ít hơn Nhật Bản, Hàn Quốc (vấn đề này ad đã từng có bài chia sẻ, về lượng từ mượn tiếng Trung trong ngôn ngữ Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm hơn 50% tổng vốn từ vựng của họ, so với hơn 30% của tiếng Việt [2]). Những bản sắc của văn hóa Đông Sơn vẫn được người Việt giữ gìn và kế thừa.
Một điều quan trọng khác nữa, là trước khi rơi vào thời Bắc thuộc, người Việt đã xây dựng nên một nền văn hóa Đông Sơn có sức ảnh hưởng rộng lớn, từng là nền tảng của Đông Nam Á trước khi văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Độ tràn tới [3]. Biểu trưng của nền văn hóa này chính là trống đồng, một hiện vật ngày nay vẫn được vô số các dân tộc khắp Đông Á và Đông Nam Á giữ gìn và sử dụng. Nên không thể nói rằng người Việt là một dân tộc kém văn minh, không có bản sắc, người Trung Hoa đem văn minh, văn hóa tới khai sáng cho người Việt.
Tìm hiểu về nguồn gốc, văn hóa của dân tộc mình, giúp chúng ta hiểu về chính mình hơn, người Việt chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, đó là điều ai cũng đã thấy, nhưng việc tìm hiểu về nguồn gốc dân tộc, giúp chúng ta nhận ra, rằng những ảnh hưởng văn hóa không phải là một chiều, nó cũng giúp chúng ta nhận ra người Việt đã chiến đấu để bảo vệ văn hóa dân tộc mình trước những ảnh hưởng của Trung Hoa như thế nào. Đó sẽ là nền tảng để chúng ta hiểu và trân trọng hơn những giá trị văn hóa của dân tộc mình.
[1] https://luocsutocviet.com/2021/05/06/531-nguoi-viet-va-su-ke-thua-van-hoa-toc-viet/
[2] https://www.facebook.com/lstvfanpage/posts/pfbid02WuobgHdw5soAfwvXhEJLVMmgFHrz7Z6wZD4rEAZuMRuDA2Em695PCf2Uqc1WJhmrl?tn=%2CO*F
[3] https://luocsutocviet.com/2021/07/03/543-nguon-goc-va-su-anh-huong-cua-van-minh-dong-son/
Bạn đọc theo dõi page có lẽ cũng quen thuộc với các khái niệm “tộc Việt”, “tiền Việt”, trong đó tộc Việt để sử dụng cộng đồng Việt phía Nam sông Dương Tử, được ghi chép trong lịch sử dưới những cái tên: Dương Việt, Bách Việt, Lạc Việt, nó cũng có thể hiểu là “dân tộc Việt” chúng ta ngày nay. “Tiền Việt” là khái niệm được sử dụng để chỉ các văn hóa trước khi có ý thức Việt.
Các khái niệm này không phải do page sáng tạo ra, mà vốn đã có từ trước đó. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về nguồn gốc dân tộc, ad nhận thấy Trung Quốc cũng sử dụng các khái niệm: 越族 “Việt tộc”, 先越文化 “văn hóa tiên Việt” [1], tương tự như các khái niệm mà page vẫn sử dụng, đáng chú ý là nó đã có từ những năm 1989.
Do vậy, đây đơn thuần là những khái niệm học thuật và cũng được sử dụng ở cả Việt Nam và Trung Quốc, nên việc một số bạn dựa vào đây để công kích page, cho rằng page nhận vơ là rất vô lý và không có cơ sở.
[1] https://kns.cnki.net/KCMS/detail/detail.aspx?dbcode=CJFD&filename=MZYA198904005&dbname=CJFD8589
Admixture trong nghiên cứu của nhóm (Huang et al., 2022) (hình 1) hiện đang được sử dụng để cho rằng gen của người Tai-Kadai (cách gọi khác là Kra-Dai) chiếm đa số trong gen của người Việt hiện đại và trong gen của văn hóa Đông Sơn. Tuy nhiên, có một số vấn đề như sau về nghiên cứu này.

Đầu tiên, về nguồn gốc hệ ngữ Tai-Kadai, thì theo nghiên cứu ngôn ngữ, hệ ngữ Tai-Kadai có nguồn gốc từ nhánh Puluqic phía Nam của đảo Đài Loan, ngôn ngữ này và các ngôn ngữ Proto-Malayo-Polynesian cũng có nguồn gốc từ nhánh Puluqic, ngôn ngữ Tai-Kadai có nguồn gốc từ cư dân đảo Đài Loan di cư vào lục địa để hòa huyết và chuyển hóa ngôn ngữ các nhóm dân cư nói một ngôn ngữ khác, khả năng đó là ngôn ngữ Austroasiatic (Sagart, 2008). Giả thuyết của Sagart có đề cập tới các địa bàn di cư vào của người Austronesian: Hải Nam, Quảng Đông, Việt Nam, nhưng các dữ liệu ngôn ngữ cho thấy nhiều khả năng người Austronesian chỉ xâm nhập vùng đảo Hải Nam và Quảng Đông, sau đó lan sang lục địa, ngôn ngữ Tai-Kadai hình thành ở vùng Quảng Tây (hình 2), sau đó mới di cư xuống Việt Nam và Đông Nam Á.

Giả thuyết này được hỗ trợ bởi dữ liệu Y-DNA, dữ liệu Y-DNA đã cho thấy phần lớn các dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Tai-Kadai ngày nay ở Nam Trung Quốc (Li et al., 2008) và Thái Lan (Brunelli et al., 2017) có tỉ lệ O2a (tên gọi mới: O1b) vượt trội, chỉ một số dân tộc có tỉ lệ O1a cao hơn (chiếm hơn 50%), như người Blue Gelao (60%), Jiamao (51.9%).
Dữ liệu này phù hợp với nghiên cứu ngôn ngữ, cho thấy các dân tộc ngày nay nói ngôn ngữ Tai-Kadai phần lớn đều là các dân tộc từng nói ngôn ngữ Austroasiatic bị đồng hóa về mặt ngôn ngữ bởi các dân tộc gốc Austronesian từ đảo Đài Loan di cư vào.
Do vậy, nghiên cứu của Huang et al., 2022 chưa xét tới yếu tố các dân tộc Tai-Kadai ngày nay phần lớn là các dân tộc Austroasiatic đã chuyển hóa về ngôn ngữ, nên việc đưa ra kết luận của nghiên cứu sẽ không đảm bảo tính khách quan. Sự tương đồng di truyền của người Việt và người Tai-Kadai nên được hiểu là sự tương đồng giữa các dân tộc từng nói chung một ngôn ngữ Austroasiatic trong vùng nam Đông Á và miền Bắc Việt Nam.


Thứ hai, các nghiên cứu được công bố mới đây cho thấy những kết quả ngược lại: gen người Việt (Kinh) chiếm đa số trong các dân tộc Tai-Kadai và Austroasiatic trong vùng Đông Nam Á lục địa (Kutanan et al., 2021; (hình 3,4).
Các nghiên cứu này không nhất thiết khẳng định các dân tộc này có nguồn gốc từ người Việt, nhưng nó cũng đã cho thấy sự chồng lấn về mặt di truyền, do những nguồn gốc gần gũi trong quá khứ của các dân tộc. Vậy nên, việc sử dụng một admixture để khẳng định về nguồn gốc của một dân tộc, một nền văn hóa là rất chủ quan.
References:
Brunelli, A., Kampuansai, J., Seielstad, M., Lomthaisong, K., Kangwanpong, D., Ghirotto, S., & Kutanan, W. (2017). Y chromosomal evidence on the origin of northern Thai people. PLOS ONE, 12(7), e0181935. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0181935
Changmai, P., Jaisamut, K., Kampuansai, J., Kutanan, W., Altınışık, N., Flegontova, O., Inta, A., Yüncü, E., Boonthai, W., Pamjav, H., Reich, D. and Flegontov, P., 2022. Indian genetic heritage in Southeast Asian populations. PLOS Genetics, 18(2), p.e1010036.
Huang, X., Xia, Z., Bin, X., He, G., Guo, J., Adnan, A., Yin, L., Huang, Y., Zhao, J., Yang, Y., Ma, F., Li, Y., Hu, R., Yang, T., Wei, L. and Wang, C., 2022. Genomic Insights Into the Demographic History of the Southern Chinese. Frontiers in Ecology and Evolution, 10.
Kutanan, W., Liu, D., Kampuansai, J., Srikummool, M., Srithawong, S., Shoocongdej, R., Sangkhano, S., Ruangchai, S., Pittayaporn, P., Arias, L. and Stoneking, M., 2021. Reconstructing the Human Genetic History of Mainland Southeast Asia: Insights from Genome-Wide Data from Thailand and Laos. Molecular Biology and Evolution, 38(8), pp.3459-3477.
Li, H., Wen, B., Chen, S., Su, B., Pramoonjago, P., Liu, Y., Pan, S., Qin, Z., Liu, W., Cheng, X., Yang, N., Li, X., Tran, D., Lu, D., Hsu, M., Deka, R., Marzuki, S., Tan, C. and Jin, L., 2008. Paternal genetic affinity between western Austronesians and Daic populations. BMC Evolutionary Biology, 8(1), p.146.
Sagart, L. (2008). The expansion of Setaria farmers in East Asia: A linguistic and archaeological model. Past Human Migrations in East Asia: Matching Archaeology, Linguistics and Genetics, 133–157.
Trong thời gian gần đây rất nóng vấn đề một số người tuyên truyền những thông tin về các địa danh thời Bắc thuộc (Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Mê Linh…) là ở Lĩnh Nam, nhìn bề ngoài, không ít người sẽ bị nhầm lẫn rằng họ có ý tốt, vì họ đang muốn chứng minh rằng không có thời Bắc thuộc, từ đó cho rằng sử Hán ngụy tạo để chiếm đất, nhưng vấn đề không đơn giản như vậy.

Nếu mọi người để ý sẽ thấy một chuỗi suy luận liên quan tới vấn đề đưa các địa danh thời Bắc thuộc lên Lĩnh Nam: từ cơ sở xóa bỏ lịch sử thời Bắc thuộc, nó sẽ được suy ra trước đó là sự tồn tại của nước Lâm Ấp ở miền Bắc Việt Nam. Cũng từ đó, toàn bộ lịch sử thời tiền Bắc thuộc của người Việt bị xóa bỏ. Thực tế những người tuyên truyền thông tin này cũng đưa tới kết luận về quốc gia Lâm Ấp trong vùng miền Bắc Việt Nam, cho rằng vua Hùng là Phạm Hùng của Lâm Ấp.

Tất cả những hành động như thế này, phần lớn đều có những chủ đích rõ ràng ẩn đằng sau, bề ngoài được bọc một lớp ngụy trang để nhiều người lầm tưởng rằng họ có ý tốt, nhưng bản chất ẩn đằng sau không phải ai cũng thấy được.
Đây là một xu hướng rất nguy hiểm trong nghiên cứu về lịch sử dân tộc, nếu không cẩn thận, toàn bộ lịch sử Việt Nam sẽ bị xóa bỏ bằng những luận điệu tuyên truyền này, khiến người Việt không còn biết mình là ai, mình từ đâu tới.
Vậy nên rất mong rằng mọi người sẽ tỉnh táo hơn trước những xu hướng này, thực sự chúng không đơn giản như những gì chúng ta suy nghĩ.
Page đã có một số bài viết phản biện những lập luận này, bạn đọc có thể tìm hiểu ở các bài dưới.
https://luocsutocviet.com/2021/05/03/527-khao-sat-mot-so-van-de-dia-ly-thoi-bac-thuoc/
Trên chiếc trống đồng Miếu Môn có những hoa văn rất đặc biệt!
Đó là hình ảnh những thủ lĩnh đội mũ lông chim, tất cả những nhân vật này đều có chim Tiên bay trên đầu (là một loài chim có nguồn gốc thần thoại của văn hóa Đông Á cổ, được kế thừa ở văn hóa Đông Sơn, loài chim này sau này được gọi là Phượng Hoàng bởi người Trung Quốc).

Hình ảnh này gợi những cảm giác khá đặc biệt, bởi chim Tiên vốn đại diện cho Mẹ Âu Cơ trong nguồn gốc Hồng Bàng của dân tộc Việt (ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên). Phải chăng, với các hoa văn này, Tổ Tiên chúng ta đang gửi gắm sự nhắc nhở về nguồn gốc Tiên (trong ý thức Tiên – Rồng), nhắc nhở tất cả người Việt đều là con của Mẹ Âu Cơ, cùng sinh từ một bọc trứng? Hình ảnh này cũng có thể hiểu theo hướng, rằng Tổ Tiên luôn luôn theo dõi và phù trợ người Việt.
Tuy ý nghĩa hình ảnh này hầu như chỉ có thể phỏng đoán, nhưng với giá trị của chim Tiên, một loài chim tối quan trọng trong tâm thức của người Việt và người Đông Á cổ đại, tiền thân của văn hóa Việt, thì chắc chắn, nó đã được gửi gắm trong đó những thông điệp quan trọng về nguồn gốc và lòng tự hào dân tộc.
Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về chim Tiên, Rồng và hoa văn trống đồng Đông Sơn trong các bài khảo cứu:
https://luocsutocviet.com/2021/05/28/535-di-tim-mot-nua-tien-rong-nguon-goc-chim-tien/
https://luocsutocviet.com/2021/06/15/538-hinh-tuong-rong-trong-van-hoa-co-a-dong/
https://luocsutocviet.com/2021/12/12/580-khao-cuu-ve-trong-dong-va-hoa-van-trong-dong-dong-son/
Nguồn hoa văn: Nguyễn Văn Huyên, Vinh Hoàng (1975). Những trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam. Hà Nội.
Một số người tỏ ý khinh miệt văn hóa Đông Sơn, cho rằng đây là một văn hóa nguyên thủy, du canh du cư, là những bộ tộc không có nhà nước, không có văn minh, nhưng không một bộ tộc dã man nào như vậy có thể tạo ra một nền văn hóa có sức ảnh hưởng rộng lớn tới cả nửa Đông Á như văn hóa Đông Sơn. [1]
[1] https://luocsutocviet.com/2021/07/03/543-nguon-goc-va-su-anh-huong-cua-van-minh-dong-son/
Và cũng từ một trống Đông Sơn truyền thống, các dân tộc đã phát triển thành 4 loại hình trống khác nhau (4 trống phía sau của hình dưới), vô số các dân tộc trong vùng phía Nam Trung Quốc, Đông Nam Á lục địa và hải đảo ngày nay vẫn tiếp tục sử dụng. Thậm chí trống đồng hậu duệ của Đông Sơn còn được sử dụng bởi cả người Hán Hoa Bắc, người Mông Cổ. [2]

[2] http://baotang.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2015-3-30/TRONG-DONG-VIET-NAM5keow4.aspx
Sự hiện diện của văn hóa Đông Sơn thời cổ đại và hiện đại đã cho thấy văn hóa Đông Sơn hoàn toàn không phải là một nền văn hóa tầm thường như nhiều người vẫn mặc định.
Văn hóa Đông Sơn từng là nền tảng chính của văn hóa Đông Nam Á trước khi văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ tràn tới, nhưng sự xuất hiện của các nền văn hóa này không làm văn hóa Đông Sơn biến mất, mà các dân tộc vẫn rất xem trọng trống đồng, hiện vật quan trọng nhất của văn hóa Đông Sơn, giữ gìn và sử dụng cho tới tới ngày nay.
Đáng buồn là hậu duệ chúng ta ngày nay lại dường như không biết tới những ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn, không dám nhận những gì thuộc về mình. Nhưng, Tổ Tiên chúng ta không hề tầm thường như những gì chúng ta vẫn nghĩ.
Trên không gian mạng trong thời gian gần đây, có một bộ phận những kẻ cực đoan đã đề ra khái niệm gọi là “Bách Việt thượng đẳng”, theo đó những kẻ này chụp mũ tất cả những gì liên quan tới nguồn gốc người Việt vào cái mũ này, từ Hùng Vương, Văn Lang, Xích Quỷ, Hồng Bàng tới việc đề cao nguồn gốc Bách Việt của người Việt, hễ cứ nhắc tới những vấn đề này là bị cái mũ này chụp lên.
Sự quy chụp này đã ảnh hưởng tới rất nhiều người, khiến họ hiểu lầm về nguồn gốc của người Việt, cho rằng người Việt không liên quan gì tới Bách Việt, cũng từ đó phủ nhận luôn về nguồn gốc Hùng Vương, Văn Lang, Xích Quỷ, Hồng Bàng của người Việt.
Sự chụp mũ này đi cùng với hiện tượng có một bộ phận phản ứng rất mạnh mỗi khi Bách Việt được nhắc tới, họ cho rằng người Việt đang nhận vơ, cho rằng người Việt không liên quan gì tới Bách Việt, từ góc nhìn của người Việt, phải chăng họ đang phản ứng, vì nói tới Bách Việt là động chạm tới lãnh thổ hiện tại của Trung Quốc? Nó cũng tương tự như việc phản ứng về quốc gia Văn Lang hay việc Quang Trung có ý định đòi lại Lưỡng Quảng, tất cả đều bị phản ứng một cách cực đoan và bị phủ nhận tuyệt đối.
Phong trào phủ nhận này, cùng với các bài viết có xu hướng lật sử, đã lan khá rộng trong thời gian gần đây, ảnh hưởng tới nhận thức của không ít người Việt.
Bách Việt là một sự thật lịch sử, tiền nhân của người Việt luôn luôn nói rằng Bách Việt có chung một nguồn gốc, ví dụ như trong truyện họ Hồng Bàng trong sách Lĩnh Nam chích quái chép: “Bách Nam là thủy tổ của Bách Việt vậy.”
Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “[Lạc Long Quân] Tên húy là Sùng Lãm, con của Kinh Dương Vương. Vua lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh trăm trứng), là tổ của Bách Việt.”
Sách Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi chép: “Vua đầu tiên là Kinh Dương Vương, sinh ra có đức của bậc thánh nhân, được phong sang Việt Nam, làm tổ Bách Việt. “
Các sách sử Trung Quốc cũng chép rõ về người Bách Việt với địa bàn phân bố từ vùng Giang Nam về tới Việt Nam, đều là một chủng người, cùng một nền văn hóa.
Sách Hán thư, Địa lý chí chép: “粵地牽牛、婺女之分壄也。今之蒼梧、鬱林、合浦、交阯、九真、南海、日南皆粵分也。其君禹後帝少康之庶子云封於會稽臣瓚曰「自交阯至會稽七八千里百越雜處各有種姓不得盡云少康之後也。” – “Đất Việt ở phân dã của chòm sao Khiên Ngưu, Vụ Nữ. Các quận Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nam Hải, Nhật Nam ngày nay đều là phân dã của đất Việt. Có quân trưởng của đất ấy là dòng dõi của vua Vũ, đấy là con thứ của vua Thiếu Khang được phong ở núi Cối Kê, Thần Toản nói: “Từ quận Giao Chỉ đến quận Cối Kê dài bảy, tám ngàn dặm có các nhóm người Bách Việt ở lẫn, đều có nhánh họ, không nên nói đều là dòng dõi của vua Thiếu Khang.”
Sách Thông Điển của Đỗ Hữu 杜佑 thời Đường (801), phần Châu quận chép: “自嶺而南,當唐、虞、三代為蠻夷之國,是百越之地” – “Từ dải núi Ngũ Lĩnh về phía nam, vào thời Đường – Ngu, Tam đại là nước của người Man Di, là đất của người Bách Việt .”
Sử ký, Hóa thực liệt truyện, Tư Mã Thiên viết: “九疑、蒼梧以南至儋耳者,與江南大同俗,而楊越多焉。- ”Từ Cửu Nghi, Thương Ngô về phía nam tới Đam Nhĩ, phong tục đại để giống vùng Giang Nam, mà đa số là dân Dương Việt”.
Các bằng chứng đã cho thấy, người Bách Việt có chung một nguồn gốc, có chung văn hóa, được chép cả trong lịch sử Trung Quốc lẫn những ghi chép của người Việt. Đó là một sự thật lịch sử không thể phủ nhận, người Việt có chung nguồn gốc với người Bách Việt, đây là một cộng đồng chung thống nhất dưới một quốc gia chung, kể cả lịch sử Việt Nam và lịch sử Trung Quốc đều công nhận sự tồn tại của một quốc gia như vậy.
Sự thống nhất cũng được thể hiện trên hầu hết các khía cạnh: từ di truyền [1], khảo cổ [2], văn hóa – lịch sử [3], và nhiều cơ sở khác [4], những cơ sở cũng cho thấy sự tồn tại của một quốc gia chung của người Việt [5]. Nhìn chung, thì bằng chứng chứng minh về sự liên hệ, thống nhất về mặt di truyền, văn hóa rất vững chắc, khẳng định về một nguồn gốc chung, về một cộng đồng chung của tộc Việt.
Vì vậy, những người phủ nhận tuyệt đối về Bách Việt, có những mục đích không tốt đằng sau, họ có những chủ tính rõ ràng nhằm khiến người Việt hiểu nhầm và phủ nhận về nguồn gốc của dân tộc mình, che lấp đi những sự thật lịch sử của người Việt có liên quan tới phần đất nay đã thuộc về Trung Quốc.
Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về Bách Việt hay cộng đồng tộc Việt trong các bài khảo cứu sau:
[1] https://luocsutocviet.com/2021/10/12/556-phan-tich-ve-di-truyen-cua-cong-dong-toc-viet/
[2] https://luocsutocviet.com/2020/05/25/494-tuong-quan-co-vat-thoi-ky-do-dong-trong-vung-dong-a/
[3] https://luocsutocviet.com/2021/10/21/565-lich-su-hinh-thanh-va-tan-ra-cua-cong-dong-toc-viet/
[4] https://luocsutocviet.com/2020/02/24/478-bach-viet-va-co-so-thong-nhat-cua-cong-dong-bach-viet/
[5] https://luocsutocviet.com/2021/12/25/586-co-so-di-truyen-khao-co-va-lich-su-ve-quoc-gia-van-lang/

Minh họa: Rìu cân xòe các vùng tộc Việt theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới: Việt Nam, Chiết Giang, Quảng Tây, Quảng Đông, Hồ Bắc, Hồ Nam.
Mọi người có vẻ như vẫn hiểu nhầm về khái niệm ngôn ngữ / người Nam Á mà page vẫn thường dùng.
Nam Á là khái niệm dịch sang tiếng Việt cho hai cụm từ khác biệt: Austro-Asiatic (hoặc Austroasiatic) và South Asia.
Austro-Asiatic (Austro: phía Nam trong tiếng Hy Lạp, Asiatic là châu Á, Austro-Asiatic hay Austroasiatic là phía Nam của châu Á) là khái niệm được sử dụng để chỉ hệ ngôn ngữ có họ hàng với nhau trong vùng Đông Nam Á, Trung Quốc và cả Ấn Độ, đây là một trong những hệ ngôn ngữ lớn nhất ở châu Á. Ngữ hệ này có nguồn gốc từ vùng đồng bằng sông Dương Tử, di cư về phía Nam khoảng 4000 năm trước, ngữ hệ này còn di cư sang vùng Ấn Độ (bởi những người đàn ông) và hòa huyết với phụ nữ bản địa.
South Asia là một khái niệm chỉ địa lý, tức là các quốc gia thuộc vùng tiểu lục địa Ấn Độ, bao gồm các quốc gia: Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, India, Maldives, Nepal, Pakistan, và Sri Lanka.
Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hệ ngôn ngữ Nam Á hay Austroasiatic là ngôn ngữ gốc của người Việt, từ vựng cơ bản, hình thái học của tiếng Việt tương đồng với các hệ ngôn ngữ Austroasiatic khác, nên mới được xếp vào hệ ngôn ngữ này. Khi nói người Nam Á page ám chỉ tới hệ ngôn ngữ Austroasiatic, là ngôn ngữ gốc của người Việt.
Tiếng Việt có nguồn gốc từ ngôn ngữ Austroasiatic, vấn đề này đã được cả các nhà nghiên cứu quốc tế lẫn Việt Nam đồng thuận và thực hiện rất sâu các nghiên cứu về tiếng Việt và hệ ngôn ngữ này. Ngôn ngữ Austroasiatic không phải có nguồn gốc từ vùng Nam Á như không ít người vẫn nghĩ.

Minh họa: 1. Bản đồ hệ ngôn ngữ Nam Á, nguồn: Gerard Diffloth.
Cuốn sách được xuất bản năm 2007: “ABC Etymological Dictionary of Old Chinese” (Từ điển từ nguyên tiếng Trung cổ) của Axel Schuessler có những thông tin rất quan trọng về nguồn gốc của tiếng Trung Quốc, và những ảnh hưởng của ngôn ngữ Nam Á đối với tiếng Trung, nhưng lại rất ít thấy được đề cập trong các nghiên cứu. Dưới đây là một số thông tin được trích từ cuốn sách này.
“Ngôn ngữ từ ít nhất hai nhánh hoặc lớp ngôn ngữ Austroasiatic đã cống hiến cho tiền sử và có thể là lịch sử sớm của tiếng Trung Quốc: một ngôn ngữ Việt-Mường sớm giống như tiếng Việt (có thể được gọi là “Việt-Yue”) và một ngôn ngữ (hoặc nhiều ngôn ngữ ở vùng đồng bằng sông Hoàng Hà) cho thấy mối quan hệ với tiếng Khmer hiện đại và nhánh Khmu của Mon-Khmer, cũng có thể liên quan tới cả Mon.” (Schuessler, 2007, p. 4)
“Các ngôn ngữ Austroasiatic, hay đúng hơn là Mon-Khmer, đã đóng góp vào sự phát triển ngôn ngữ Proto-Chinese bằng cách cung cấp một nền tảng từ vựng và cùng với đó là các mảnh hình thái Mon-Khmer.” (Schuessler, 2007, p. 22)
Sách cũng đã dẫn thêm một số nghiên cứu về sự hiện diện của ngôn ngữ Austroasiatic trong vùng Sơn Đông – Chiết Giang.
Người Di 夷 cổ đại, sống ở phía đông từ bán đảo Sơn Đông về phía nam đến Dương Tử, có lẽ là người Austroasiatic (Pulleyblank, 1983). Người Việt 越 cổ đại ở Chiết Giang chắc chắn là người Austroasiatic; địa danh Lang Da 琅邪 ở Sơn Đông là trung tâm văn hóa truyền thống của họ (Eberhard, 1968, p. 414).
Dưới những năm 645 trước Công nguyên, Tả Truyện trích dẫn một dòng từ Kinh Dịch nổi tiếng nơi chúng ta tìm thấy từ Austroasiatic cho ‘máu’, huang 衁 hmaŋ (PAA *mham hoặc tương tự) được thay thế cho từ Sino-Tibetan thông thường xue 血 (Mei, 1980). Các cuộc thảo luận về bối cảnh mà dòng này được trích dẫn đều được hiểu có bối cảnh diễn ra ở phía bắc sông Hoàng Hà ở Sơn Tây ngày nay. Huāng không thể là một sự đổi mới tự thân của tiếng Trung Quốc, đúng hơn nó phải là dấu tích của sự tồn tại từ một ngôn ngữ nền trước đó đã được thay thế bằng lớp Sino-Tibetan, tức là ‘tiếng Trung’ như chúng ta biết. Khi đi sâu tìm hiểu về từ nguyên của tiếng Trung cổ và Tibetan / Sino-Tibetan, người ta thường có vẻ như chạm phải nền Austroasiatic, nghĩa là, gốc của các từ đó được chia sẻ với ngôn ngữ Austroasiatic. (Schuessler, 2007, p. 4)
Những thông tin này thực sự rất quan trọng, cho thấy được vị trí của ngôn ngữ Nam Á trong lịch sử cổ đại, ngôn ngữ Nam Á là chủ thể vùng Chiết Giang, Sơn Đông, thậm chí, ngôn ngữ Nam Á còn từng hiện diện ở cả vùng đồng bằng sông Hoàng Hà với dấu tích ngôn ngữ ở Sơn Tây như sách đã nói. Sách cũng cho thấy một lượng khá lớn từ tiếng Trung có nguồn gốc từ ngôn ngữ Nam Á, và cũng xác định những ảnh hưởng về hình thái học của ngôn ngữ Nam Á với tiếng Trung.
Vì ngôn ngữ Nam Á gần như đã biến mất khỏi vùng phía Nam Dương Tử, chỉ còn một số dân tộc nhỏ sót lại trong vùng này, nên các nghiên cứu di truyền dường như đều gạt ngôn ngữ này ra khỏi cộng đồng vùng phía nam sông Dương Tử, nhưng những bằng chứng ngôn ngữ lại cho thấy họ mới chính là chủ thể của văn hóa trong vùng Dương Tử, có thể ví dụ như từ Giang 江 trong tên sông Trường Giang 長江 có nguồn gốc từ sông/krong/krung… trong ngôn ngữ Nam Á, không chỉ mình sông Dương Tử, mà phần lớn các con sông vùng phía nam Đông Á đều có chứa chữ 江 [1], cho thấy sự hiện diện từng là rộng khắp của hệ ngôn ngữ này.
Như bài viết trước ad đã chia sẻ với bạn đọc, phần lớn các dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Tai-Kadai có tỉ lệ haplogroup O2a, một gen đặc trưng của Nam Á, chiếm đa số, ngược lại với hiện trạng một số dân tộc có O1a (đặc trưng Austronesian) chiếm đa số, điều này cho thấy nhiều khả năng các dân tộc Tai-Kadai là các dân tộc thuộc ngôn ngữ Nam Á đã bị đồng hóa. Giả thuyết này sẽ giải thích được sự biến mất khó hiểu của ngôn ngữ Nam Á trong vùng phía Nam Dương Tử, khi sự hiện diện của họ trước đó là rất rộng.
[1] Có thể ví dụ như các con sông: Thanh Giang 清江 (Hồ Bắc), Kỳ Giang 綦江 (Trùng Khánh), Ô Giang 乌江 (Quý Châu), Đà Giang 沱江 (Tứ Xuyên), Hoàng Phố Giang 黃浦江 (Thượng Hải), Âu Giang 瓯江 (Chiết Giang), Thanh Dặc Giang 青弋江 (An Huy), Cám Giang 赣江 (Giang Tây), Hàn Giang 韩江 (Quảng Đông), Châu Giang 珠江 (Quảng Đông, Quảng Tây), Nguyên Giang 元江 (sông Hồng) (Vân Nam).
Bạn đọc có thể tải sách được giới thiệu trên ở đây:
https://drive.google.com/file/d/1dVUzSKBnpp_Q5r2aEj6Yid0JJpAJVN_l/view?usp=sharing